Bà bầu bị táo bón 3 tháng cuối – Cẩn trọng khi điều trị
Có không ít bà bầu bị táo bón 3 tháng cuối. Đây là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ của người phụ nữ. Chị em nên thận trọng khi lựa chọn phương pháp điều trị để đảm bảo an toàn cho bé.
Vì sao bà bầu bị táo bón 3 tháng cuối?
Táo bón có thể xảy ra trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, trong đó hơn 80% bà bầu bị táo bón 3 tháng cuối. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Bao gồm:
- Tăng hormone progesterone: Làm chậm nhu động ruột và hoạt động tiêu hóa.
- Áp lực từ sự phát triển của thai nhi: Khi thai nhi lớn lên, chúng có thể chèn ép các dây thần kinh và tĩnh mạch ở vùng chậu, làm tăng áp lực lên hệ tiêu hóa.
- Chế độ ăn thiếu chất xơ và uống ít nước: Dẫn đến khó tiêu hóa và gây táo bón khi mang thai 3 tháng cuối.
- Sử dụng viên bổ sung: Viên uống canxi và sắt cần thiết cho thai kỳ có thể gây ra tình trạng táo bón.
- Căng thẳng: Stress có ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa và khiến bà bầu bị táo bón 3 tháng cuối
- Các vấn đề sức khỏe khác: Bệnh tiểu đường thai kỳ hay nhược giáp cũng có thể là nguyên nhân gây táo bón ở bà bầu trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3.
Đáng chú ý:9 thực phẩm gây táo bón hàng đầu không phải ai cũng biết
Bệnh táo bón ở bà bầu có nguy hiểm không?
Cần hiểu rằng táo bón không phải là bệnh, và triệu chứng hoàn toàn tự biến mất sau khi thai kỳ kết thúc. Tuy nhiên nếu táo bón nặng thì những hậu quả của nó sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe.
Các thống kê cho rằng, việc điều trị táo bón chậm trễ để triệu chứng tiến triển nghiêm trọng là nguyên nhân gây trĩ, làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, … Khi bị táo bón, áp lực nặng nề tại hệ thống đường ruột, trực tràng nằm gần vị trí thai nhi sẽ làm tăng cảm giác nặng nề của người mẹ.
Táo bón cũng làm thai phụ chán ăn, rối loạn tiêu hóa, làm tăng cảm giác buồn nôn, ăn nhiều mà không đi ngoài được càng khiến lượng chất thải tích trữ ở trực tràng nhiều hơn. Các bác sĩ đã ghi nhận những hậu quả thai phụ có thể đối mặt nếu bị táo bón nặng trong thai kỳ:
- Trong 3 tháng cuối, nếu thai phụ lực rặn mạnh khi đi ngoài sẽ dẫn đến vỡ ối sớm hoặc sinh non.
- Táo bón gây tích trữ và khiến cơ thể hấp thu ngược những chất độc, khí độc hại như phenol, amoniac, indol…
- Khi bị táo bón cũng gây ảnh hưởng đến tinh thần thai phụ, người mẹ sẽ bị stress, sợ hãi khi đi ngoài, thường cáu gắt.
- Khó đi ngoài đồng thời cũng dẫn đến khó tiếp nhận thêm thực phẩm. Từ đó dẫn đến tình trạng chán ăn, ăn uống kém gây suy dinh dưỡng thai nhi, ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ trong tương lai.
Nhiều bà bầu bị táo bón trong 3 tháng cuối thai kỳ sau khi sinh nở biến chứng thành trĩ ngoại/nội, nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng,… Những biến chứng này làm suy giảm chất lượng cuộc sống, gây đau bụng, đại tiện ra máu tươi, viêm nhiễm hậu môn. Tất cả đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống chị em.
Cách điều trị cho bà bầu bị táo bón khi mang thai 3 tháng cuối
Việc điều trị táo bón khi mang bầu ở 3 tháng cuối chú trọng vào chế độ dinh dưỡng và vận động của thai phụ. Tránh lạm dụng thuốc khi không thật sự cần thiết nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đến em bé trong bụng. Dưới đây là những cách chữa trị cho bà bầu bị táo bón 3 tháng cuối:
1. Bổ sung thêm nhiều chất xơ
Chất xơ là một trong những “cứu cánh” quan trọng cho người bị táo bón. Do thiếu chất xơ mà nhiều chị em mang thai mắc phải triệu chứng táo bón trầm trọng trong thai kỳ.
Trung bình bà bầu 3 tháng cuối cần bổ sung từ 25 đến 30 gram chất xơ mỗi ngày để ổn định chức năng tiêu hóa và đi ngoài dễ dàng hơn. Chất xơ tồn tại nhiều trong rau xanh và các loại trái cây.
Mặc dù chất xơ sẽ khắc phục tình trạng táo bón hiệu quả nhưng nếu bổ sung quá nhiều chất xơ cùng lúc, thai phụ dễ bị đầy bụng. Khẩu phần chất xơ bà bầu nên bổ sung hàng ngày là khoảng 30% bữa ăn.
Những thực phẩm giàu chất xơ nhất gồm có: rau bó xôi, đậu bắp, cải xanh, các loại trái cây như cam, bưởi, chuối, đu đủ,…. Ngoài ra những loại thực phẩm nguyên hạt như bánh mì ngũ cốc, các loại hạt lanh, bột yến mạch..
Đừng bỏ qua: Bà bầu bị táo bón nên ăn gì nhanh hết bệnh & đủ chất cho con?
2. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày
Khi bị táo bón 3 tháng cuối, bà bầu nên chia bữa ăn thành 5 – 6 bữa nhỏ dùng trong ngày thay vì ăn 3 bữa lớn. Bằng cách này giúp lượng thức ăn được tiêu hóa nhanh mà không phải co thắt quá mức.
Thói quen ăn quá nhiều, hoặc ăn quá nhanh, khoảng cách giữa các bữa ăn gần nhau sẽ tạo khó khăn cho quá trình tiêu hóa, lượng thức ăn không được xử lý nhiễm sẽ khiến ruột của bạn khó hấp thu.
3. Đi vệ sinh vào buổi sáng
Với những bà bầu bị táo bón 3 tháng cuối, do ảnh hưởng của rối loạn nội tiết tố mà thời gian đi ngoài rất thất thường. Tuy nhiên các chuyên gia đưa ra lời khuyên, bà bầu nên tập thói quen đi vệ sinh vào buổi sáng mỗi ngày.
Duy trì thói quen này thường xuyên thì cơ thể bà bầu sẽ đào thải được độc tố tố, từ đó giúp giảm tình trạng táo bón. Cảm giác nặng nề, khó chịu ở bụng cũng được cải thiện tốt hơn.
4. Uống nhiều nước
Để khắc phục tình trạng táo bón khi mang thai 3 tháng cuối, tuyệt đối không được thiếu vai trò của nước uống. Uống nhiều nước giúp điều hòa hệ tiêu hóa, làm tăng nhu động ruột và đồng thời làm mềm các chất thải.
Trung bình bà bầu nên uống khoảng 2,5L nước mỗi ngày. Uống một cốc nước ấm vào buổi sáng sau khi thức dậy và đồng thời nên uống ly nước trước khi đi ngủ.
Để phòng ngừa táo bón trong 3 tháng cuối và cả sau khi sinh, bà bầu nên duy trì thói quen này đều đặn mỗi ngày. Bên cạnh nước lọc thì những loại thức uống khác như nước dừa, nước mát các loại, nước ép trái cây hoặc nước canh.
5. Vận động đúng cách và đều đặn
Mặc dù trong 3 tháng cuối, những hoạt động của bà bầu rất hạn chế nhưng không vì thế mà bạn chỉ nằm hoặc ngồi một chỗ. Bằng những hoạt động đơn giản như đi bộ, hoặc bơi lội thư giãn sẽ giúp mẹ giảm táo bón.
Trung bình mỗi ngày chỉ cần 15 phút tập luyện sẽ đảm bảo điều kiện sức khỏe tốt nhất cho bà bầu trước khi sinh.
6. Massage vùng bụng chữa táo bón khi mang bầu 3 tháng cuối
Để điều trị táo bón khi mang thai 3 tháng cuối, bà bầu nên thực hiện các thao tác massage vùng bụng đơn giản. Với thao tác này, không chỉ giúp kích thích hoạt động của đường ruột mà còn giúp điều trị táo bón hiệu quả.
Massage sẽ giúp bà bầu dễ dàng đi ngoài, đồng thời giảm các cơn đau nhức ở vùng bụng do táo bón gây ra. Tuy nhiên, chị em nên tránh thực hiện sau khi mới ăn xong.
Cách thực hiện:
- Trước tiên bạn đặt nhẹ bàn tay dưới vùng xương ức.
- Dùng đầu các ngón tay, bàn tay nhẹ nhàng vuốt xuống dưới bụng dưới và cử động theo chiều kim đồng hồ.
- Sau đó tiếp tục lắp lại động tác trong 3 – 5 phút.
- Bà bầu nên thực hiện thao tác này mỗi ngày nhiều lần khi nằm nghỉ ngơi.
Xem thêm: 2Cách xoa bụng chữa táo bón hiệu quả tức thì
7. Không nên lạm dụng thuốc bổ sung
Các loại viên uống bổ sung vi khoáng, thuốc bổ như sắt , kẽm đều có thể gây táo bón nếu như mẹ bầu dùng nhiều. Hơn 90% các bà bầu đều nhận thấy triệu chứng khó đi ngoài khi sử dụng viên sắt bổ sung.
Do đó, nếu có thể ăn uống bình thường thì bà bầu nên bổ sung sắt qua các loại thực phẩm. Nếu bắt buộc uống viên sắt, bà bầu nên uống cùng với nhiều loại nước ép và giảm liều lượng viên uống trong một thời gian.
Các loại viên uống bổ sung canxi hay kẽm cũng có thể gây táo bón. Chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh liều dùng cho phù hợp.
Bà bầu bị táo bón 3 tháng cuối có nên thụt không?
Thuốc thụt hậu môn được sản xuất dưới dạng gel hoặc dung dịch. Khi sử dụng, người bị táo bón sẽ bơm thuốc đi sâu vào trong trực tràng để bôi trơn ống hậu môn. Dưới tác động của ống bơm, đại tràng được kích thích co thắt giúp đẩy lượng chất thải ra ngoài.
Đối với người bình thường, trẻ em thì thụt hậu môn là phương thức điều trị táo bón rất hiệu quả. Tuy nhiên với những bà bầu đang mang thai 3 tháng cuối, đây là phương pháp không được khuyến khích. Do trong thành phần của một số loại thuốc thụt hậu môn có chứa các chất gây hại cho thai nhi thông qua nhau thai.
Nhiều nghiên cứu cho rằng, việc sử dụng biện pháp thụt trong 3 tháng đầu sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, điều này có thể làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm dẫn đến sinh non.
Hiện nay một số loại thuốc thụt hậu môn an toàn cho những bà bầu bị táo bón được sử dụng. Thai phụ tham khảo những loại thuốc thụt sau:
- Dầu khoáng: Loại thuốc thụt này sẽ kích thích ruột hấp thu nước và làm mềm chất thải, từ đó đường ruột sẽ đưa chúng ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn.
- Thuốc thụt cà phê: Thuốc thụt có thành phần caffein có tác dụng giúp thải độc gan và làm sạch ruột. Nhưng do thuốc thụt cà phê có tác dụng kích thích nên thai phụ cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Thuốc thụt Natri Phosphate: Loại thuốc thụt này được sử dụng khá phổ biến. Sau khi bơm thuốc giúp làm tăng lượng chất lỏng trong ruột non, từ đó chất thải được đẩy ra ngoài dễ dàng hơn.
- Thuốc thụt Microlax: Được sử dụng phổ biến trong điều trị các triệu chứng táo bón, kiết lỵ, nhóm thuốc này giúp kích thích đi ngoài nhanh chóng sau 30 phút sử dụng.
- Thuốc thụt lợi khuẩn: Đây là loại thuốc thụt trị táo bón có công dụng lành tính cho bà bầu, nhóm thuốc thụt này giúp cân bằng vi khuẩn và bảo vệ hoạt động của hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Đồng thời cũng giúp phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng cho thai phụ.
Xem thêm: Thuốc thụt hậu môn Fleet: Công dụng, cách dùng và giá
Khi nào nên dùng thuốc nhuận tràng điều trị cho bà bầu bị táo bón 3 tháng cuối?
Các thuốc nhuận tràng có thể gây ra một số tác dụng phụ không tốt cho thai phụ. Vì vậy, nếu tình trạng bệnh chưa đến mức nghiêm trọng thì không nhất thiết phải dùng đến loại thuốc này.
Bác sĩ có thể cân nhắc kê đơn thuốc nhuận tràng để điều trị táo bón khi mang bầu 3 tháng cuối cho các trường hợp sau:
- Táo bón lâu ngày và không đáp ứng được với các phương pháp tự nhiên.
- Táo bón tiến triển nặng gây tắc nghẽn tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng dẫn đến nguy cơ bị trĩ cao cùng nhiều triệu chứng khó chịu cho bà bầu.
- Táo bón gây nứt, rách hậu môn và khiến thai phụ đau đớn mỗi khi đi ngoài.
Tham khảo thêm: 20 Cách chữa táo bón bằng thuốc dân gian cực an toàn
7 Cách phòng ngừa táo bón khi mang thai 3 tháng cuối
Để phòng ngừa táo bón trong 3 tháng cuối của thai kỳ, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Tăng cường chất xơ: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt để hỗ trợ hệ tiêu hóa.
- Uống nhiều nước: Duy trì lượng nước đủ hàng ngày giúp làm mềm phân và dễ dàng đi tiêu.
- Vận động: Hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ hoặc yoga giúp kích thích nhu động ruột.
- Tránh lạm dụng thuốc bổ sung: Hãy thảo luận với bác sĩ về liều lượng hợp lý khi cần sử dụng viên bổ sung sắt và canxi.
- Quản lý stress: Thực hành các kỹ thuật thư giãn như thiền, hít thở sâu để giảm căng thẳng.
- Chế độ ăn đa dạng: Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng thông qua thức ăn hàng ngày thay vì chỉ dựa vào viên bổ sung.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu bạn có vấn đề sức khỏe khác có thể ảnh hưởng đến tình trạng táo bón, hãy thảo luận với bác sĩ để tìm ra giải pháp phù hợp.
Bà bầu bị táo bón 3 tháng cuối là một hiện tượng sinh lý không quá nghiêm trọng. Hầu hết mẹ bầu sẽ phải trải qua cảm giác này khi sinh nở, sau khi em bé chào đời thì triệu chứng sẽ biến mất. Vì thế thai phụ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, kết hợp rèn luyện thể chất, uống nhiều nước thì tình trạng sẽ được cải thiện tốt.
Bài viết liên quan:
- Những thức ăn trị táo bón dễ chế biến, giàu dinh dưỡng
- 10+ cách trị táo bón cho bà bầu nhanh “nặng mấy cũng hết”
Bình luận (31)
Mình bị táo bón giờ có thuốc nào uống mà không hại thai không, mình sợ uống các thuốc nhuận tràng có tác dụng phụ lắm
Không nên dùng thuốc trong lúc bầu bí thế này đâu, nếu bạn bị nặng quá không đi ngoài được thi đến viện người ta bơm thuốc vào thụt làm mềm phân sẽ dễ đi ngoài hơn
Thấy giờ người ta đang nói rất nhiều đến phương pháp thụt bằng cafe hiệu quả tốt không biết thực hư thế nào
Nếu muốn thụt thì đến bệnh viện hoặc mua tysp thuốc gel về thụt, không nên dùng những cách tự chế thế này đâu bạn ơi, đang mang bầu thì an toàn của con vẫn là trên hết
Phương pháp này hiện giờ chưa có nghiên cứu nào chứng minh hiệu quả cả, đã có trường hợp phải đi cấp cứu vì tự thụt bằng bã cafe rồi nên bạn phải cẩn thận
Táo bón kéo dài có gây ra hậu quả gì không, mọi người bảo sinh xong tự khỏi nhưng giờ mình đau quá không chịu được, bụng lúc nào cũng đau thì làm sao được
Mình nghe nhiều người bảo thuốc thăng trĩ dưỡng huyết tháng dùng được cho mẹ bầu có đúng không ạ, mình trĩ độ 3 và táo bón đang bầu 8 tháng có dùng được thuốc không đã mẹ nào dùng hiệu quả chưa
Mình đang dùng thuốc đây, bác sĩ kê cho mình thuốc ngâm rửa và bôi, đỡ hẳn chảy máu và búi trĩ teo nhỏ lại sau có 1 tháng dùng thuốc, nói chung ngoài dùng thuốc ra bạn nên kết hợp cả chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ nữa
Nếu đang bầu 8 tháng thì bạn xác định sinh xong vẫn phải dùng thuốc vì bạn trĩ độ 3 khá nặng rồi, phải mất khoảng 2-3 tháng mới khỏi được đấy, mình trĩ độ 2 dùng thuốc cũng phải mất 2 tháng
Thuốc này mua ở đâu vậy, mình hỏi mấy nơi mà không có, giờ mua trên mạng lại sợ mua phải hàng dởm thì khổ
Bạn qua trung tâm nghiên cứu thuốc dân tộc bác sĩ khám rồi kê đơn cho, hoặc không qua khám được thì đặt mua trung tâm ship về cho, số điện thoại của trung tâm 02471096699, mua ở đây mới là thuốc chuẩn
Thuốc thăng trĩ dưỡng huyết thang có đắt không, 1 tháng hết khoảng bao nhiêu tiền thế
Chào bạn Hồ Hồng Yến, tùy vào tình trạng bệnh cụ thể của từng người mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị khác nhau. Chi phí thuốc sẽ phụ thuộc vào liệu trình chữa bệnh của từng người. Do đó để biết chi phí cụ thể, mời bạn đến trực tiếp Trung tâm để khám hoặc liên hệ với Trung tâm qua Hotline 02471096699 để được tư vấn bệnh online và nhận phác đồ điều trị từ các bác sĩ nhé !
Mình không phải bị mình táo bón nữa mà giờ có cả trĩ lòi ra ngoài rồi, trước nó còn tự vào trong giờ nó ra ngoài hẳn luôn, mặc quần vào đau quá, có cách nào chữa được không ạ
Vậy là bạn bị trĩ nặng rồi, bạn nên đi khám bác sĩ đi, không tự điều trị được đâu, vì trĩ nặng như thế này có nguy cơ nhiều biến chứng lắm
Bạn bị trĩ độ 4 là nặng hơn mình rồi, mình hồi bầu tháng thứ 7 cũng bị sa búi trĩ ra ngoài nhưng nếu mình dùng tay đẩy thì nó vẫn vô trong được. trước mang bầu là mình đã bị rồi nhưng bầu cái nặng hơn vì táo bón lâu phải rặn nhiều, hồi đó lấy thuốc bên trung tâm thuốc dân tộc dùng đến lúc sinh là búi trĩ teo hẳn vào trong, cũng đỡ táo bón hơn. sinh xong hơn 3 tháng thì mình đến cắt thuốc để uống chứ hồi bầu đến khám Bs Lan của trung tâm đấy cũng bảo không uống được thuốc gì vì thuốc uống là nó có tính hoạt huyết mạnh, pn mang thai không uống được mà mức độ của mình nặng, nếu không chữa dứt điểm thì khả năng tái phát rất cao. Ai bị trĩ rồi thì mới hiểu, cực lắm. Mình sau dùng thêm thuốc uống với bôi 3 tháng thì dừng thuốc, đi ngoài không còn táo bón tí nào, đi đều cứ ngày 1 lần. 1 năm nay mình duy trì thói quen ăn uống đầy đủ rau xanh, chất xơ chứ cũng k dám ăn uống vớ vẩn nữa. sợ đén già rồi
Mang bầu có thụt tháo được không ạ, em 10 ngày nay không đi ngoài được rồi
Uống sắt nhiều có gây ra táo bón không ạ, em mang thai bị thiếu sắt nên phải bố sung nhiều, dạo này thấy táo bón, phân cứ như phân dê mà lần nào đi ngoài cũng có máu
Uống sắt gây táo bón đấy bạn, do uống sắt vào nó nóng, nên bạn uống thêm nhiều nước vào, ngày vài lít, mà bổ sung sắt có liều lượng cụ thể thôi, không phải uống nhiều là tốt đâu
Nếu thế thì bạn đang có biểu hiện của bệnh trĩ độ 1 rồi, đang mới bị thì chữa sớm đi, không khi nó thành độ 2 độ 3 là mệt đấy
Mình mới bầu 5 tháng mà do thai to nên đã táo bón cả tháng nay rồi, hiện tại mình không dám uống sắt với canxi nữa giờ làm sao để đỡ được ah, hôm nào đi ngoài cũng ngồi cả tiếng trong nhà vệ sinh nước mắt ngắn nước mắt dài
Bạn nên bỏ thói quen ngồi trong nhà vệ sinh lâu đi, ví dụ có buồn đi vệ sinh nhưng ngồi 5 phút không đi được thì nên đứng dậy vì ngồi nhiều càng tăng áp lực lên hậu môn trực tràng rồi sinh ra trĩ đấy
Bạn dùng mật ong nấu lên cô lại thành viên rồi bỏ vào hậu môn, nó trơn sẽ làm phân đẩy ra dễ hơn, mình hay dùng cách này cho con mình thấy hiệu quả
Thi thoảng dùng thì được nhưng dùng lâu dài cách này sẽ làm mất phản xạ rặn của hậu môn, không nên lạm dụng bạn ah
Mình bầu tháng thứ 8, hiện tại táo bón, cả tuần mới đi đại tiện 1 lần, hôm trước đi khám bác sĩ bảo đang bị trĩ độ 1 rồi, có cách nào khắc phục không, mình sợ sinh xong trĩ ngày càng nặng hơn phải mổ
Hầu như mẹ bầu nào cũng bị táo bón với trĩ bạn ak, nhưng thường sinh xong sẽ tự mất nên bạn không phải quá lo lắng đâu, cứ ăn uống đủ chất bổ sung nhiều rau xanh hoa quả và uống nhiều nước là được
Bạn uống mật ong với nước ấm hàng ngày vào mỗi buổi sáng đi, khắc phục táo bón rất tốt, quan trong nhất là đi vệ sinh đúng giờ , thường sẽ đi vào buổi sáng để tạo thói quen đại tiện hàng ngày, bạn không nên ngồi lâu khi đi đại tiện đâu, càng rặn nhiều thì trĩ càng nặng
Trĩ độ 1 là đang nhẹ đấy, mình bị trĩ độ 2, đi ngoài trĩ thòi ra rồi đây, chẳng biết làm cách nào cả, mọi người cứ bảo sinh xong rồi tự khỏi nhưng đến khi nó sa ra ngoài hẳn rồi thì khỏi thế nào được nữa, lúc đó chỉ có nước đi cắt
Các bạn qua trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc khám đi , mình bầu 6 tháng bị trĩ độ 2, thường xuyên bị táo bón, lần nào đi ngoài cũng chảy rất nhiều máu, búi trĩ to bằng đầu ngón tay út rồi, mẹ cũng kiếm lá dấp cá về cho xông rửa nhưng không hiệu quả, mình vẫn ăn uống nhiều rau xanh hoa quả và uống nước nhiều nhưng không cải thiện chút nào, rồi có chị bảo cho đến trung tâm nghiên cứu ứng dụng thuốc dân tộc khám vì chị ấy bầu cũng bị như mình đã chữa khỏi nên mình bảo chồng đưa đến khám, bác sĩ kê cho thuốc thăng trĩ dưỡng huyết thang bôi và ngâm rửa dùng 2 tuần là đỡ đi ngoài ra máu, đi ngoài phân mềm hơn, búi trĩ sờ thấy khô không rỉ rich và dần dần co nhỏ lại nhưng vẫn còn đau rát, có máu dính lẫn trong phân khi đi ngoài sau 1 tháng dùng thuốc thì búi trĩ không còn sa ra ngoài nữa, mình tăng cường ăn rau xanh và chất xơ thì dần dần đi ngoài cải thiện tốt hơn phân mềm dễ đi hơn, không còn bị đau rát chảy máu hậu môn. Dùng thuốc này thì mình hơi ngại cái việc ngâm thuốc nhưng sau khi ngâm thấy rất dễ chịu, mình dùng 2 tháng thì ổn, đi ngoài dễ dàng không còn vấn đề gì, búi trĩ cũng không thấy bị sa ra ngoài, mình nay đã sinh bé được 4 tháng rồi, mình nay đang dùng thuốc uống để điều trị dứt điểm táo bón từ bên trong chứ đợt bầu bs chỉ kê cho mình 2 loại bôi, ngâm rửa nên mới chỉ hết được triệu chứng.
Bạn cho mình xin thông tin địa chỉ của trung tâm nghiên cứu ứng dụng thuốc dân tộc với, mình cũng muốn đến khám lấy thuốc, cả tuần nay mình không đi đại tiện được rồi, giờ thai to rồi mà bác sĩ khuyên thụt mình sợ ảnh hưởng đến con
“Chào bạn Minh Hạnh, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng thuốc dân tộc hiện tại có 3 cơ sở, mời bạn qua cơ sở gần nhất để được các bác sĩ thăm khám cụ thể nhé :
– Cơ sở 1 Hà Nội
Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân
– Cơ sở 2 Hồ Chí Minh
Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, TP. HCM
– Cơ sở 3 Quảng Ninh
Số 116 Văn Lang, P. Hồng Gai, TP Hạ LonG”