Đau bụng táo bón – Cách giảm đau, đi cầu nhanh

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Đau bụng táo bón là một nỗi ám ảnh với nhiều người. Lúc này bụng thường xuyên ấm ách khó chịu, muốn đi ngoài lại không thể đi được, thức ăn, chất cặn thừa dồn nén gây đầy và căng tức ở vùng bụng. 

Đau bụng táo bón là gì?

Đau bụng do táo bón là một triệu chứng thường gặp khi việc di chuyển chất thải qua hệ tiêu hóa bị chậm lại hoặc khó khăn, dẫn đến áp lực và căng thẳng trong bụng. Điều này có thể gây ra cảm giác đau quặn, khó chịu và đôi khi là cảm giác nặng nề hoặc căng tức ở vùng bụng.

Đau bụng táo bón
Đau bụng táo bón là tình trạng thường gặp với cảm giác ấm ách, bụng quặn trướng khó chịu

Ở những người bị táo bón kéo dài, phân tích tụ lại có thể gây áp lực lên thành ruột, dẫn đến cảm giác đau. Đau bụng do táo bón có thể xuất hiện dưới dạng cơn đau nhẹ tạm thời hoặc đau kéo dài và nghiêm trọng hơn. Điều này còn tùy thuộc vào mức độ và thời gian kéo dài của tình trạng táo bón.

Triệu chứng đau bụng do táo bón 

Táo bón là tình trạng đại tiện khó, khoảng cách giữa các lần đại tiện kéo dài hơn bình thường. Người bệnh thường đi đại tiện ít hơn 3 lần 1 tuần. Kèm theo đó là triệu chứng đau bụng và một số biểu hiện bất thường khác. Triệu chứng đau bụng do táo bón có những đặc điểm như sau:

  • Đau vùng bụng bên trái, phía dưới của vụng – vị trí của trực tràng
  • Đau bụng kèm cảm giác chướng bụng, đầy hơi
  • Đau rát hậu môn do ma sát mạnh với phân khi đi ngoài.
  • Sau khi đi đại tiện vẫn còn cảm giác muốn đi tiếp
  • Ở trẻ em, cơn đau bụng táo bón thường nghiêm trọng hơn, có thể nhầm với cơn đau do viêm ruột thừa hoặc tắc ruột.
  • Các triệu chứng khác có thể kể đến như buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, khó đi ngoài.

Đau bụng táo bón xảy ra thường do nhiều nguyên nhân từ chế độ ăn uống thiếu chất xơ, kiêng khem không hợp lý, sinh hoạt không điều độ. Hoặc đó cũng là dấu hiệu cảnh báo từ nhiều bệnh lý tiêu hóa như: Trĩ, dạ dày, đại tràng,… 

Khi bị đau bụng táo bón lâu ngày hoặc tái đi tái lại nhiều lần, người bệnh nên chú ý đi khám và tìm phương pháp điều trị sớm để nhanh khỏi bệnh.

Đau bụng táo bón uống thuốc gì?

Nếu tình trạng đau bụng táo bón kéo dài, bạn nên hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về các loại thuốc nhuận tràng để kích thích đi tiêu. Các thuốc nhuận tràng nhẹ thường có tác dụng sau 2 – 3 ngày. Trong khi đó, các loại thuốc kích thích thường có hiệu quả nhanh hơn nhưng thường kèm theo tác dụng phụ như co thắt ruột.

Tốt nhất là bạn nên dùng thuốc tác dụng chậm để đảm bảo an toàn hơn 1 chút. Khi dùng thuốc nên sử dụng theo chỉ dẫn, không vượt quá liều lượng cho phép, không dùng quá 2 tuần mỗi đợt.

thuốc trị đau bụng táo bón

 Một số thuốc nhuận tràng trị đau bụng táo bón được bác sĩ khuyên dùng bao gồm:

  • Thuốc Bisacodyl: Được bào chế dưới dạng viên nén, tan trong ruột, tác động trực tiếp lên cơ trơn ruột, kích thích hoạt động của nhu động ruột và giúp làm mềm phân. Người lớn dùng 1 – 2 viên/ngày, trẻ em (4 – 10 tuổi) dùng 1 viên/ngày. Chống chỉ định cho bệnh nhân đang bị mất nước, tắc ruột, phẫu thuật đau ruột thừa.
  • Thuốc Normacol: Được bào chế từ chất nhầy có nguồn gốc tự nhiên, được dùng cho người lớn và trẻ trên 6 tuổi. Có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu tự ý sử dụng như đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn, khó thở, co thắt dạ dày…
  • Thuốc Macrogol: Được bào chế dưới dạng dung dịch, chứa hoạt chất macrogol có tác dụng hút nước, tăng lượng nước ở ruột. Chỉ được dùng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi theo liều dùng và chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng thuốc tây trị đau bụng táo bón có tác dụng nhanh và khá thuận tiện trong quá trình dùng. Tuy nhiên, thuốc tân dược dễ gây tác dụng phụ khiến rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, chóng mặt. Đồng thời thuốc thường chỉ có hiệu quả nhất thời, bệnh dễ tái lại và có thể gây phụ thuộc thuốc.

Để đảm bảo an toàn, bệnh nhân bị đau bụng do táo bón nên thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào. Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp một số giải pháp tự nhiên để giảm đau và hỗ trợ đi cầu nhanh hơn.

Đừng bỏ quaTáo bón uống thuốc gì? 5 loại thuốc được bác sĩ khuyên dùng

Cách giảm đau bụng táo bón tại nhà

Có nhiều cách trị đau bụng táo bón và hỗ trợ giảm đau hiệu quả mà bạn có thể áp dụng như:

1. Chườm nóng giảm đau

Sức nóng giúp tăng cường lưu thông máu đến đường tiêu hóa, làm thư giãn các cơ và dây thần kinh ở bụng. Nhờ đó, việc chườm nóng sẽ giúp giảm đau, mang đến cho bạn cảm giác dễ chịu hơn, đồng thời kích thích hoạt động của nhu động ruột để phân được đào thải ra ngoài dễ dàng.

cách giảm đau bụng do táo bón bằng chườm nóng
Chườm nóng giúp giảm đau bụng do táo bón, kích thích máu lưu thông đến vùng bụng hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Dùng túi chườm nóng hoặc chai nước nóng đặt lên bụng 10 – 20 phút.
  • Tuyệt đối không đặt nguồn nhiệt trực tiếp lên da để ngăn ngừa tổn thương. Nếu thấy da đỏ, rát thì cần bỏ nguồn nhiệt ra ngay lập tức. 

2. Xoa bóp giảm đau bụng khi bị táo bón

Biện pháp này không chỉ giúp giảm đau bụng do táo bón gây ra mà còn thúc đẩy cảm giác buồn đại tiện. Do đó, mỗi buổi sáng thức dậy, bạn hãy xoa bóp bụng theo chiều kim đồng hồ cho vùng bụng nóng lên.

Trong quá trình massage, nhu động đại tràng sẽ được kích thích làm tăng cảm giác buồn đại tiện, giúp người bệnh mắc táo bón dễ dàng đi ngoài hơn.

Xem chi tiết: Cách xoa bụng chữa táo bón hiệu quả tức thì

3. Uống nhiều nước ấm

Khi xuất hiện cơn đau bụng táo bón, người bệnh nên uống nước ấm để xoa dịu cơn đau tạm thời. Mỗi ngày cố gắng duy trì thói quen uống đủ từ 2 – 2,5 lít nước để bổ sung chất lỏng, giúp phân được mềm mại và dễ di chuyển ra ngoài hơn.

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp bổ sung các loại nước ép trị táo bón từ rau củ quả. Chúng giúp ngăn ngừa và hỗ trợ đẩy lùi tình trạng táo bón một cách an toàn.

4. Uống trà cúc La Mã

Trà cúc La Mã có đặc tính kháng viêm, xoa dịu tình trạng kích ứng dạ dày và cải thiện các vấn đề đường ruột. Không chỉ vậy, loại trà này còn giúp làm giãn các cơ ở đường tiêu hóa trên, giảm đau bụng táo bón, vô cùng thích hợp với trường hợp táo bón nhẹ.

Trà cúc La Mã trị đau bụng khi bị táo bón
Trà cúc La Mã thích hợp với những trường hợp đau bụng táo bón nhẹ

Chỉ cần cho 1 túi trà cúc La Mã vào 240ml nước sôi, hãm trong 3 – 4 phút khi cơn đau bụng xuất hiện sẽ giúp giảm đau hiệu quả. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, nên uống trà cúc La Mã mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng táo bón biến mất.

Xem thêm: 10 cách trị táo bón tại nhà đơn giản – hiệu quả nhanh

Cách giúp đi cầu nhanh khi bị đau bụng táo bón

Táo bón chủ yếu xuất phát từ thói quen ăn uống. Nếu không biết cách xử lý phù hợp, cố dùng lực đẩy phân ra ngoài sẽ gây nguy cơ rách hậu môn, viêm loét vùng kín… Để giúp đi cầu nhanh, dễ dàng mà không tác động tiêu cực đến sức khỏe, người bệnh có thể áp dụng các phương phương sau:

1. Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ trong thực phẩm có vai trò xúc tiến quá trình tiêu hóa, hỗ trợ đẩy các chất thải ra ngoài cơ thể nhanh chóng hơn. Do đó, khi bị táo bón, người bệnh nên tăng cường ăn nhiều rau củ quả giàu chất xơ và vitamin để hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

Việc sử dụng nhiều rau củ quả còn giúp giảm bớt áp lực cho dạ dày khiến việc đi ngoài trở nên dễ dàng và trơn tru hơn. Các thực phẩm giàu chất xơ mà người bệnh nên sử dụng là: Chuối, táo, lê, kiwi, dâu tây, các loại đậu, bánh mỳ đen, ngũ cốc, khoai lang, bí ngô, cà rốt, quả óc chó… 

Đừng bỏ qua: 15 thực phẩm chữa táo bón hiệu quả- “Ăn là khỏi”

2. Vận động cơ thể trước khi đi đại tiện

Để giúp việc đi ngoài trở nên dễ dàng hơn, bạn nên thực hiện các bài tập nhún nhảy, đứng lên ngồi xuống, hít thở sâu và ép bụng trước khi đi đại tiện. Phương pháp này giúp cơ thể dự trữ được nhiều oxy, thúc đẩy đưa phân ra khỏi trực tràng và hạn chế cảm giác khó chịu, mệt mỏi khi đi ngoài.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên thực hành một số bài tập thể dục chữa táo bón mỗi ngày kết hợp tăng cường vận động thể chất để hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.

3. Dùng tay lăn quanh miệng trị đau bụng táo bón

Một trong những mẹo chữa đau bụng táo bón được nhiều người áp dụng là dùng tay lă quanh miệng. Cách thực hiện như sau:

  • Dùng 2 ngón tay là ngón trỏ và ngón giữa lăn quanh miệng từ mép phải vòng lên môi trên sang mép trái
  • Tiếp tục lăn vào giữa môi dưới, kéo thẳng từ giữa môi xuống cằm tạo thành một dấu hỏi lớn quanh miệng 
  • Thực hiện khoảng 200 vòng mỗi ngày để giúp nhuận tràng, giảm táo bón.
cách điều trị đau bụng táo bón
Dùng tay lăn quanh miệng cũng là một trong những cách trị đau bụng táo bón nên thử

Lưu ý: Cần lăn từ phải sang trái thì mới có tác dụng nhuận tràng giúp đi tiêu dễ dàng. Nếu thực hiện ngược lại sẽ khiến tình trạng táo bón thêm nghiêm trọng hơn.

4. Mẹo chữa đau bụng khi bị táo bón mật ong và vừng đen 

Vừng đen tính hàn, vị ngọt, có tác dụng giải độc, sát khuẩn, nhuận tràng, chữa đau bụng táo bón rất tốt. Sự kết hợp giữa mật ong giúp kích thích nhu động đại tràng, giảm táo bón, tăng khả năng tốn phân ra ngoài.

Cách 1:

  • Lấy 20g vừng đen giã nhuyễn
  • Cho vừng và 200ml mật ong vào nồi, thêm 200ml nước, khuấy đều
  • Đun nhỏ lửa đến khi chín nhừ, dùng 2 lần/ngày sẽ thấy chứng táo bón cải thiện đáng kể.

Cách 2: 

  • Vừng đen rang thơm, giã nát, cho vào hũ thủy tinh dùng dần
  • Mỗi ngày lấy 40 – 50g vừng đen trộn với 30g mật ong
  • Ăn vài lần trong ngày, sang hôm sau bạn sẽ thấy có cảm giác muốn đi cầu.

Xem thêm: 4Cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong hiệu quả

5. Chữa đau bụng táo bón bằng hạt lanh

Hạt lanh giàu chất xơ, nhất là chất xơ không hòa tan, không bị phân hủy khi đi qua ruột non giúp phân mềm, xốp. Hạt lanh có công dụng nhuận tràng, phòng và điều trị táo bón, đồng thời còn là phương thuốc chữa ho, cảm lạnh, dị ứng da tự nhiên.

Cách sử dụng:

  • Cho 12g hạt lanh vào 150ml chất lỏng (có thể là nước, sữa hoặc nước trái cây)
  • Sau khi dùng hạt lanh, cần uống nhiều nước trong ngày để không bị khó chịu ở đường ruột
  • Uống nước hạt lanh trong 2 – 3 lần/ngày, sau 1 ngày sẽ thấy có dấu hiệu muốn đi ngoài.

Lưu ý: Khi dùng hạt lanh thì không uống bất kỳ loại thuốc nào trong 1 giờ trước hoặc sau khi dùng. Hạt lanh có thể làm giảm hiệu quả và cản trở quá trình hấp thu thuốc.

6. Dùng lá phan tả diệp 

Phan tả diệp là loại cây có lá nhỏ màu vàng nhạt, vị ngọt đắng, tính hàn, không độc, quy kinh đại tràng, thông lợi đại tiểu tiện, thông thực tích đọng trệ trong ruột. Có tác dụng kích thích tiêu hóa mạnh, có tác dụng nhuận tràng, chữa và điều trị táo bón.

Phan tả diệp chữa đau bụng táo bón
Sử dụng lá phan tả diệp đúng cách giúp chữa táo bón, giảm đau bụng một cách an toàn

Cách thực hiện:

  • Lấy 100g lá pha tả diệp phơi khô trong bóng râm một ngày, cho vào hũ thủy tinh bảo quản
  • Mỗi ngày lấy 3 – 4g hãm với nước sôi, để nguội rồi uống
  • Với trường hợp táo bón nhẹ thì sau 1 ngày là có thể đi ngoài được ngay.

Lưu ý: Nếu dùng phan tả diệp với liều lượng trên 5g một ngày sẽ làm tăng co bóp nhu động ruột, làm nát phân gây đau bụng tiêu chảy. Lúc này, phan tả diệp sẽ có tác dụng như một loại thuốc xổ mạnh, làm cơ thể mất nước đột ngột và rất nguy hiểm đến sức khỏe. Nếu sản phụ dùng phan tả diệp thì sẽ khiến bé bị tiêu chảy.

7. Dùng hạt thì là chữa táo bón đau bụng dưới

Hạt thì là giàu chất xơ, khoáng chất và vitamin, thường được dùng để điều trị đầy hơi, tăng tiết sữa cho sản phụ sau sinh. Không chỉ vậy, hạt thì là còn giúp hỗ trợ tiêu hóa, làm sạch ruột và giảm tình trạng táo bón. 

Cách thực hiện:

  • Lấy một nắm hạt thì là rang chín rồi xay thật nhuyễn, cho vào hũ thủy tinh dùng dần
  • Mỗi ngày dùng khoảng ½ thìa bột thì là pha với nước ấm để dùng.

Lưu ý: Không dùng hạt thì là với liều lượng lớn, vì có thể gây tổn hại cho hệ thần kinh, co giật, gây ảo giác… 

5 Lưu ý khi bị đau bụng táo bón

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp đã đề cập, người bệnh cũng cần lưu ý những vấn đề sau để không làm tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Cụ thể:

  • Tuyệt đối tuân thủ đúng liều lượng, thời gian dùng cho phép, nếu sử dụng quá liều lượng sẽ gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. 
  • Tăng cường sử dụng các thực phẩm dễ tiêu, nhiều chất lỏng như cháo, thức ăn mềm để tránh gây áp lực cho việc tiêu hóa. Nếu sử dụng thức ăn khó tiêu sẽ khiến cơn đau bụng của bạn thêm nghiêm trọng hơn.
  • Tuyệt đối không ăn thức ăn cay nóng khi bị táo bón vì có thể gây kích thích hệ tiêu hóa, gây mất nước đường ruột làm tình trạng táo bón nặng hơn. Nên chọn các thức ăn nhẹ, không cay, ít gia vị. 
  • Ăn sữa chua để cải thiện khả năng tiêu hóa, tăng lượng lợi khuẩn trong dạ dày, đường ruột. 
  • Thăm khám bác sĩ nếu tình trạng bệnh ngày một nghiêm trọng hơn và không có dấu hiệu thuyên giảm.

Trên đây là một số thông tin về tình trạng đau bụng táo bón và một số cách giảm đau, giúp người bệnh đi ngoài dễ dàng hơn. Hãy áp dụng kiên trì và đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ nếu bệnh vẫn tiếp tục kéo dài sau khi đã thay đổi lối sống cùng chế độ ăn uống.

BẠN CẦN BIẾT

Ngày đăng 10:35 - 30/03/2024 - Cập nhật lúc: 16:44 - 23/05/2024
Chia sẻ:
Những thức ăn trị táo bón dễ làm – dễ kiếm mà cực hiệu quả

Một số thức ăn trị táo bón không chỉ dễ tìm mà còn dễ chế biến, mang lại hiệu quả…

táo bón ở trẻ sơ sinh Táo bón ở trẻ sơ sinh – Cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả

Táo bón ở trẻ sơ sinh là vấn đề các bậc cha mẹ cần hết sức chú ý. Mặc dù…

Xoa bụng, mát-xa bụng cũng là một mẹo chữa chứng táo bón hiệu quả. Cách xoa bụng chữa táo bón hiệu quả tức thì

Cách xoa bụng chữa táo bón khá đơn giản,cho hiệu quả với cả trẻ em lẫn người lớn. Phương pháp…

Trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài có sao không? Cách xử lý

Trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài có thể là dấu hiệu của bệnh táo bón. Mặc dù hầu…

Cách chữa táo bón bằng bài thuốc dân gian cực hay tại nhà

Chữa táo bón bằng bài thuốc dân gian là phương pháp đơn giản, lành tính, già trẻ đều có thể…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua