Trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày có nguy hiểm? Cách cải thiện
Trẻ sơ sinh không đi ngoài trong 2 ngày thường là chuyện bình thường, nhưng đôi khi có thể đáng lo ngại nếu kèm theo biểu hiện khác. Cha mẹ cần trang bị kiến thức liên quan để chăm sóc và điều trị cho bé hiệu quả khi cần.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện và rất dễ bị tổn thương. Do đó, đây cũng là giai đoạn trẻ dễ gặp rắc rối liên quan đến tiêu hóa, phổ biến nhất là tình trạng đi ngoài không được hoặc khó khăn khi đi ngoài.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày. Chúng được xếp thành 2 nhóm lớn: Nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.
Nguyên nhân sinh lý
- Do ảnh hưởng từ chế độ ăn uống của người mẹ khi bé còn bú sữa mẹ.
- Trường hợp dùng sữa công thức thì có thể trẻ bị dị ứng với một số thành phần nào đó trong sữa dẫn đến táo bón và không đi ngoài 2 ngày.
- Trẻ ít bú hoặc bú không đủ cữ, dẫn đến thiếu lượng sữa cần thiết cho cơ thể hoặc thiếu nước, khó đào thải phân ra ngoài.
Trẻ sơ sinh 2 ngày không đi ngoài do bệnh lý
Một số trường hợp trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày có nguyên nhân từ bệnh lý. Đa số là các bệnh lý bẩm sinh và rất hiếm gặp. Bao gồm:
- Bệnh phình đại tràng (bệnh Hirschsprung)
- Suy giáp trạng bẩm sinh
- Bệnh lồng ruột dẫn đến tắc ruột.
Trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày có nguy hiểm?
Trẻ sơ sinh không đi ngoài trong 2 ngày không phải là dấu hiệu của tình trạng nguy hiểm nếu trẻ vẫn ăn uống bình thường và không có biểu hiện bất thường nào khác.
Tần suất đi ngoài của trẻ sơ sinh có thể thay đổi tùy thuộc vào việc bé được bú mẹ hoàn toàn, bú sữa công thức hoặc kết hợp cả hai. Trẻ bú mẹ hoàn toàn có thể có những khoảng thời gian không đi ngoài lâu hơn do sữa mẹ dễ tiêu hóa.
Tuy nhiên, nếu trẻ có các dấu hiệu khác như bụng căng, quấy khóc nhiều, phân cứng, có lẫn máu, bỏ ăn, bỏ bú,… thì bạn nên đưa con đi khám bác sĩ nhi khoa để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tiềm ẩn nếu có.
Tham khảo thêm: Bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh – Cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả
Chẩn đoán phân biệt nguyên nhân trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày
Để chẩn đoán nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh 2 ngày không đi ngoài được, bác sĩ có thể căn cứ vào triệu chứng đi kèm, tính chất phân và các xét nghiệm cận lâm sàng:
Dựa vào triệu chứng bệnh:
+ Biểu hiện của nguyên nhân sinh lý:
- Trẻ có thể không đi ngoài trong 2 ngày nhưng vẫn xì hơi được.
- Bụng không bị chướng to.
- Đa số các bé vẫn ăn ngủ và chơi bình thường.
- Khi đi ngoài, trẻ rặn bình thường và phân mềm.
+ Biểu hiện của nguyên nhân bệnh lý:
- Bụng chướng to
- Hay quấy khóc hoặc khóc thét đột ngột
- Nôn ói
- Một số trường hợp sẽ còn bị sốt
- Phân có máu và dịch nhầy.
+ Chẩn đoán bệnh ở trẻ ở sinh không đi ngoài 2 ngày dựa vào tính chất phân:
- Phân màu xanh lá: Sau khi sinh khoảng 4 ngày mà trẻ vẫn đi ngoài phân có màu xanh lá thì có thể hệ tiêu hóa đã bị nhiễm trùng. Trường hợp cá biệt thì đó là dấu hiệu cho thấy trẻ không phù hợp với thành phần dinh dưỡng trong sữa (bao gồm cả sữa mẹ).
- Phân màu vàng nhạt: Có thể đó là dấu hiệu của bệnh vàng da.
- Phân lỏng, có bọt, tanh và có dịch nhầy hoặc máu: Có thể trẻ đang bị tiêu chảy. Đồng thời, cơ thể trẻ lúc này đang mất nước nghiêm trọng. Biểu hiện của tình trạng mất nước là: Khô môi, mắt trũng, người vật vã và khóc không ra nước mắt.
- Phân cứng và khô, trẻ phải rặn nhiều khi đi ngoài. Đây là một trong những dấu hiệu thường thấy của tình trạng táo bón.
Các xét nghiệm cận lâm sàng:
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm phân
- Siêu âm hay chụp X-quang bụng…
Trước khi thực hiện các biện pháp chẩn đoán y học, dựa vào biểu hiện, bác sĩ có thể xác định được nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh 2 ngày không đi ngoài được là từ sinh lý hay bệnh lý. Từ đó đưa ra phương án khắc phục, điều trị phù hợp nhất cho bé.
Cách điều trị cho trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày
Đa số các trường hợp trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày có nguyên nhân sinh lý và không cần quá lo lắng. Bạn có thể chủ động giúp trẻ đi ngoài bình thường trở lại bằng các biện pháp tại nhà.
Tuy nhiên, trường hợp trẻ không đi ngoài có nguyên nhân từ bệnh lý thì rất đáng lo ngại. Nguy cơ tử vong rất cao nếu không được phẫu thuật hoặc điều trị kịp thời. Dưới đây là những cách khắc phục, điều trị cho trẻ sơ sinh 2 ngày không đi ngoài được:
1. Tăng cữ bú và chú ý chất lượng sữa
Một trong những cách tốt nhất giúp trẻ cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa nói chung và đi ngoài không được nói riêng là tăng cường cho trẻ bú sữa mẹ. Các nguồn khoáng chất quý giá và dồi dào trong sữa mẹ sẽ giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, đồng thời “chiến đấu” hiệu quả với các vấn đề về tiêu hóa.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý nâng cao chất lượng sữa mẹ thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ như mồng tơi, rau dền, đu đủ, mận và chuối vào trong bữa ăn của mẹ cũng góp phần giúp bé dễ tiêu hóa hơn.
Nếu trẻ dùng sữa công thức, bạn hãy thử đổi loại sữa khác. Nên tham khảo ý kiến chuyên gia về thành phần sữa phù hợp với giai đoạn hiện tại của trẻ.
Xem thêm: 5 Loại sữa cho trẻ sơ sinh bị táo bón đang được review tốt
2. Cho trẻ uống nhiều nước
Nếu con bạn trên 6 tháng tuổi, bạn nên cho trẻ uống từ 100 – 200ml nước mỗi ngày. Trẻ dùng sữa công thức sẽ uống nước nhiều hơn trẻ dùng sữa mẹ.
Tốt nhất, bạn nên cho con uống nước ấm, mỗi lần uống vài ngụm nhỏ. Tránh cho trẻ uống nhiều nước trước và sau khi sử dụng đồ ăn dặm gây ảnh hưởng đến tiêu hóa.
3. Massage bụng hoặc tập thể dục cho trẻ
Những phương pháp này khá hiệu quả đối với các trường hợp trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày do táo bón. Các động tác mát xa, thể dục sẽ giúp kích thích nhu động ruột, cải thiện chức năng tiêu hóa, giúp trẻ đi ngoài đều đặn hơn.
Cách massage bụng:
- Bạn chỉ cần đặt 3 ngón tay giữa lên vị trí bên trái rốn trẻ
- Xoa nhẹ nhàng theo hình tròn
- Thực hiện trong khoảng 1 – 3 phút thì dừng lại
- Mỗi ngày nên thực hiện 1 – 2 lần để kích thích nhu động ruột của trẻ.
Tập thể dục đạp xe đạp cho trẻ dễ đi cầu:
- Hãy đặt trẻ nằm ngửa trên giường, chân hướng về phía bạn.
- Sau đó dùng tay bạn cầm chân trẻ và chuyển động tương tự như đạp xe.
- Bạn cần thực hiện các động tác này 1 – 2 lần trong ngày. Mỗi lần kéo dài khoảng 3 phút
- Chú ý hãy thực hiện thật nhẹ nhàng vì xương của trẻ rất yếu.
Hướng dẫn chi tiết: 2Cách massage bụng cho trẻ sơ sinh bị táo bón dễ đi cầu
4. Tắm nước ấm cho trẻ
Đây là một trong những cách kích thích trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày có thể đi cầu nhanh hơn. Nước ấm sẽ giúp làm giãn nở các cơ ở hậu môn và kích thích nhu động ruột để phân được đào thải ra ngoài dễ dàng.
5. Thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh 2 ngày không đi ngoài
Bạn có thể thụt mật ong cho trẻ sơ sinh bị táo bón để kích thích đi ngoài. Tuy nhiên, trước khi thực hiện cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bởi phương pháp này có thể hiệu quả nhưng không được áp dụng cho tất cả các trường hợp.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một điều rằng việc dùng thuốc thụt không được khuyến khích sử dụng đối với trẻ sơ sinh. Nếu dùng thuốc bôi dạng gel cũng cần phải hỏi ý kiến bác sĩ.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt? Cách thụt và lưu ý
6. Điều trị bằng y tế
Nếu sau 2 ngày mà con bạn vẫn không đi ngoài được dù đã áp dụng các biện pháp tự nhiên hoặc trẻ xuất hiện thêm các triệu chứng khác nghi ngờ bệnh lý, bạn nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện khám. Tùy vào tình trạng cụ thể, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị cho trẻ khi chưa xác định rõ nguyên nhân khiến trẻ 2 ngày không đi ngoài được.
Tóm lại, việc trẻ sơ sinh không đi ngoài trong 2 ngày không nhất thiết là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, miễn là trẻ không có triệu chứng khác bất thường. Tuy nhiên, cha mẹ nên quan sát bé chặt chẽ và không ngần ngại tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ nếu cảm thấy lo lắng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Viêm ruột ở trẻ sơ sinh – Triệu chứng, điều trị và lưu ý
- Trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày – Ba mẹ cần cảnh giác
Bình luận (1)
Bác sĩ cho e hỏi Con e nay được tháng 11 ngày hôm e có ra bv nhi đông2 Dài Gòn họ chuẩn đoán con e bị rối loạn tiêu hóa..Họ có kê đơn thuốc cho e..E cho con e uống nay đc 2 ngay rồi mà con e không đi tiêu được..Rặn ỉa chỉ địt thôi như vậy có làm sao không ạ..Bs tư vấn giùm e ạ e lo lắm