Các giai đoạn của ung thư tuyến tiền liệt và cách nhận biết
Ung thư tuyến tiền liệt là một dạng ung thư khá nguy hiểm, nó có thể biến chứng lây lan sang các cơ quan khác. Bài viết sẽ thông tin đến cho bạn đọc về các giai đoạn của ung thư tuyến tiền liệt và cách nhận biết.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư tuyến tiền liệt
- Tiểu tiện khó khăn: Người bệnh cảm thấy buồn tiểu nhưng không thể đi tiểu được, xuất hiện khối u nhỏ ở tuyến tiền liệt gây trở ngại cho quá trình đi tiểu và xuất tinh.
- Đau khi đi tiểu: Khối u chèn ép lên niệu đạo gây ra cảm giác đau đớn khi đi tiểu.
- Xuất hiện máu có bên trong nước tiểu: Trong máu có xuất hiện vệt máu hồng nhạt.
- Khó duy trì cương cứng: Khối u tuyền tiền liệt ngăn chặn lượng máu đến dương vật khiến chúng khó duy trì sự cương cứng
- Đau lưng, hông, đùi: Đây là triệu chứng phổ biến ở những người mắc phải bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
- Các dấu hiệu khác: Tiểu rắt, tiểu đêm nhiều lần, tinh dịch có lẫn máu,… đây cũng là triệu chứng của căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Tất cả các dấu hiệu của căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở trên cũng có thể là triệu chứng của một số căn bệnh khác có liên quan.
Xem thêm: Có cần điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt không?
Các giai đoạn phát triển của ung thư tuyến tiền liệt
Thông thường, bệnh ung thư tuyến tiền liệt thành 4 giai đoạn khác nhau tùy thuộc và mức độ tiến triển, di căn của bệnh.
1. Ung thư tuyến tiền liệt gia đoạn I
Ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn I vừa mới phát triển, còn diễn tiến khá chậm. Các tế bào ung thư thường tập trung ở một phần của tuyến và giống với tế bào bình thường. Việc phát hiện bệnh ung thư tuyến tiền liệt sớm ở giai đoạn đầu giúp khả năng điều trị khỏi bệnh rất cao, kéo dài thời gian sống lâu hơn.
– Cách điều trị:
- Bệnh nhân cao tuổi hoặc có vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng sẽ được theo dõi và không điều trị bằng phương pháp can thiệp.
- Những người có yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh thì có thể tiến hành xạ trị hoặc cắt bỏ tuyến tiền liệt.
2. Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn II
Khi ung thư tuyến tiền liệt phát triển sang giai đoạn II, các tế bào ung thư bắt đầu phát triển manh, các khối u được phát hiện bên trong tuyến tiền liệt, nồng độ PSA trong máu chỉ ở mức trung bình hoặc vẫn rất thấp. Thông thường, sẽ có các triệu chứng:
- Rối loạn tiểu tiện
- Tiểu rắt
- Tiểu đêm
- ..
– Cách điều trị:
Các biện pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn II thường là xạ trị, phẫu thuật kết hợp với sử dụng thuốc uống theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa.
Tham khảo thêm:Chữa phì đại tuyến tiền liệt bằng thuốc nam – Hiệu quả nhanh chóng
3. Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn III
Khi ung thư tuyến tiền liệt chuyển biến sang giai đoạn III, các tế bào ung thư sẽ bắt đầu lộ rõ và có khả năng di căn ra bên ngoài tuyến tiền liệt như túi tinh. Nồng độ PSA trong máu người bệnh lúc này đã rất cao.
– Cách điều trị:
Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn III, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân xạ trị bắt buộc, phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt kết hợp với liệu pháp hormone.
4. Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn IV
Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn IV nghĩa là bệnh đã bước sang giai đoạn cuối. Các khối u bên trong tuyến tiền liệt có khả năng xâm lấn và di căn rộng vào các cơ quan khác. Người bệnh sẽ có các triệu chứng:
- Khó khăn và đau khi đi tiểu
- Đau xương, xương dễ gãy
- Khó thở
- Yếu liệt chi dưới
- …
– Cách điều trị
Tỷ lệ các bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối được điều trị khỏi là rất thấp, hầu hết là không có khả năng điều trị. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng các phương pháp như giai đoạn III:
- Liệu pháp hormone
- Xạ trị
- Cắt bỏ tuyến liền liệt khi chưa di căn
- Phẫu thuật TURP giảm chảy máu và tắc nghẽn tiết niệu
- Phương pháp điều trị hạn chế di căn vào xương
- Kết hợp sử dụng các biện pháp giảm đau
Gợi ý: Các phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm viêm tuyến tiền liệt
Biện pháp phòng chống ung thư tuyến tiền liệt
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.
- Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có hại.
- Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, luôn giữ tinh thần lạc quan thoải mái.
- Tránh ngồi quá lâu.
- Thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường.
Ung thư tuyến tiền liệt là căn bệnh phát triển khá chậm nhưng lại rất nguy hiểm. Nó có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm. Vì vậy, nam giới cần chú ý đến sức khỏe của bản thân, khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường nào hãy đến gặp bác sĩ thăm khám để phát hiện điều trị bệnh sớm.
Có thể bạn quan tâm:
- Ung thư tuyến tiền liệt: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- Thông tin cần biết về ung thư tuyến tiền liệt di căn xương
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!