Cách trị táo bón nặng khẩn cấp và giải pháp y tế
Đối mặt với tình trạng táo bón nặng, nhiều người thường cảm thấy bế tắc và tìm kiếm giải pháp khẩn cấp từ y tế để giải quyết. Tuy nhiên, việc tìm hiểu rõ nguyên nhân và điều chỉnh lối sống cùng chế độ ăn uống cũng trở nên vô cùng quan trọng để giải quyết triệt để căn bệnh này.
Triệu chứng táo bón nặng
Táo bón là tình trạng rối loạn tiêu hóa xảy ra khi quá trình đại tiện trở nên khó khăn và số lần đi ngoài ít hơn so với bình thường. Ở mức độ nặng, tình trạng này kéo dài kèm theo nhiều dấu hiệu khó chịu khác khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi.
Triệu chứng của táo bón nặng bao gồm:
- Đi đại tiện dưới 3 lần mỗi tuần.
- Rặn mạnh khi đi đại tiện nhưng phân khó xuất, đau đớn.
- Phân khô cứng, có khi đi ngoài chảy máu do phân cọ xát vào hậu môn.
- Cảm giác buồn đại tiện nhưng khó khăn hoặc không thể đi đại tiện.
- Phân ra thành các cục nhỏ, không thoải mái sau khi đi vệ sinh.
- Bụng chướng, đầy hơi và đau bụng do tích tụ chất khí và phân trong ruột.
- Nứt kẽ hậu môn do sức ép và ma sát của phân.
- Mệt mỏi và lo âu do trạng thái căng thẳng khi đi cầu và tái hấp thu chất cặn bã.
- Nổi mề đay có thể xuất hiện do cơ thể tích tụ nhiều chất độc hại được tái hấp thu từ phân.
Nguyên nhân bị táo bón nặng
Bệnh táo bón nặng được xem là hệ quả của việc không chú trọng điều trị trong giai đoạn nhẹ. Một số yếu tố có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn như:
- Chế độ ăn ít chất xơ
- Thiếu nước
- Ít vận động thể chất
- Lạm dụng thuốc nhuận tràng làm giảm khả năng tự co bóp của nhu động ruột.
- Sử dụng thuốc tây bừa bãi gây tác dụng phụ, đặc biệt là thuốc giảm đau, thuốc sắt.
- Rối loạn chức năng đại tràng: Bao gồm hội chứng ruột kích thích hoặc các vấn đề với cơ vòng hậu môn.
- Căng thẳng quá mức.
- Các vấn đề sức khỏe cụ thể: Bệnh tuyến giáp, tiểu đường và các rối loạn thần kinh có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.
Xem thêm: Táo bón kéo dài lâu ngày là bệnh gì? Làm sao khỏi?
Bệnh táo bón nặng có nguy hiểm không?
Bệnh táo bón nặng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Nứt hậu môn và chảy máu.
- Trĩ nội, trĩ ngoại do các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng phải chịu áp lực kéo dài.
- Tắc nghẽn ruột do phân cứng.
- Sa trực tràng do thường xuyên rặn mạnh khi đi ngoài.
- Tình trạng tái hấp thu chất độc từ phân vào máu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Cách trị táo bón nặng khẩn cấp qua chế độ ăn uống, sinh hoạt
Người bị táo bón nặng được khuyến cáo nên sử dụng nhiều chất xơ, bổ sung nước và xây dựng lối sống lành mạnh để cải thiện triệu chứng bệnh một cách tự nhiên. Dưới đây là một số giải pháp hữu ích cho người bệnh:
- Uống một tách cà phê mỗi sáng có thể kích thích ruột, làm phân mềm và ẩm. Bởi vì caffeine trong cà phê có thể làm tăng nhu động ruột, ngăn chặn sự tái hấp thụ nước trong phân. Điều này giúp phân mềm và có hình dạng tốt hơn.
- Ngâm hậu môn trong bồn nước ấm để thư giãn cơ vòng và hỗ trợ cải thiện táo bón. Cách này có thể hỗ trợ giúp người bệnh đi đại tiện ngay lập tức.
- Bổ sung trái cây có tính chất nhuận tràng tự nhiên như đu đủ, lê, mận, đào, dứa.
- Ăn nhiều rau, đặc biệt là rau chứa chất xơ hòa tan như cải xoăn, rau bina, măng tây, atiso, đậu xanh, bông cải. Điều này có thể giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Bổ sung magie để hỗ trợ thư giãn đại tràng, giúp việc co bóp ở hậu môn mượt mà và khiến phân dễ đi qua hơn.
Đừng bỏ qua: Trẻ táo bón nên ăn gì? ( Các loại rau, cháo, món ăn tốt nhất)
Thuốc điều trị táo bón nặng
Nếu tình trạng táo bón không được cải thiện sau vài gày áp dụng phương pháp chăm sóc tại nhà, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ để sử dụng thuốc điều trị. Một số loại thuốc có thể hỗ trợ kích thích hệ thống tiêu hóa và giúp phân đi qua hậu môn dễ dàng hơn như:
1. Thuốc bổ sung chất xơ
Nếu chế độ ăn uống hàng ngày không đảm bảo cung cấp đầy đủ chất xơ cho cơ thể, người bệnh có thể cân nhắc dùng thêm viên uống hoặc các sản phẩm bổ sung khác. Chúng giúp làm tăng khối lượng phân và tạo điều kiện cho chất thải đi qua hậu môn dễ dàng hơn.
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng các sản phẩm bổ sung chất xơ chống táo bón nặng như:
- Canxi polycarbophil (FiberCon)
- Chất xơ Methylcellulose (Citrucel )
- Psyllium (Metamucil, Konsyl)
2. Thuốc làm mềm phân trị táo bón nặng
Các chất làm mềm phân có thể kết hợp với nước, chất béo để khiến phân mềm hơn và dễ đi ra khỏi hậu môn. Các loại thuốc này thường được sử dụng cho những người có tiền sử táo bón mãn tính hoặc táo bón kéo dài nhiều ngày.
Một số chất làm mềm phân thường được chỉ định trong điều trị táo bón nặng bao gồm:
- Natri docusate (Colace)
- Docusate Canxi (Surfak)
- D Focusate
- Senna
3. Thuốc nhuận tràng muối
Các loại thuốc nhuận tràng muối thường được kê cho những trường hợp táo bón không có tắc nghẽn đường ruột. Có ba loại thuốc nhuận tràng muối với các công dụng khác nhau như:
- Magiê Hydroxide hoạt động bằng cách tích nước ở ruột, kích thích hoạt động của ruột kết và hỗ trợ làm giảm táo bón.
- Magiê Sulphate có hiệu quả trong ba giờ nếu dùng đường uống, và có thể có tác dụng trong 15 phút nếu dùng qua trực tràng. Tuy nhiên, thuốc có thể gây một số tác dụng không mong muốn ở người bệnh thận và trẻ em.
- Magiê Citrate có hiệu quả tương tự như hai loại thuốc trên. Tuy nhiên thuốc có thể không phù hợp với một số bệnh nhân.
Xem thêm: Các loại thuốc nhuận tràng tốt nhất cho người bị táo bón nặng và cách sử dụng
4. Cách chữa bệnh táo bón nặng bằng thuốc nhuận tràng bôi trơn
Đây là cách chữa trị táo bón nặng khẩn cấp thường được áp dụng cho người lớn. Thuốc hoạt động bằng cách bôi trơn ruột, giúp phân đi qua dễ dàng hơn trong 6 – 8 giờ sau khi dùng thuốc.
Thuốc nhuận tràng bôi trơn có thể chứa dầu khoáng và được bào chế dưới dạng thuốc xổ. Loại thuốc này cho hiệu quả nhanh nhưng lại ẩn chứa nhiều tác dụng phụ. Bạn chỉ sử dụng thuốc khi có sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn.
5. Thuốc nhuận tràng thẩm thấu
Thuốc nhuận tràng thẩm thấu giữ nước trong phân và giúp phân mềm mại hơn đi đại tiện. Ngoài ra, thuốc nhuận tràng thẩm thấu cũng hỗ trợ làm tăng nhu động ruột, đưa nước vào ống hậu môn và giúp ống hậu mở rộng ra. Thuốc có thể giúp người bệnh đi đại tiện trong vòng 24 – 48 giờ sau khi dùng thuốc.
Một số thuốc nhuận tràng thẩm thấu phổ biến bao gồm:
- Magiê Hydroxide
- Magiê Citrate
- Lactulose (Kristalose)
- Polyetylen Glycol (Miralax)
6. Thuốc nhuận tràng kích thích
Thuốc nhuận tràng kích thích có thể làm ruột co lại để phân di chuyển qua dễ dàng hơn. Các loại thuốc này thường chỉ được đề nghị khi các phương pháp tại nhà hoặc các loại thuốc khác không mang lại hiệu quả điều trị. Một số loại thuốc nhuận tràng kích thích phổ biến bao gồm:
- Bisacodyl (Ducodyl, Dulcolax)
- Senna – Sennosides đường uống ( Senokot)
- Dầu thầu dầu
Hầu hết các trường hợp đều cho đáp ứng nhanh sau khi dùng thuốc trị táo bón nặng do bác sĩ kê đơn. Tuy nhiên, chúng không được khuyến khích sử dụng lâu dài vì có thể gây nhiều tác dụng phụ và khiến bệnh nhân bị lệ thuộc. Để đảm bảo an toàn, hãy thăm khám và dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Phẫu thuật điều trị táo bón nặng
Nếu tình trạng táo bón không được cải thiện sau khi áp dụng các loại thuốc, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Mục đích của ca mổ còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và nguyên nhân gây táo bón. Phẫu có thể được chỉ định cho các trường hợp bị táo bón nặng do các vấn đề y tế như:
- Tắc nghẽn ruột
- Sa trực tràng
- Rò hậu môn
- Bệnh trĩ
Ngoài ra, nếu táo bón được gây ra bởi các bệnh lý đại tràng hoặc đại tràng hoạt động kém, người bệnh có thể cần phẫu thuật để loại bỏ phần đại trạng nhiễm bệnh.
Xem thêm: TOp 10 cách chữa táo bón tại nhà không cần thuốc
8 Biện pháp phòng ngừa táo bón nặng
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị táo bón nặng, người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp sau để ngăn ngừa bệnh tái phát:
- Tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và hạt.
- Uống nhiều nước: Mục tiêu ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày hoặc tùy theo khuyến nghị của bác sĩ.
- Vận động thường xuyên: Hoạt động cơ bắp giúp thức ăn di chuyển qua hệ tiêu hóa dễ dàng hơn.
- Thiết lập thói quen đi vệ sinh đều đặn: Cố gắng vào cùng một thời gian hàng ngày để tạo thói quen cho đường ruột.
- Tránh lạm dụng thuốc nhuận tràng: Chỉ sử dụng khi cần thiết và theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
- Hạn chế thức ăn và đồ uống gây táo bón: Tránh hoặc giảm lượng chất chứa caffeine, rượu và thức ăn nhiều chất béo.
- Quản lý stress: Stress có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, vì vậy hãy tìm cách thư giãn như thiền, yoga.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đôi khi táo bón là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe khác. Việc thăm khám định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện và điều trị sớm để bảo vệ chức năng tiêu hóa.
Việc phòng ngừa và điều trị táo bón nặng đòi hỏi sự chú trọng vào chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh và việc duy trì thói quen tốt cho hệ tiêu hóa. Nếu những biện pháp tự nhiên không mang lại kết quả mong muốn, việc tìm kiếm sự trợ giúp từ y tế là cần thiết để đảm bảo sức khỏe đường ruột của bạn.
THÔNG TIN LIÊN QUAN
- Cách đi ngoài ngay lập tức khi bị táo bón nặng
- Ăn nhiều chất xơ vẫn bị táo bón – Tác dụng ngược
Bình luận (1)
Tôi bị táo bón khá nặng và không thể đi ngoài sau nhiều ngày và thường xuyên bị.mặc dù đã uống thuốc nhưng ko có tác dụng.Vậy bác sỹ tư vấn giúp tôi cách điều trị tốt nhất.