Sâu Răng Có Chữa Được Không? Chia Sẻ Từ Nha Sĩ

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Sâu răng có chữa khỏi được không hay cần phải can thiệp điều trị nha khoa? Điều trị sâu răng bằng biện pháp nào là tốt nhất là những vấn đề nhiều người thắc mắc. Cùng tìm hiểu câu trả lời chính xác trong bài viết sau đây. 

Sâu răng có tự khỏi được không?
Sâu răng có chữa khỏi được không còn phụ thuộc vào thời gian phát hiện bệnh và phương pháp điều trị

Sơ nét về bệnh sâu răng

Sâu răng là tình trạng bề mặt bên ngoài (hay còn gọi là men răng) bị vi khuẩn, axit phá hủy, bào mòn và ăn dần vào bên trong cấu trúc răng. Chúng hình thành các lỗ sâu màu đen mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai do gây ra đau nhức, ê buốt kéo dài… Nguyên nhân lớn nhất gây ra sâu răng là do thói quen vệ sinh răng miệng kém, các mảng bám thức ăn thừa còn sót lại kết hợp axit bị vi khuẩn lên men, nhất là các loại thực phẩm nhiều đường.

Đây là một trong những bệnh về răng miệng phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể gặp phải từ người lớn đến trẻ em. Có nhiều mức độ sâu răng khác nhau dựa theo mức độ thương tổn và các triệu chứng đi kèm. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, sâu răng ngày càng diễn tiến nặng và biến chứng thêm nhiều bệnh lý khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. 

Sâu răng có tự khỏi được không?
Sâu răng kéo dài lâu năm không chữa trị có thể gây mất răng vĩnh viễn, ảnh hưởng khả năng ăn nhai và gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe

Cụ thể một số biến chứng thường gặp của sâu răng như:

  • Đau răng sâu: Các ổ sâu viêm ngày càng sinh sôi, phát triển ăn sâu vào tủy, lan rộng sang các bộ phận xung quanh răng như nướu, xoang hàm… Tình trạng này gây ra những cơn đau nhức kéo dài, thậm chí ngày càng có xu hướng tăng mức độ đau dù không có bất kỳ tác động nào. 
  • Ảnh hưởng ăn uống: Răng sâu phát triển quá mức khiến cấu trúc răng bị phá hủy. Kèm theo đó là tình trạng viêm tủy, chết tủy khiến máu không còn lưu thông đến răng và bị hoại tử hoàn toàn. Hậu quả là vi khuẩn lây lan làm viêm nhiễm mô xung quanh chóp răng, gây ra áp xe răng, mất răng vĩnh viễn và ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Từ đó kéo theo hàng loạt các vấn đề về khả năng ăn uống và suy giảm hệ tiêu hóa. 
  • Mất thẩm mỹ: Với sâu răng nhẹ sẽ làm xuất hiện các chấm đen li ti, còn sâu răng nặng sẽ là những lỗ hổng lớn màu đen, kèm theo mùi hôi miệng chịu. Do đó, sâu răng dù nặng hay nhẹ đều khiến người bệnh tự ti với nụ cười của mình, gây hạn chế về giao tiếp.
  • Ảnh hưởng đời sống tinh thần: Đau nhức răng sâu lan rộng lên đầu gây đau đầu, khó chịu. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh mất ăn mất ngủ, lâu ngày dẫn đến suy nhược cơ thể và không còn sức sống, tinh thần cũng theo đó mà suy giảm. Ảnh hưởng này thường được thể hiện rõ nhất ở trẻ em. 
  • Đe dọa tính mạng: Rất ít những trường hợp sâu răng gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên không phải là không xảy ra. Khi sâu răng không được điều trị đúng cách, dẫn đến viêm tủy, hoại tử, các ở sâu viêm ngày càng phát triển, lan rộng sang nhiều bộ phận khác như hòa vào dòng máu gây nhiễm trùng huyết hoặc lan xuống trung thất đe dọa đến tính mạng. 

Sâu răng có tự khỏi được không?

Theo các chuyên gia nha khoa, sâu răng là một bệnh lý mãn tính không thể tự khỏi được nhưng nếu được điều trị đúng phương pháp sẽ nhanh chóng dứt điểm tiến triển của bệnh và phục hồi chức năng răng như bình thường. Tùy vào từng giai đoạn sâu răng cụ thể mà nha sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách điều trị phù hợp nhất. 

Sâu răng có tự khỏi được không?
Sâu răng là căn bệnh mãn tính không thể tự khỏi nếu không can thiệp điều trị sớm
  • Trường hợp sâu răng vừa chớm: Những trường hợp phát hiện các lỗ sâu li ti màu trắng ngà và răng chỉ hơi ê buốt, chưa đau nhức hay có các triệu chứng rõ rệt sẽ được xếp vào trường hợp sâu răng vừa chớm giai đoạn đầu. Việc điều trị trong giai đoạn này thường khá đơn giản, đem lại kết quả cao và ít tốn kém chi phí. Phương pháp điều trị thường là tái khoáng men răng tại nha khoa, kết hợp chăm sóc vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng tại nhà. 
  • Trường hợp sâu răng đã hình thành lỗ sâu: Nếu bề mặt răng đã xuất hiện các lỗ sâu, mất đi một lượng mô răng cứng, thậm chí đã chạm vào tủy thì bắt buộc phải nạo bỏ tổ chức sâu và điều trị phục hồi tủy. Sau đó, áp dụng các kỹ thuật nha khoa hàn trám hoặc bọc răng sứ để ngăn chặn diễn tiến viêm nhiễm cũng như phục hồi chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ. 
  • Trường hợp sâu răng nặng: Những trường hợp sâu răng nặng đến mức cấu trúc răng bị phá vỡ, răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng… sẽ được chỉ định nhổ bỏ khi không còn khả năng phục hồi được nữa. Cách này cũng nhằm ngăn chặn biến chứng và viêm nhiễm lây lan sang những chiếc răng khác. 

Các phương pháp điều trị sâu răng hiệu quả nhất

Quá trình điều trị sâu răng có hiệu quả hay không phụ thuộc phần lớn vào phương pháp thực hiện. Như đã nói, tùy theo từng mức độ răng sâu nặng hay nhẹ sau thăm khám mà nha sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là chi tiết một số cách điều trị tốt nhất hiện nay:

1. Điều trị y tế tại nha khoa 

Ổ sâu răng hoàn toàn không thể tự mất đi nếu không được can thiệp. Trong nha khoa có rất nhiều kỹ thuật để thực hiện điều này cũng như giúp phục hồi cấu trúc, hình dạng và chức năng của răng. Có thể kể đến như:

Tái khoáng men răng

Đây thực chất là quá trình bổ sung các khoáng chất cần thiết cho lớp men răng ngoài cùng. Thường là canxi và phốt pho giúp tráng lại các lỗ sâu li ti, cải thiện tình trạng ê buốt, phục hồi chức năng bảo vệ cấu trúc ngà răng và tủy răng bên trong. Trên thực tế, có rất nhiều giải pháp tái khoáng răng khác nhau, trong đó việc xây dựng chế độ ăn uống giàu florua, canxi, phốt pho… hoặc sử dụng kem đánh răng chứa nhiều hoạt chất florua, kali, kẽm… được xem là cách tái khoáng răng đơn giản nhất. 

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể chọn cách thực hiện tái khoáng men răng tại nhà khoa. Quá trình thực hiện rất đơn giản và nhanh chóng, chỉ mất từ 10 – 15 phút. Nha sĩ sẽ dùng hỗn hợp dung dịch chứa các chất gồm florua, phốt pho, canxi… trám vào vị trí răng đang chớm sâu để làm thu hẹp những vùng vôi trắng hoặc ức chế sự phát triển của chúng, ngăn chặn các tác động của vi khuẩn gây hại đến cấu trúc răng bên trong.  

Hàn trám răng sâu

Hàn răng sâu là kỹ thuật nha khoa được áp dụng rất phổ biến đối với hầu hết các trường hợp sâu răng có lỗ màu vàng hoặc đen, nhưng chưa ảnh hưởng đến tủy răng. Phương pháp này sử dụng các vật liệu nha khoa bền chắc, cứng để lấp đầy lỗ sâu răng, khôi phục cấu trúc bề mặt và chức năng ăn nhai. Hiện nay, có 2 phương pháp hàn trám là trám thông thường và trám thẩm mỹ tùy theo nhu cầu mong muốn của bệnh nhân. 

Sâu răng có tự khỏi được không?
Hàn răng sâu là kỹ thuật nha khoa đem lại hiệu quả cao trong những trường hợp sâu răng có lỗ đen nhỏ

Trước khi tiến hành trám răng, bác sĩ sẽ tiến hành nạo bỏ tổ chức sâu viêm và làm sạch xoang răng nhằm đảm bảo không còn viêm nhiễm. Sau đó, dùng vật liệu trám (thường là Composite hoặc Amalgam) trám vào lỗ sâu, điều chỉnh lại hình dạng răng cho tự nhiên và chiếu đèn làm đông cứng vật liệu trám. Thời gian thực hiện hàn trám răng thường diễn ra nhanh chóng và ít bị đau nhức.  

Bọc răng sứ

Trường hợp sâu răng tạo thành lỗ hổng lớn, tổn thương đến tủy thì phương pháp điều trị tốt nhất là chữa tủy và bọc mão sứ. Vì lỗ sâu lớn dù có trám lại cũng sẽ không thể đảm bảo tốt chức năng, thời gian trám không được lâu. Thay vào đó, sau khi vệ sinh làm sạch ổ sâu, chữa tủy xong, nha sĩ sẽ tiến hành bọc răng sứ để vừa giúp răng cứng cáp thực hiện chức năng ăn nhai vừa có tính thẩm mỹ. 

Nhổ răng và trồng răng mới

Nhổ răng là phương pháp cuối cùng được áp dụng trong điều trị sâu răng, áp dụng cho những trường hợp răng sâu hoàn toàn, không còn khả năng phục hồi. Sau khi nhổ bỏ răng, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh phương pháp trồng răng mới phù hợp như làm hàm giả tháo lắp hoặc cấy Implant. 

2. Dùng thuốc trị sâu răng

Tùy theo nguyên nhân và mức độ sâu răng của từng người mà toa thuốc sử dụng sẽ khác nhau. Một số loại thuốc trị sâu răng thường được dùng để điều trị ngoại trú như:

  • Thuốc kháng sinh như tetracylin, amoxicyllin, doxycyclin, spiramycin… kết hợp thuốc giảm đau như paracetamol, aspirin, ibuprofen…, phối hợp cùng metronidazol. 
  • Với những người bị sâu răng do các loại vi khuẩn ái khí và kỵ khí có thể dùng các loại kháng sinh nhóm beta lactam và metronidazol. 
  • Kết hợp bổ sung các loại vitamin C, A, B2, D3… hoặc các loại dung dịch, gel bôi theo chỉ định để cải thiện các triệu chứng đau răng, ê buốt… 

3. Chữa sâu răng bằng thảo dược tự nhiên

Trong tự nhiên có rất nhiều loại thảo dược tự nhiên chữa sâu răng tốt. Cách này phù hợp với những người bị sâu răng nhẹ trong giai đoạn đầu. Có thể kể đến như:

Sâu răng có tự khỏi được không?
Tỏi chứa các chất kháng sinh tự nhiên giúp giảm đau và ngăn chặn viêm nhiễm do sâu răng gây ra
  • Tỏi: Trong tỏi chứa hàm lượng cao các chất kháng sinh tự nhiên như Allicin, Azoene, Dianlliul Disulfide… với khả năng tiêu diệt và ức chế sự tấn công của các loại vi khuẩn gây sâu răng. Bạn dùng tỏi giã nhuyễn đắp vào răng sâu từ 10 – 15 phút mỗi ngày, thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. 
  • Gừng: Gừng tươi chứa các hoạt chất như tecpen, menzingibain, oleoresin… với đặc tính giảm viêm, kháng khuẩn. Nhờ đó phù hợp sử dụng để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Bạn dùng gừng tươi giã nhuyễn lấy nước cốt chấm vào răng sâu hoặc đun sôi lấy nước súc miện nhiều lần trong ngày sẽ đạt hiệu quả rất tốt. 
  • Nha đam: Gel nha đam có khả năng giải độc, khử trùng tốt, đặc biệt chứa nhiều dưỡng chất tốt chống oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn cũng như tăng sức đề kháng. Nhờ đó giúp cải thiện tốt tình trạng nhiễm khuẩn trong khoang miệng. Bạn có thể dùng nha đam chữa sâu răng bằng nhiều cách khác nhau như bôi gel nhựa vào răng sâu, xay nhuyễn thịt nha đam lấy nước cốt để ngậm hoặc ép nước uống hàng ngày. 
  • Muối: Muối là nguyên liệu có đặc tính sát khuẩn tự nhiên cao, làm sạch, khử mùi và bổ sung các khoáng chất cần thiết tốt cho răng miệng. Chỉ cần súc miệng bằng nước muối pha loãng thường xuyên sẽ giúp xoa dịu cơn đau, giảm viêm và ngăn chặn tiến triển của sâu răng. 

Lưu ý: Chữa sâu răng bằng thảo dược tự nhiên chỉ phù hợp với những trường hợp bị sâu răng nhẹ và chưa có biến chứng. Không áp dụng thay thế cho những biện pháp y tế chuyên sâu. 

4. Chăm sóc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa

Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị với mục đích loại bỏ sâu viêm, người bệnh cũng cần chủ động thực hiện các cách chăm sóc để hỗ trợ quá trình điều trị cũng như phòng ngừa tái phát sâu răng lâu dài. Dưới đây là một số biện pháp cụ thể:

Sâu răng có tự khỏi được không?
Giữ vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng là cách tốt nhất để phòng ngừa sâu răng và các bệnh lý răng miệng khác
  • Giữ vệ sinh răng miệng đều đặn hàng ngày, chải răng tối thiểu 2 lần/ ngày sáng – tối. Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, súc miệng nước muối sau khi ăn để tăng hiệu quả làm sạch tối đa.
  • Chải răng nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật để tránh làm tổn thương răng, nướu. Thay mới bàn chải thường xuyên 3 tháng/ lần. 
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều đường, chiên rán, cay nóng, nước ngọt có gas… Thay vào đó nên tăng cường các loại rau xanh, củ quả, trái cây tươi và uống nhiều nước để hạn chế nguy cơ gây sâu răng. 
  • Thăm khám định kỳ và lấy cao răng mảng bám 6 tháng/ lần để giữ cho răng miệng luôn sạch sẽ. Đồng thời, sớm phát hiện các bất thường và điều trị kịp thời ngăn ngừa các rủi ro khó lường về sau. 

Có thể thấy, sâu răng có chữa khỏi được không phụ thuộc vào việc bạn phát hiện bệnh sớm hay muộn cũng như có điều trị đúng hướng hay không. Các chuyên gia nha khoa nhận định sâu răng hoàn toàn có thể chữa khỏi được chỉ cần người bệnh hợp tác tích cực trong điều trị và vệ sinh chăm sóc. Để chữa sâu răng hiệu quả nên chọn những cơ sở nha khoa uy tín, có dịch vụ chất lượng để đạt hiệu quả cao. 

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Răng sâu bị vỡ Răng Sâu Bị Vỡ: Biểu Hiện và Cách Khắc Phục, Ngăn Ngừa

Răng sâu bị vỡ xảy ra do các yếu tố va đập, bị tác động mạnh hoặc cũng có thể…

Lá tía tô chữa sâu răng Cách Chữa Sâu Răng Bằng Lá Tía Tô Dễ Thực Hiện Tại Nhà

Cách chữa sâu răng bằng lá tía tô được áp dụng rộng rãi trong phạm vi dân gian vì có…

Lá lốt trị sâu răng 5 Cách Chữa Sâu Răng Bằng Lá Lốt Hiệu Quả Đến Bất Ngờ

Các cách chữa sâu răng bằng lá lốt được áp dụng rộng rãi trong phạm vi dân gian và mang…

Lá ổi trị sâu răng 6 Cách Chữa Sâu Răng Bằng Lá Ổi Dễ Dùng Ngay Tại Nhà

Cách chữa sâu răng bằng lá ổi giúp cải thiện một số triệu chứng do bệnh lý gây ra, giúp…

Đau răng sâu Đau Răng Sâu Là Do Đâu? Các Cách Chữa Giúp Giảm Đau

Đau răng sâu là triệu chứng hầu hết người bệnh nào cũng gặp phải dù ít dù nhiều hoặc có…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua