Tuyến tiền liệt là gì? Cấu tạo, chức năng & bệnh thường gặp
Tuyến tiền liệt có chức năng chính trong việc sản xuất tinh dịch. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo, chức năng và các bệnh thường gặp liên quan đến tuyến tiền liệt.
Tuyến tiền liệt là gì?
Tuyến tiền liệt nằm ở đâu?
Nó nằm ngay dưới cổ bàng quang, bao quanh đoạn đầu của niệu đạo và phía trước vùng xương mu.
Cơ quan này có cấu tạo bao gồm 70% mô tuyến và 30% lớp đệm mô sợi cơ. Lớp đệm được nối liền với vỏ bao gồm các sợi collagen nhiều sợi cơ trơn, nó bao quanh tuyến tiền liệt và co bóp trong lúc phóng tinh. Tuyến tiền liệt sẽ có sự thay đổi theo quá trình phát triển của nam giới:
- Lúc mới sinh, kích thước tuyến tiền liệt chỉ bằng hạt đậu
- Thời niên thiếu tuyến tiền liệt lớn dần lên và mềm, nhưng sau đó nó bắt đầu lớn lên nhanh chóng.
- Sau 20 tuổi, tuyến tiền liệt sẽ ổn định kích cỡ và hình dạng thông thường.
- Ở tuổi trưởng thành tuyến tiền liệt thường rộng 4cm, cao 3cm và dầy khoảng 2,5 cm, có khối lượng khoảng 15- 20g.
Tuyến tiền liệt thường giữ nguyên kích thước cho đến độ tuổi khoảng 50 và bắt đầu to lên ở những năm sau đó.
Xem thêm: Khám tuyến tiền liệt: Quy trình, địa chỉ uy tín và chi phí
Cấu tạo của tuyến tiền liệt
Tiền liệt tuyến được bao bọc bởi một bao gồm hai lớp: lớp trong là bao thực sự, còn lớp ngoài tạo nên do sự dày lên của lá tạng mạc chậu, giữa hai lá là đám rối tĩnh mạch tiền liệt tuyến. Tuyến tiền liệt gồm có 4 mặt:
- Mặt trước liên quan với khoang sau xương mu
- Mặt sau liên quan với trực tràng
- Hai mặt bên liên quan với cơ nâng hậu môn
Lớp vỏ bao quanh tuyến tiền liệt gồm các chất: collagen, elastin , và nhiều sợi cơ trơn.
- Vỏ ở mặt trước và bên dày trung bình 0,5 mm.
- Tuyến tiền liệt bình thường có thể thấy các cơ vòng vân mà không có lớp mô đệm hay lớp vỏ.
- Đáy của tuyến tiền liệt, các sợi dọc detrusor hòa lẫn và bện với lớp mô sợi cơ của lớp vỏ.
Tuyến tiền liệt có hình dạng giống như hình nón đáy ở trên, có kích thước tầm nặng chừng 15 – 20g, rộng 4cm, cao 3cm, dày 2,5cm. Và được chia thành 3 thùy là thuỳ phải và thuỳ trái cùng và thùy giữa nằm sau niệu đạo với hình dạng ngón tay. Hiện nay, quan niệm mới chia tiền liệt tuyến làm 5 vùng: vùng ngoại biên, vùng trung biên, vùng cơ sợi, vùng quanh niệu đạo và vùng chuyển tiếp.
Chức năng của tuyến tiền liệt
- Tiết và dự trữ dịch: Tiền liệt tuyến phối hợp cùng với những tuyến phụ khác như túi tinh và tuyến Cowper để sản xuất ra phần lớn dịch trong tinh dịch. Dịch từ các tuyến này sẽ trộn lẫn với tinh trùng và giúp cho tinh trùng di chuyển dễ dàng.
- Co bóp và kiểm soát nước tiểu: Tuyến tiền liệt giúp ngăn cản sự chảy ngược về phía bàng quang trong quá trình phóng tinh, bằng cách đóng cơ thắt trong lại, ngăn nước tiểu và tinh dịch đi ra ngoài cơ thể qua niệu đạo cùng lúc.
Tuyến tiền liệt là bộ phận nhạy cảm đối với nam giới, dọc theo thân của tuyến tiền liệt có các chuỗi mạch – thần kinh. Vì vậy, nó có tác dụng kích thích giúp nam giới đạt được khoái cảm.
Gợi ý: Người bị viêm tuyến tiền liệt nên ăn gì, kiêng gì mau hồi phục?
Các bệnh thường gặp về tuyến tiền liệt
Bệnh viêm tuyến tiền liệt
Viêm tuyến tiền liệt là căn bệnh viêm nhiễm tại tuyến tiền liệt có thể xảy ra ở mọi đối tượng nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do lây nhiễm qua đường sinh dục và tiết niệu. Biểu hiện:
- Đi tiểu nhiều lần
- Tiểu gấp
- Tiểu đau
- Sốt
- …
Khi mắc phải bệnh viêm tuyến tiền liệt chúng ta có thể áp dụng một số phương pháp hỗ trợ điều trị sau:
- Tập những bài tập thư giãn để có thể cải thiện những triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt
- Nằm duỗi thẳng và thư giãn cơ mu dưới, đôi khi thêm một chút ấm để làm cho cơ mềm hơn
- Ngâm nửa dưới của cơ thể vào nước nóng, sẽ làm giảm đau và thư giãn cơ bụng dưới.
- Xoa tuyến tiền liệt
Bệnh phì đại tuyến tiền liệt
Đây là tình trạng tuyến tiền liệt phì đại quá mức, chèn ép vào niệu đạo và đẩy lệch niệu đạo khiến bàng quang bị giãn ra và không thải hết nước tiểu ra ngoài được. Các triệu chứng thường gặp như:
- Tiểu ngập ngừng
- Tiểu nhiều lần
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu
- Tiểu khó
Để phòng tránh , nam giới cần phải chú ý một số điều sau:
- Tiểu tiện nhiều
- Uống nhiều nước
- Thư giãn, giảm stress
- Quan hệ tình dục điều độ, hài hoà
- Tắm nước ấm
- Mát xa dương vật
Tham khảo thêm: Viêm tuyến tiền liệt có gây vô sinh không? Cách phòng tránh?
Bệnh ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt là căn bệnh di căn rất nhanh và dễ gây tử vong. Bệnh sẽ gây ra các triệu chứng sau:
- Đau đớn và khó khăn khi đi tiểu
- Khó khăn trong quan hệ tình dục
- Rối loạn dương cương
- Một số triệu chứng khác có thể phát triển khi bệnh chuyển biến nặng
Để giảm nguy cơ mắc, nam giới cần phải chú ý những điều sau:
- Duy trì chế độ ăn ít chất béo, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả.
- Kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm bệnh.
- Tránh tiếp xúc với các chất hóa học.
- Không dùng các thuốc hormone bừa bãi.
Nếu nam giới có những biểu hiện bất thường ở đường tiểu nói chung và tuyến tiền liệt nói riêng, thì nên nhanh chóng đi khám, phát hiện bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời. Nam giới trung niên nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những bất thường giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân
Có thể bạn quan tâm:
- Cương dương là gì? Cơ chế và tác dụng việc cương dương
- Tinh trùng yếu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!