Bà bầu bị táo bón có nên rặn khi đại tiện không?
Bà bầu bị táo bón không nên cố gắng rặn mạnh khi đi đại tiện. Hành động này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nguy hiểm nhất là tình trạng sảy thai, chuyển dạ sớm.
Bà bầu bị táo bón có nên rặn?
Táo bón là tình trạng phổ biến trong thai kỳ do sự thay đổi hormone và áp lực từ tử cung lên ruột. Theo các chuyên gia, bà bầu bị táo bón tuyệt đối không nên rặn mạnh khi đi đại tiện. Động tác này sẽ gây kích thích các cơn co bóp tử cung và dẫn đến tình trạng sảy thai, sinh non.
Đặc biệt, nếu thường xuyên cố gắng rặn mạnh, bà bầu có thể bị nứt kẽ hậu môn gây chảy máu, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng hậu môn. Áp lực từ động tác rặn cũng khiến cho các tĩnh mạch trong hậu môn giãn nở to và dẫn đến bệnh trĩ.
Thông thường, khi bị táo bón, nhiều mẹ bầu hay lo ngại khi đi tiêu và nhịn đến khi thật sự muốn đi. Thế nhưng, tốt nhất mẹ nên đi bình thường, cố gắng thả lỏng và không nên rặn để giúp các chất cặn bã được đào thải dần làm giảm triệu chứng táo bón khi mang thai.
Bà bầu rặn táo bón – Hại nhiều hơn lợi
Rặn khi bị táo bón sẽ giúp phân được tống ra nhanh hơn. Tuy nhiên, cách làm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và có nguy cơ gây nguy hiểm cho bé. Cụ thể:
- Khi rặn táo bón, không chỉ hậu môn chịu áp lực mà tử cung và phần phụ cũng chịu một lượng lực tác động lớn. Lúc này, nếu bà bầu dùng sức để mở hậu môn thì tử cung cũng mở theo và bị co bóp, khi tiếp diễn trong thời gian dài sẽ gây co thắt tử cung dẫn đến sinh non hoặc sảy thai.
- Việc rặn khi đi đại tiện sẽ không có hiệu quả với tình trạng táo bón thai kỳ và táo bón nặng. Do đó, càng rặn nhiều thì bà bầu càng đau đớn, mệt mỏi dẫn đến chứng ám ảnh mỗi lần đi đại tiện.
- Động tác rặn mạnh có thể khiến hậu môn tổn thương, rách, nứt, chảy máu nhiều hơn. Điều này làm gia tăng nguy cơ sa trực tràng, trĩ, ung thư đại tràng do các tĩnh mạch hậu môn suy giãn, căng phồng quá mức.
Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, khi mang thai, tốt nhất là bà bầu không nên rặn, đặc biệt là những chị em đang ở những tháng cuối thai kỳ và người có tử cung thấp.
Đáng chú ý: Bà bầu bị táo bón có ảnh hưởng gì không? Chuyên gia cảnh báo
Mẹo giúp bà bầu bị táo bón dễ đi ngoài mà không phải rặn mạnh
Để cải thiện tình trạng táo bón và tránh phải rặn mạnh khi đại tiện, bà bầu có thể thực hiện những cách sau:
1. Thay đổi thói quen sinh hoạt
Thói quen ảnh hưởng lớn đến chứng táo bón ở chị em, do đó, để giảm và ngăn ngừa táo bón, mẹ bầu nên:
- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước rất tốt cho sức khỏe đặc biệt là với bà bầu bị táo bón ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Tốt nhất mẹ nên uống 2 – 2,5 lít nước, tức 8 – 10 ly nước lọc mỗi ngày nhưng tránh uống nhiều vào ban đêm.
- Thực hiện bài tập kegel cho bà bầu: Có tác dụng giảm thiểu những cơn co thắt do việc giãn cơ gây ra, kiểm soát tiểu đường, tiểu són, hỗ trợ ngăn ngừa táo bón, giảm bị trĩ.
- Duy trì thói quen đi vệ sinh vào một khung giờ cố định mỗi ngày và ngồi bồn cầu đúng tư thế.
- Giữ tâm trạng luôn thoải mái, tránh lo lắng, căng thẳng quá mức.
Tham khảo ngay: Tư thế đi vệ sinh đúng cách – Tốt cho sức khỏe bà bầu
2. Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây táo bón khi mang bầu. Vì thế, việc thay đổi chế độ ăn hàng ngày là vô cùng cần thiết trong “cuộc chiến” chống lại tình trạng táo bón, giúp bà bầu hạn chế được tình trạng rặn mạnh khi đi ngoài.
Khi xây dựng thực đơn, chị em cần chú ý:
- Tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ bằng cách thêm vào thực đơn các thực phẩm như rau xanh, trái cây họ cam, trái cây họ đậu, đu đủ chín, chuối chín, cà rốt, bí đỏ… Cần lưu ý rằng nếu chị em đang có chế độ ăn ít chất xơ thì nên bổ sung từ từ để cơ thể thích nghi dần.
- Tăng cường sử dụng các thức ăn có tác dụng nhuận tràng như rau mồng tơi, rau bina, ngũ cốc nguyên hạt, táo, khoai lang, cà chua, sữa chua, mật ong…
- Giảm lượng canxi và sắt trong thực đơn, chỉ nên bổ sung khi dưới dạng viên uống theo chỉ định của bác sĩ. Dư thừa sắt và canxi sẽ gây gánh nặng cho đường ruột và dẫn đến táo bón.
- Hạn chế ăn các món chiên xào rán. Sử dụng dầu ô liu thay thế cho mỡ động vật và các loại dầu khác để chế biến thức ăn nhằm hạn chế các tác động xấu đến đường tiêu hóa.
- Hạn chế đồ ăn cay nóng, thực phẩm đông lạnh, không ăn 1 loại rau hoặc 1 loại trái cây thường xuyên vì dễ gây táo bón.
Xem thêm: Bà bầu bị táo bón nên ăn gì hết bệnh & đủ chất cho con
3. Áp dụng mẹo dân gian giúp bà bầu bị táo bón dễ đi ngoài
Nếu chứng táo bón mới xuất hiện, mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian để cải thiện. Các phương pháp này khá đơn giản lại an toàn, nhưng chỉ thích hợp với các mẹ mắc chứng táo bón nhẹ.
- Massage bụng: Nếu mang thai ở tháng thứ 4 trở đi, mẹ có thể dùng tay xoa bụng theo chiều kim đồng hồ quanh vùng rốn để hỗ trợ nhu động ruột hoạt động và giúp làm mềm phân.
- Dùng đu đủ: Đu đủ các khả năng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa và hỗ trợ đào thải chất cặn ra ngoài cơ thể. Đặc biệt, đây còn là thực phẩm kích sữa mà hầu như chị em nào cũng nên sử dụng. Có thể dùng sinh tố đu đủ hoặc chế biến đu đủ thành các món ăn như đu đủ hầm giò heo, đu đủ trộn để dùng. Khi làm sinh tố, chỉ nên cho muối, tuyệt đối không cho đường để tránh làm tình trạng táo bón nặng hơn.
- Dùng vừng đen: Lấy 40 – 50g vừng đen trộn đều với 30g mật ong, mỗi ngà ăn 1 – 3 thìa, dùng ít nhất trong 5 ngày sẽ thấy các triệu chứng rối loạn tiêu hóa được cải thiện.
- Dùng quả sung: Ăn 3 – 5 quả sung chín mỗi ngày hoặc lấy 120g quả sung tươi ninh nhừ với 500g móng giò lợn ăn liên tục nhiều ngày sẽ hỗ trợ chữa táo bón.
Làm gì khi bà bầu bị táo bón nặng?
Khi bị táo bón nặng, cách tốt nhất là mẹ bầu nên nhanh chóng thăm khám để có biện pháp xử lý phù hợp. Việc sử dụng thuốc trị táo bón nặng chỉ được thực hiện khi có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Tránh tự ý lạm dụng sẽ gây ra nhiều tác hại nguy hiểm, ảnh hưởng đến thai nhi.
Tóm lại, với thắc mắc bà bầu bị táo bón có nên rặn không thì câu trả lời chính là không. Việc cố gắng rặn mạnh sẽ đem đến nhiều mối nguy hại khôn lường cho cả mẹ lẫn thai nhi. Nếu tình trạng khó đi cầu kéo dài, tốt nhất chị em nên tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ.
Thông tin hữu ích liên quan
- 10+ cách trị táo bón cho bà bầu nhanh “nặng mấy cũng hết”
- Bà bầu bị táo bón 3 tháng cuối – Cẩn trọng khi điều trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!