Răng Sâu Lâu Năm: Để Lâu Có Sao Không? Điều Trị Sao?
Răng sâu lâu năm gây phá hủy men và ngà răng dẫn đến viêm tủy răng, răng lung lay, vỡ, gãy rụng và gây ra nhiều biến chứng nặng nề khác nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương răng và các biểu hiện đi kèm, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Răng sâu lâu năm để lâu có sao không?
Sâu răng là sự phá hủy men răng do vi khuẩn sâu răng tiết ra axit. Về cơ chế thì quá trình hủy khoáng và tái khoáng sẽ diễn ra cân bằng, tuy nhiên khi có tác động của vi khuẩn sẽ đẩy nhanh quá trình hủy khoáng. Từ đó hình thành các lỗ sâu trên men răng và ngà răng.
Sâu răng phát triển thành nhiều giai đoạn như sâu men (thường không gây ra các biểu hiện lâm sàng) và giai đoạn sâu ngà (gây đau nhức, ê buốt, các lỗ sâu có kích thước lớn, màu nâu hoặc đen và đi kèm mùi hôi khó chịu). Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lý có thể tiến triển nặng và lan rộng đến tủy răng.
Sâu răng lâu năm là tình trạng sâu răng tiến triển trong thời gian dài. Lúc này, men răng đã bị phá hủy hoàn toàn gây tổn thương đến phần ngà răng. Răng được cấu tạo với 3 phần chính là men răng – phần cứng chắc, nằm ngoài cùng bảo vệ ngà răng và tủy răng trước sự tấn công của các tác nhân gây hại. Kế đến là ngà răng giúp răng cảm nhận được nhiệt độ, vị chua, ngọt trong các thực phẩm, thức uống. Cuối cùng là tủy răng giúp nuôi dưỡng răng, dẫn truyền cảm giác về não bộ.
Sâu răng lâu năm có thể gây ra nhiều ảnh hưởng, tác động không nhỏ đến sinh hoạt, thẩm mỹ, sức khỏe răng miệng hoặc thậm chí là sức khỏe tổng thể. Cụ thể:
1. Viêm tủy răng
Như đã đề cập, răng được cấu tạo từ men, ngà và tủy răng. Trường hợp sâu răng kéo dài sẽ làm phá hủy lớp men cứng, ngà răng và lan rộng đến tủy răng. Tủy răng là cơ quan dễ bị tổn thương và viêm nhiễm nhất khi bị vi khuẩn tấn công. Do đó, sâu răng kéo dài có thể làm răng nguy cơ viêm tủy răng.
Viêm tủy răng là biến chứng nặng nề do sâu răng gây ra. Bệnh được chia thành nhiều giai đoạn như viêm tủy răng cấp/ mãn tính, viêm tủy răng có hồi phục và không hồi phục. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương tủy và tình trạng răng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
2. Răng sâu lâu năm gây hôi miệng kéo dài
Hôi miệng là một trong những vấn đề răng miệng có thể gặp ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Thực tế, tình trạng này có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, hôi miệng do sâu răng là tình trạng khá phổ biến. Nguyên do là sự phát triển quá mức của vi khuẩn sâu răng làm mất cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng và khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.
Bên cạnh đó, các lỗ sâu có thể chứa thức ăn thừa, mảng bám không được làm sạch. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trú trụ, phát triển và gây hôi miệng. Sâu răng hôi miệng không chỉ ảnh hưởng đến giao tiếp, vị giác mà còn gây đau nhức, ê buốt, khó chịu trong quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng.
3. Răng bị vỡ
Khi sâu răng kéo dài sẽ hình thành các lỗ sâu với kích thước lớn. Điều này có thể nhận thấy, men và ngà răng ở thân răng bị phá hủy nặng nề và không thể tái khoáng. Khi vệ sinh răng miệng hoặc ăn uống, răng bị sâu có thể bị mẻ và vỡ ra nếu không được hàn trám sớm.
Bị vỡ răng do sâu răng không chỉ ảnh hưởng đến quá trình ăn uống, sinh hoạt, tính thẩm mỹ mà còn gây thay đổi cấu trúc răng. Hơn nữa, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công vào tủy răng, gây tổn thương và viêm nhiễm cơ quan này. Từ đó gây ra tình trạng đau nhức, ê buốt khó chịu.
5. Nguy cơ mất răng cao
Răng gãy rụng là một trong những biến chứng phổ biến do sâu răng lâu năm gây ra. Tình trạng này có thể xảy ra ở hệ răng sữa và cả răng vĩnh viễn. Mất răng trong trường hợp này khi men và ngà răng bị phá hủy, chân răng suy yếu, lỏng lẻo và dễ bị gãy rụng khi có tác động nhỏ.
Ngoài ra, trong một số trường hợp bị sâu răng được chỉ định nhổ răng. Việc thực hiện kỹ thuật này giúp ngăn ngừa sâu răng lan rộng sang các răng kế cạnh. Nhổ răng chỉ được thực hiện khi răng bị sâu không có khả năng phục hồi như ban đầu. Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ tiến hành phục hình răng để đảm bảo chức năng sinh lý của răng và tính thẩm mỹ.
6. Tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính
Ít ai biết răng, sâu răng kéo dài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lý mãn tính bùng phát. Từ đó, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng.
Theo đó, bệnh sâu răng có thể gây ra các bệnh như:
- Các bệnh lý về tim mạch
- Bệnh về đường hô hấp (viêm xoang hàm, viêm amidan, viêm họng, viêm thanh quản,…)
- Tiểu đường.
Trường hợp đang mắc phải các bệnh lý này, khi gặp điều kiện thuận lợi (sâu răng lâu năm) sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn, kéo dài dai dẳng, gây khó khăn trong quá trình điều trị và phục hồi. Chính vì vậy, người bệnh cần kiểm soát tốt bệnh sâu răng để phòng ngừa cũng như hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh mãn tính đạt được kết quả tốt nhất.
8. Một số biến chứng khác
Ngoài những ảnh hưởng và biến chứng trên, tình trạng sâu răng lâu năm còn gây ra một số vấn đề khác. Đối với phụ nữ mang thai bị sâu răng kéo dài có thể làm tăng một số biến chứng thai kỳ như trẻ sinh ra nhẹ cân, sinh non hoặc có nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.
Bên cạnh đó, bệnh lý cũng tác động không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh như hạn chế trong ăn uống vì cơn đau nhức, ê buốt có thể bùng phát, gặp khó khăn trong việc vệ sinh, làm sạch răng miệng. Trường hợp sâu răng cửa sẽ gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ,… Do đó, người bệnh cần chủ động trong việc thăm khám và điều trị sâu răng sớm.
Các phương pháp điều trị răng sâu lâu năm hiệu quả
Răng sâu lâu năm gây ra nhiều ảnh hưởng và biến chứng tác động không nhỏ đến sức khỏe răng miệng, chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe tổng thể của người bệnh. Vì vậy, người bệnh chủ động trong việc thăm khám và điều trị bệnh đúng cách, đồng thời kết hợp chăm sóc tại nhà.
Dưới đây là một số phương pháp thường được chỉ định trong điều trị sâu răng kéo dài:
1. Hàn trám răng
Hàn trám răng là một trong những kỹ thuật nha khoa thường được thực hiện trong điều trị sâu răng. Mục tiêu của việc thực hiện phương pháp này là che lấp, làm bít lỗ sâu, ngăn ngừa sâu răng tiến triển và phục hồi chức năng, hình dáng của răng.
Hiện nay, có nhiều vật liệu được sử dụng để trám răng như Composite, GIC cement, Amalgam, sứ, kim loại,… Tùy thuộc vào nhu cầu, tình trạng răng và khả năng tài chính của bệnh nhân, bác sĩ sẽ lựa chọn vật liệu phù hợp. Phương pháp này áp dụng cho những trường hợp bị sâu ngà, chưa lan rộng đến tủy răng.
2. Lấy tủy răng
Lấy tủy răng được thực hiện trong trường hợp sâu răng lâu năm phá hủy lớp men, ngà răng và lan rộng đến tủy. Lúc này, tủy có thể bị hoại tử một phần hoàn toàn bộ. Tùy thuộc vào mức độ viêm tủy, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tủy răng. Sau khi loại bỏ tủy răng sẽ tiến hành bơm rửa, làm sạch buồng tủy để tránh tình trạng tủy bị viêm sót lại.
Một số trường hợp có nhiều ống tủy cần lấy, phức tạp, bác sĩ sẽ hẹn lần kế tiếp để lấy hết phần tủy bị viêm. Sau khi lấy tủy, các ống tủy sẽ được trám lại bằng những vật liệu nha khoa chuyên dụng. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần sâu ở thân răng và hàn trám lại để phục hồi chức năng ăn nhai của răng cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ.
3. Bọc răng sứ
Bọc răng sứ là kỹ thuật phục hình răng được ưa chuộng hiện nay. Phương pháp này được thực hiện sau khi lấy tủy răng đối với sâu răng ở mức độ nặng. Việc bọc răng sứ không chỉ tăng tính thẩm mỹ cho răng bị sâu mà còn giúp bảo vệ răng thật trước những tác động từ các tác nhân gây hại trong khoang miệng.
Tuy nhiên, bọc răng sứ chỉ áp dụng trong trường hợp chân răng chắc chắn. Trường hợp chân răng bị suy yếu, lung lay sẽ được cân nhắc nhổ bỏ. Bởi nếu bọc răng sứ trong trường hợp này không chỉ không mang lại kết quả như mong muốn mà còn làm tăng nguy cơ phát sinh các rủi ro.
4. Nhổ và trồng răng mới
Nhổ răng là phương pháp sau cùng trong điều trị sâu răng lâu năm. Kỹ thuật này được thực hiện trong trường hợp thân răng bị phá hủy hoàn toàn, không thể phục hồi, răng suy yếu, lỏng lẽo, lung lay hoặc sâu răng có dấu hiệu lan rộng sang các răng kế cận. Quy trình nhổ răng sâu thường không quá phức tạp, sau khi nhổ răng bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc giảm đau, chống viêm cho người bệnh.
Sau khi răng sâu được loại bỏ, bạn cần can thiệp phương pháp phục hồi, trồng răng mới để đảm bảo chức năng sinh lý của răng, tính thẩm mỹ cũng như ngăn ngừa cấu trúc hàm bị biến đổi, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Một số phương pháp phục hình răng phổ biến hiện nay như trồng răng Implant, cầu răng sứ,… Tùy thuộc vào trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp trồng răng phù hợp.
5. Một số cách cải thiện bệnh tại nhà
Bên cạnh các biện pháp điều trị sâu răng lâu năm chuyên sâu, người bệnh cũng có thể áp dụng một số cách chữa sâu răng tại nhà để làm giảm một số biểu hiện do bệnh lý gây ra như đau nhức, ê buốt, hơi thở có mùi hôi, sưng nướu răng,… Việc thực hiện các mẹo chữa này thường xuyên tác động tích cực đến quá trình điều trị cũng như phòng ngừa sâu răng và các bệnh nha khoa khác.
Dưới đây là một số cách chữa sâu răng tại nhà được nhiều người áp dụng:
Súc miệng với nước muối:
- Pha 1 lít nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội với 9g muối
- Sau khi chải răng thì dùng nước này để súc miệng
- Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần để làm sạch răng miệng và cải thiện một số biểu hiện do sâu răng gây ra.
Đắp gừng tươi:
- Chuẩn bị vài lát gừng tươi mang đi giã nát
- Sau khi chải răng sạch thì dùng gừng đã giã đắp lên răng bị sâu
- Sau vài phút thì súc miệng lại với nước sạch
- Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần
Cây cúc áo chữa sâu răng:
- Chuẩn bị vài đọt cây cúc áo, sau khi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng thì để ráo
- Cho thảo dược vào cối cùng với 1 ít muối và giã nát
- Dùng đắp lên răng bị sâu sau khi đã chải răng
- Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần để cải thiện cơn đau nhức do sâu răng gây ra
Chăm sóc răng miệng giúp phòng ngừa sâu răng
Chăm sóc và vệ sinh răng miệng nghiêm ngặt là một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa sâu răng cũng như các bệnh nha khoa hiệu quả. Bên cạnh các phương pháp điều trị và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng, người bệnh cần chủ động trong việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, vệ sinh răng miệng đúng cách để kiểm soát bệnh lý nhanh chóng.
Cách chăm sóc răng miệng giúp kiểm soát và phòng ngừa sâu răng:
- Chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách là một trong những biện pháp giúp phòng ngừa sâu răng hiệu quả. Không chỉ chải răng từ 2 – 3 lần/ ngày, bạn cần dùng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng sát khuẩn hoặc nước muối để loại bỏ thức ăn thừa, mảng bám và làm sạch răng miệng tốt hơn.
- Thăm khám răng miệng và lấy cao răng định kỳ 2 lần/ năm để ngăn ngừa sâu răng tiến triển cũng như phòng ngừa các vấn đề răng miệng thường gặp khác.
- Đối với trường hợp bị sâu răng can thiệp các phương pháp phục hình, trong thời gian đầu nên dùng các món ăn mềm, dễ nhai, nuốt để hạn chế tăng áp lực lên răng, mô nướu.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D và canxi vào chế độ ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, hạn chế đường, tinh bột, bia rượu, các chất kích thích vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và làm tăng nguy cơ sâu răng.
- Từ bỏ một số thói quen xấu gây ảnh hưởng đến răng miệng như hút thuốc lá, nghiến răng khi ngủ, dùng quá nhiều đồ lạnh, nóng, dùng răng cắn, xé các vật cứng.
Răng sâu lâu năm nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng và thể trạng. Do đó, ngay khi nhận thấy biểu hiện bất thường, bạn cần chủ động đến bệnh viện/ phòng khám để được thăm khám và điều trị sớm.
Có thể bạn quan tâm:
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!