Trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày – Ba mẹ cần cảnh giác

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày không chỉ gây ra những khó chịu, mệt mỏi cho bé mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe mà ba mẹ không thể lờ đi. 

Biểu hiện trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày

Tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh thường xảy ra khi bé bú sữa công thức hoặc đang tập ăn dặm nhưng không kéo dài quá lâu. Tuy nhiên, một số bé bị táo bón kéo dài trong nhiều ngày khiến nhiều phụ huynh lo lắng.

trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày
Táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng khá phổ biến nhưng ba mẹ cần đặc biệt cẩn trọng khi tình trạng này kéo dài nhiều ngày

Các triệu chứng có thể gặp khi trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày bao gồm:

  • Khó khăn khi đi ngoài: Trẻ có thể biểu hiện sự khó chịu, đỏ mặt và căng thẳng khi cố gắng đi ngoài.
  • Phân cứng và khô: Phân của trẻ sơ sinh thường mềm và dễ dàng được đẩy ra ngoài. Tuy nhiên, khi bị táo bón lâu ngày, phân trở nên khô và cứng, thậm chí có thể là dạng viên, gây khó khăn và đau đớn cho trẻ khi đi ngoài.
  • Ít đi ngoài hơn bình thường: Trẻ sơ sinh thường đi ngoài nhiều lần mỗi ngày. Nếu trẻ bắt đầu đi ngoài ít hơn, đặc biệt là ít hơn ba lần mỗi tuần, đây có thể là dấu hiệu của táo bón.
  • Quấy khóc và bất an: Trẻ bị táo bón thường cảm thấy không thoải mái và có thể quấy khóc nhiều hơn bình thường, đặc biệt là trước hoặc trong quá trình cố gắng đi ngoài.
  • Bụng chướng và cứng: Ba mẹ có thể nhận thấy bụng của trẻ cảm thấy chướng và cứng hơn so với bình thường. Điều này chỉ ra rằng có sự tích tụ phân trong ruột qua nhiều ngày.
  • Khó chịu sau khi ăn: Trẻ có thể cảm thấy khó chịu hoặc bắt đầu quấy khóc sau khi ăn do cảm giác đầy hơi và không thoải mái liên quan đến táo bón lâu ngày.
  • Nôn mửa: Trong một số trường hợp, táo bón nặng có thể dẫn đến nôn mửa do áp lực tăng lên trong dạ dày và ruột của trẻ.
  • Phân có dấu hiệu máu: Thỉnh thoảng, việc cố gắng đi ngoài có thể gây tổn thương cho niêm mạc hậu môn của trẻ, dẫn đến tình trạng phân có lẫn máu.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày

Táo bón lâu ngày ở trẻ sơ sinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó các bệnh lý cần được ba mẹ và các bác sĩ đặc biệt chú ý.

  • Bệnh Hirschsprung: Một tình trạng hiếm gặp mà trong đó một phần của đại tràng thiếu các tế bào thần kinh, làm giảm khả năng đẩy phân ra ngoài, dẫn đến táo bón nghiêm trọng và kéo dài.
  • Suy giảm chức năng tuyến giáp: Bệnh có thể làm chậm quá trình trao đổi chất, bao gồm cả quá trình tiêu hóa, dẫn đến táo bón lâu ngày ở trẻ sơ sinh.
  • Bệnh xơ nang: Là một rối loạn di truyền làm ảnh hưởng đến các tuyến mồ hôi, dịch nhầy và tiêu hóa. Trẻ sơ sinh mắc căn bệnh này thường gặp vấn đề với hệ tiêu hóa, bao gồm cả táo bón.
  • Các rối loạn chuyển hóa: Các vấn đề chuyển hóa, như các rối loạn chuyển hóa canxi hoặc magnesium, cũng có thể gây ra táo bón kéo dài lâu ngày ở trẻ sơ sinh.
  • Dị tật bẩm sinh: Các vấn đề về cấu trúc của hệ tiêu hóa, như teo/hẹp trực tràng, phình đại tràng bẩm sinh cũng có thể gây táo bón.
  • Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột: Sự mất cân bằng trong vi khuẩn đường ruột xảy ra do trẻ uống nhiều thuốc kháng sinh hoặc nhiễm trùng đường ruột có thể làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và gây táo bón.
  • Do sữa công thức không phù hợp: Sữa công thức có thành phần khác biệt so với sữa mẹ, đôi khi khó tiêu hóa hơn hoặc được pha không đúng cách đều khiến trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày.
  • Bắt đầu giai đoạn ăn dặm: Trẻ sơ sinh có thể gặp phải táo bón nếu chế độ ăn không cung cấp đủ chất xơ hoặc do hệ tiêu hóa của trẻ chưa thích nghi được với sự thay đổi từ sữa sang thực phẩm rắn.
  • Mất nước hoặc không đủ lượng lỏng: Trẻ bắt đầu ăn dặm và cần thêm nước để giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Nếu không được cung cấp đủ nước, phân của bé sẽ trở nên khô cứng và gây khó khăn cho việc đi ngoài.
trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày là bệnh gì
Mắc bệnh đại tràng phình to là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày không khỏi

Cách trị táo bón lâu ngày cho trẻ sơ sinh

Một số trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày có thể được điều trị bằng y tế. Tuy nhiên, việc điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động có thể giúp ích cho một số trường hợp:

1. Điều trị bằng y tế

Phương pháp được lựa chọn tùy theo nguyên nhân gây táo bón lâu ngày cho trẻ:

Trường hợp bị phình đại tràng

Ở mức độ nhẹ và vì một vài lý do đặc biệt nào đó về thể trạng của bé, có thể các bác sĩ chỉ dùng thuốc kết hợp với chế độ dinh dưỡng thích hợp để cải thiện tình trạng phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, không trị được triệt để bệnh.

Muốn khỏi bệnh hoàn toàn, bé nhất thiết phải được phẫu thuật. Yêu cầu về tay nghề bác sĩ lẫn trang thiết bị thực hiện khá cao. Do đó, không nhiều bệnh viện có thể điều trị được bệnh này.

Khi phẫu thuật, các bác sĩ sẽ cắt bỏ đoạn trực tràng hoặc đại tràng vô hạch. Sau đó, nối đầu đại tràng bình thường với ống hậu môn. Khả năng thành công của phẫu thuật phụ thuộc nhiều vào thời điểm phát hiện bệnh. Phát hiện càng sớm thì thành công càng cao và ít xảy ra biến chứng.

Phương pháp phẫu thuật đối với bệnh phình đại tràng cho trẻ sơ sinh đang được áp dụng hiện nay là Pull through. Đây là phương pháp phẫu thuật 1 lần và không để lại sẹo.

Bệnh nhân bị suy giáp bẩm sinh:

Trẻ mắc bệnh này được điều trị bằng thuốc bổ sung Thyroxin. Trong 2 năm đầu đời, trẻ cần được thử máu định kỳ nhiều lần để kiểm tra nồng độ chất này trong máu. Căn cứ vào đó, các bác sĩ sẽ tăng hoặc giảm lượng thuốc. Sau khoảng thời gian này, số lần thử máu sẽ ít đi.

Mắc bệnh suy giáp bẩm sinh, trẻ cần phải uống Thyroxin suốt đời. Hiện nay, hầu hết các nhà thuốc lớn trên toàn quốc điều có bán loại thuốc này. Trẻ em dưới 6 tuổi sẽ được điều trị miễn phí. 

Về bản chất, Thyroxin chỉ đóng vai trò thay thế một loại nội tiết tố mà trẻ bị suy tuyến giáp không thể tự sản xuất. Do đó, nó không gây ra phản ứng phụ với cơ thể. Điều ba mẹ cần làm là giúp trẻ bổ sung chất này đúng liều và tái khám theo lời dặn của bác sĩ.

Trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày do suy giáp bẩm sinh
Trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày do suy giáp bẩm sinh phải bổ sung Thyroxin suốt đời

Ngoài ra, một số trẻ có thể được chỉ định điều trị táo bón bằng thuốc nhuận tràng. Nhóm thuốc này có nhiều loại với những dạng bào chế, tác dụng và cách sử dụng khác nhau. Cha mẹ chỉ nên cho con dùng thuốc khi được bác sĩ chỉ định và theo dõi sát trong suốt quá trình điều trị.

Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh 1-6 tháng tuổi bị táo bón – Điều mẹ cần biết

Phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà cho trẻ sơ sinh bị táo bón kéo dài

Ngoài phương pháp điều trị bằng y tế, cha mẹ có thể áp dụng các mẹo tự nhiên dưới đây để giúp trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày nhanh khỏi bệnh:

– Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Nếu nuôi con bằng sữa mẹ thì người mẹ phải thay đổi chế độ dinh dưỡng cùng với bé. Cần chú ý bổ sung các thực phẩm nhiều chất xơ vào bữa ăn, chẳng hạn như rau củ quả tươi, ngũ cốc và các loại đậu.

Mặt khác, mẹ và bé cần uống nhiều nước. Điều này khiến phân của bé mềm và dễ đào thải ra ngoài hơn.

Ngoài ra, bổ sung thêm nước ép hoa quả cho mẹ và bé trên 6 tháng tuổi cũng mang lại hiệu quả cải thiện tình trạng táo bón kéo dài. Loại nước này còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, giúp bé phát triển khỏe mạnh.

cách điều trị táo bón lâu ngày ở trẻ
Bé cần được bổ sung nhiều chất xơ để cải thiện tình trạng táo bón lâu ngày

Đừng bỏ qua: 5 Loạinước ép trị táo bón cực hay cho bé

– Ngâm hậu môn trẻ bằng nước ấm

Nước ấm có tác dụng giãn nở cơ hậu môn. Do đó, việc ngâm hậu môn trong nước ấm sẽ giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn. Ba mẹ nên ngâm hậu môn bé 1-2 lần/ 1 ngày. Mỗi lần ngâm khoảng 5-10 phút. Bên cạnh đó, ba mẹ hãy lưu ý đến nhiệt độ của nước bởi da bé rất mỏng và nhạy cảm.

– Massage bụng cho bé

  • Ba hoặc mẹ dùng 3 ngón tay giữa chụm lại và đặt gần rốn bé.
  • Kết hợp giữa xoa nhẹ và lực ấn vừa đủ với độ cứng của bụng bé.
  • Thực hiện động tác này vài lần, mỗi lần khoảng 3 phút để hỗ trợ bé đẩy thức ăn khó tiêu trong ruột xuống hậu môn. 

Tình trạng táo bón kéo dài ở trẻ sơ sinh không những khiến bé cảm thấy không thoải mái mà còn là tín hiệu quan trọng về vấn đề sức khỏe cần được quan tâm đúng mức. Vì vậy, phụ huynh nên chú trọng đến chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt hàng ngày của bé, đồng thời không ngần ngại tham khảo ý kiến của bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp và kịp thời.

Có thể bạn chưa biết

Chia sẻ:
Trẻ 4 tuổi bị táo bón, cha mẹ nên làm gì? Trẻ 4 tuổi bị táo bón – Cách trị và phòng ngừa
Khi trẻ 4 tuổi bị táo bón, cha mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ. Ngoài ra,…
Các loại thuốc trị táo bón cho trẻ em & lưu ý khi dùng
Các loại thuốc trị táo bón cho trẻ em phổ biến bao gồm thuốc nhuận tràng thẩm thấu, thuốc tạo…
bà bầu đi ngoài ra máu Bà bầu đi ngoài ra máu có sao không và cách xử lý an toàn
Bà bầu đi ngoài ra máu có thể khiến nhiều người cảm thấy lo lắng và bất an. Đây là…
tác hại của bệnh trĩ Tác hại của bệnh trĩ từ từ nhưng đau đớn hơn bạn nghĩ
Bệnh trĩ mặc dù không quá nguy hiểm nhưng tác hại của bệnh trĩ thường đến từ từ khiến người…
Bé bị táo bón không đi ngoài được phải làm sao?

Bé bị táo bón không đi ngoài được là tình trạng phổ biến nhưng cũng khiến nhiều bậc phụ huynh…

Bạn có thể phòng chống táo bón nhờ một chế độ ăn uống khoa học và một lối sinh hoạt lành mạnh. Cách chống táo bón hiệu quả từ chế độ ăn uống, sinh hoạt

Bạn có thể chống táo bón bằng cách ăn uống đầy đủ chất, tăng cường ăn chất xơ, trái cây…

Thuốc trị táo bón Sorbitol: Cách sử dụng & giá bán

Thuốc trị táo bón Sorbitol là nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu. Loại thuốc này tác dụng làm gia tăng…

cách chữa táo bón sau sinh 10 cách trị táo bón sau sinh tự nhiên “Nhanh lại tốt sữa”

Lựa chọn được cách trị táo bón sau sinh an toàn, hiệu quả và không ảnh hưởng đến nguồn sữa…

bà bầu bị táo bón có ảnh hưởng gì không Bà bầu bị táo bón có ảnh hưởng gì tới bé không?

Bà bầu bị táo bón kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của em bé…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua