Tại sao trẻ sơ sinh không đi ngoài được? Cách khắc phục

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Trẻ sơ sinh không đi ngoài được là một trong những vấn đề thường gặp khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nếu không được khắc phục kịp thời.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không đi ngoài được

Số lần đi ngoài, đặc điểm của phân và cảm giác của trẻ sơ sinh khi đi ngoài phản ánh phần nào tình trạng sức khỏe của bé. Thông thường trong những ngày đầu mới chào đời, trẻ dùng sữa mẹ thì tần suất đi ngoài là 5 – 6 lần/1 ngày. Trường hợp dùng sữa công thức thì ít hơn và thường là 1 – 3 lần/1 ngày.

trẻ sơ sinh không đi ngoài được
Trẻ sơ sinh không đi ngoài được khiến bé khó chịu, hay quấy khóc

Tùy từng trường hợp cụ thể mà số lần đi ngoài của trẻ có thể ít hoặc nhiều hơn mức chung. Tuy nhiên, nếu bé không đi ngoài được, cha mẹ cần xem xét các nguyên nhân dưới đây:

  • Táo bón: Trẻ sơ sinh bị bệnh táo bón có thể do thiếu nước, bú sữa mẹ không đủ, ảnh hưởng từ chế độ ăn uống của người mẹ hoặc sữa công thức không phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ. Tình trạng này khiến phân trở nên khô cứng gây khó khăn cho việc đi ngoài của bé.
  • Tắc ruột do lồng ruột: Các đoạn ruột chui lồng vào nhau khiến ruột bị thắt nghẹt và không thể đào thải phân ra ngoài. 
  • Hẹp hậu môn: Một số bé bẩm sinh đã bị hẹp hậu môn hoặc không có hậu môn dẫn đến không đi ngoài được, bụng căng trướng và nôn mửa.
  • Suy giáp bẩm sinh: Bệnh gây vàng da, bú kém, tiếng khóc khản, lưỡi to và khiến trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày  không đi ngoài được.
  • Phình đại tràng bẩm sinh: Bệnh bẩm sinh gây tắc nghẽn ruột già, biểu hiện qua tình trạng không đi ngoài trong 24 – 48 giờ sau sinh, bụng căng trướng, nôn mửa, vàng da, bú kém và quấy khóc.
Phình đại tràng bẩm sinh là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không đi ngoài được
Phình đại tràng bẩm sinh là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không đi ngoài được

Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh 1-6 tháng tuổi bị táo bón – Điều mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh không đi ngoài được có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh không đi ngoài (tức là không có phân) trong một vài ngày có thể là điều bình thường, đặc biệt nếu bé đang được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn, vì sữa mẹ rất dễ tiêu hóa.

Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hơn vài ngày, đặc biệt nếu bé có vẻ khó chịu, quấy khóc, bụng căng hoặc có dấu hiệu bất thường khác thì đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe cần được chú ý. Cha mẹ nên chú ý theo dõi tần suất và chất lượng phân của trẻ, đồng thời tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa để được tư vấn và can thiệp kịp thời.

Cách khắc phục khi trẻ sơ sinh không đi ngoài được

Phương pháp điều trị cho trẻ sơ sinh không đi ngoài được tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. 

1. Đối với tình trạng táo bón

Để cải thiện tình trạng không đi ngoài được do táo bón ở trẻ sơ sinh, trước tiên các mẹ hãy thử phương pháp tập thể dục và xoa bụng trị táo bón cho con theo hướng dẫn dưới đây:

  • Cho trẻ nằm ngửa trên giường và hướng chân về phía bạn.
  • Sau đó di chuyển chân trẻ nhẹ nhàng theo vòng tròn tương tự động tác đạp xe.
  • Tiến hành massage bụng cho con bằng cách đặt ngón tay bên trái rốn bé. Kết hợp giữa xoa và ấn nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ.
  • Các động tác trên sẽ hỗ trợ ruột tống phân đến hậu môn dễ dàng hơn.
cách điều trị cho trẻ sơ sinh không đi ngoài được
Giúp trẻ tập thể dục nhẹ nhàng là một trong những cách cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh khi bé không đi ngoài được

Bên cạnh động tác tập thể dục và massage cho bé, bạn nên chú ý chất lượng sữa bé dùng. Cụ thể:

  • Nếu nuôi con bằng sữa mẹ thì mẹ nên chú trọng bổ sung những thực phẩm nhiều chất xơ và uống đủ nước. Trẻ bú kém nên tăng lượng sữa cho trẻ bú.
  • Trường hợp nuôi con bằng sữa công thức: Bạn nên cân nhắc thay đổi loại sữa và chọn loại có thành phần lactose để hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ.

Xem thêm: Sữa cho trẻ sơ sinh bị táo bón – Nên uống 1 trong 5 loại  này

2. Cách điều trị khi trẻ sở sinh không đi ngoài được do tắc ruột

Tắc ruột ở trẻ sơ sinh là tình trạng rất nghiêm trọng. Nó gây mất nước và có thể khiến ruột bị hoại tử do thiếu máu. Tất cả các trường hợp này đều phải được chăm sóc y tế khẩn cấp. Cách điều trị như sau:

  • Các bác sĩ sẽ điều trị bằng cách truyền dịch cho trẻ thông qua đường tĩnh mạch.
  • Tiếp đó là đặt ống thông qua mũi vào dạ dày. Mục đích là giúp ruột giải tỏa áp lực bị nén.
  • Sau đó, tùy vào tình trạng bệnh, trẻ sẽ được tháo lồng ruột không phẫu thuật hoặc có phẫu thuật.
  • Trường hợp nặng sẽ phải cắt bỏ đoạn ruột bị hoại tử. Khả năng thành công không cao và có thể gây tử vong.

3. Phẫu thuật hẹp hậu môn cho trẻ sơ sinh không đi ngoài được

Hầu hết các trường hợp bị hẹp hậu môn đều phải phẫu thuật. Tùy vào độ hẹp của bộ phận này, các bác sĩ có thể thực hiện một trong các cách như:

  • Nối hậu môn với ruột
  • Tạo hình hậu môn và chuyển đến đúng vị trí
  • Tạo hậu môn giả trên thành bụng (phân sẽ thải ra túi bên ngoài cơ thể)…

4. Giải pháp khắc phục cho trẻ sơ sinh không đi cầu được do phình đại tràng bẩm sinh

Phẫu thuật là cách duy nhất để hệ tiêu hóa của trẻ phát triển bình thường. Các bác sĩ sẽ loại bỏ phần đại tràng không có tế bào thần kinh và bị phình ra. Phương pháp cắt nối này có thể thực hiện bằng nội soi hoặc phẫu thuật qua đường hậu môn. 

phẫu thuật cho trẻ sơ sinh không đi ngoài được
Cách chữa khỏi tình trạng tắc ruột, hẹp hậu môn và phình đại tràng bẩm sinh là phẫu thuật

Đối với những trường hợp nặng, trước tiên phần đại tràng bị phình to sẽ cắt đi. Sau đó, các bác sĩ sẽ gắn phần ruột non với 1 lỗ mở nhân tạo trên bụng. Phân sẽ thải ra một cái túi bên ngoài. Điều này giúp đại tràng có thời gian lành lại.

Khi đại tràng đã khỏe mạnh, các bác sĩ sẽ cắt một phần đại tràng nối với lỗ mở trên bụng. Mục đích giúp phân đi qua ruột già. Thêm một thời gian nữa, lỗ mở sẽ đóng lại. Đại tràng sẽ gắn với trực tràng hoặc hậu môn.

Sau phẫu thuật, trẻ sẽ đi phân bình thường. Tuy nhiên, vẫn có nguy cơ nhiễm trùng đường ruột. Do đó, bạn cần đặc biệt lưu ý tình trạng đi ngoài của trẻ. Nhanh chóng đến bệnh viện khi trẻ bị chảy máu trực tràng, tiêu chảy, sốt, chướng bụng và nôn.

5. Điều trị tình trạng suy giáp bẩm sinh

Trẻ bị suy giáp bẩm sinh bắt buộc phải bổ sung Thyroxin suốt đời. Loại thuốc này có bản chất như một nội tiết tố do tuyến giáp sản xuất. Khi tuyến này bị suy yếu hoạt động, một số nội tiết tố sẽ không thể tự tạo ra như người bình thường.

Thyroxin chỉ đóng vai trò thay thế. Do đó, nó không gây tác dụng phụ cho sức khỏe của trẻ. Phát hiện sớm và dùng đúng liều lượng thì trẻ vẫn phát triển trí não và thể chất bình thường. 

Trong 2 năm đầu đời, các xét nghiệm về nồng độ chất Thyroxin trong máu sẽ phải thực hiện định kỳ thường xuyên. Mục đích là điều chỉnh liều lượng thuốc cho phù hợp. Sau đó, các xét nghiệm có thể ít dần.c

Trong quá trình điều trị cho trẻ sơ sinh không đi ngoài được, phụ huynh nên chú ý quan sát, ghi chép lại tần suất và đặc điểm của việc đi ngoài của trẻ. Đây sẽ là thông tin hữu ích cho việc theo dõi tiến triển bệnh và là căn cứ để bác sĩ điều chỉnh phương pháp khắc phục nếu cần thiết.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chia sẻ:
Cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong đúng cách hiệu quả

Cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong là phương pháp được sử dụng khá phổ biến.…

5 Loại Nước Ép Trị Táo Bón Cực Nhanh

Uống nước ép trị táo bón được xem như một giải pháp thiên nhiên hiệu quả. Với sự kết hợp…

Cách bấm huyệt trị táo bón & giúp dễ ngủ – Hướng dẫn A-Z

Bấm huyệt trị táo bón là phương pháp tự nhiên, an toàn giúp cải thiện đáng kể tình trạng khó…

Dâu tây là một trong những loại trái cây giàu chất xơ tốt cho sức khỏe mẹ bầu Bà bầu bị táo bón nên ăn gì hết bệnh & đủ chất cho con?

Bà bầu bị táo bón nên tăng cường ăn rau củ, trái cây giàu chất xơ và uống nhiều nước.…

Tư thế đi vệ sinh ảnh hưởng nhiều đến hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa Tư thế đi vệ sinh đúng cách – Tốt cho sức khỏe

75% dân số thế giới đi vệ sinh sai tư thế. Liệu bạn có nằm trong số đông đó? Dưới…

Bình luận (8)

  1. Đổ thi hồng nhung
    Đổ thi hồng nhung says: Trả lời

    Con mình đuoc 1 tháng tuoi 7 ngay roi chua đi ngoai đuoc vay co sao khong bac si

  2. Đặng thị Riêng
    Đặng thị Riêng says: Trả lời

    Bé mình sình đc 4 ngày thì mới đi ngoài .mà đi đc có 1 lần .giơ tới 8 ngày rồi nhưng bé vẫn k đi ngoài mình lo quá

  3. Van nguyen
    Van nguyen says: Trả lời

    Bé nhà e đang 1,5 tháng mà 1 tháng trở lại đây chu kỳ đi đại tiện của bé là 3-4 ngày, có hôm lên đến 5 ngày. E đã áp dụng mátxa bụng và tập co chân cho bé nhưng ko thấy khả thi.
    Phân của be vẫn vàng tươi và sệt chứ ko vón cục, nhưng hơi có mùi men chua giống như bỗng rượu (để lâu). Xin bác sĩ tư vấn thêm ạ!

  4. Hà
    says: Trả lời

    Bs cho e hỏi con nhà e hôm nay là đc 1 tháng 20 ngày..4 hôm chưa đi ngoài bé vẫn xì hơi nhưng k đi ngoài vậy có sao k ạ

  5. An Quoc
    An Quoc says: Trả lời

    bac si tu van giup em voi..bé nhà duoc 15 ngay tuoi..bú me hoan toan..bé xi hoi nhiu nhưng không đi ngoai duoc…phai ran gồng minh..4 5 ngay moi đi lan..phân mềm..nhu vay co sao khong bac si

  6. Nguyễn Thị Trúc Linh
    Nguyễn Thị Trúc Linh says: Trả lời

    Bác sĩ tư vấn giúp em với con em mới 17 ngày tuổi mà từ trưa hôm qua tới nay vẫn không đi ngoài mà bé cứ gặng rồi khóc…cho em hỏi như vậy có sao không bác sĩ…

  7. Lê chính
    Lê chính says: Trả lời

    Bs tư vấn hộ e với ạ, con e mới 2 tháng nhưng k đi ngoài, cứ 1 tuần phải thụt 1 lần, e có đi khám thì bs bảo k sao nên e để hôm nay là 10 ngày rồi bé vẫn k chịu đi, bé bú mẹ hoàn toàn và khi bú hay nôn bụng có hơi cứng ạ

    1. Hồng van
      Hồng van says:

      Con mình cũng thế đã 12 ngày ko đi rồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua