Bé bị viêm họng cấp sốt cao nên làm gì?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Bé bị viêm họng cấp sốt cao khiến nhiều cha mẹ lo lắng không biết phải xử lý thế nào. Viêm họng cấp ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai, viêm hạch mủ, nhiễm khuẩn xuất huyết…

Các biểu hiện thường gặp ở bé bị viêm họng cấp sốt cao

Khi bé bị viêm họng cấp sốt cao thường có những biểu hiện như:

  • Đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho liên tục.
  • Ở trẻ sơ sinh, bé thường bú ít, bỏ ăn, quấy khóc về đêm
  • Ở trẻ lớn hơn thì có các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, ù tai, chán ăn…
  • Ngoài ra, một số bé còn có tình trạng nổi hạch ở hai bên hàm dưới, ấn vào gây đau
Bé bị viêm họng cấp sốt cao khiến nhiều cha mẹ lo lắng
Bé bị viêm họng cấp sốt cao khiến nhiều cha mẹ lo lắng

Nguyên nhân gây viêm họng cấp ở trẻ

Viêm họng cấp gây sốt cao là tình trạng niêm mạc họng của bé bị sưng một cách nhanh chóng. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra như:

  • Do virus, vi khuẩn và nấm: Đây là các nguyên nhân chính gây viêm họng cấp ở trẻ. Có thể kể đến như virus cúm, sởi; vi khuẩn phế cầu, liên cầu, tụ cầu, vi khuẩn liên cầu khuẩn nhóm A…
  • Do yếu tố môi trường: Sự thay đột ngột của thời tiết; bụi bẩn, khói xe, bụi công nghiệp… cũng có thể là yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Viêm họng cấp, sốt cao có nguy hiểm không?

Nhiều cha mẹ cho rằng viêm họng cấp chỉ là một bệnh theo mùa và có thể tự khỏi sau 3 – 4 ngày phát bệnh. Tuy nhiên điều này chỉ đúng với những người sức đề kháng tốt.

Với người có sức đề kháng yếu như trẻ em thì bệnh diễn biến rất phức tạp với mức độ nguy hiểm cao. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh kéo dài có thể gây ra các biến chứng sau:

Không chỉ vậy, viêm họng cấp, sốt cao còn có thể do vi khuẩn liên cầu nhóm A (S.pyogenes) gây ra. Bệnh này là nguyên nhân dẫn đến chứng thấp tim ở trẻ.

Như vậy, viêm họng cấp sốt cao rất nguy hiểm. Mẹ nên cho bé được điều trị kịp thời để tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Cách xử lý khi bé bị viêm họng sốt cao

Tùy theo tình trạng viêm họng bé đang mắc phải mà cha mẹ áp dụng những cách xử lý khác nhau.

Đối với trường hợp nhẹ

Dùng khăn nhúng nước ấm, vắt ráo nước rồi lau người cho bé
Dùng khăn nhúng nước ấm, vắt ráo nước rồi lau người cho bé

Nếu bé bị viêm họng, sốt cao do yếu tố môi trường, cha mẹ thực hiện như sau:

  • Dùng khăn ấm vắt khô lau người cho bé liên tục đặc biệt là vùng cổ, nách và bẹn.
  • Cho bé uống nhiều nước nhất là nước muối loãng và nước hoa quả để bù đắp lượng nước đã mất.
  • Sử dụng một số thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt như paracetamol, ibuprofen, acetaminophen. Tuyệt đối không để trẻ dưới 12 tuổi uống aspirin.
  • Giữ ấm tốt cho bé nhất là cổ họng nhưng không nên mặc quá nhiều lớp áo.
  • Có thể bù điện giải cho bé bằng cách cho uống dung dịch oresol (ORS).

Đối với trường hợp nặng

Những trường hợp viêm họng cấp, sốt cao nặng cách xử lý tốt nhất là cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để thăm khám. Viêm họng cấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Những trường hợp cần ngay lập tức được điều trị chuyên khoa gồm:

  • Bé sốt cao liên tục, mặc dù đã chườm ấm và dùng thuốc hạ sốt nhưng không thấy hiệu quả. Hoặc sau hai ngày điều trị tại nhà mà không thấy tốt lên.
  • Bé ho nhiều, thở gấp, đôi khi co rút lồng ngực.
  • Bé đi ngoài phân lỏng, nôn nhiều và nhiều lần trong ngày.
  • Xuất hiện tình trạng chảy mủ tai.

Cách chăm sóc cho trẻ bị viêm họng cấp

Thay đổi chế độ ăn uống để bé hồi phục tốt
Thay đổi chế độ ăn uống để bé hồi phục tốt

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Chỉ khi tìm ra nguyên nhân gây bệnh thì mới có phương pháp điều trị hiệu quả. Hơn nữa, tùy vào độ tuổi, tình trạng bệnh mà sẽ có những phác đồ điều trị khác nhau.

Vì vậy, việc dùng thuốc phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ. Cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc để chữa bệnh cho bé sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn.

Thường xuyên vệ sinh mũi họng cho bé

Các bé viêm họng cấp sốt cao thường kèm theo tình trạng nghẹt mũi. Do đó, cha mẹ có thể dùng khăn mềm rửa mũi cho bé trong trường hợp dịch mũi lỏng.

Nếu dịch mũi đặc, có gỉ mũi thì nên nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý. Đợi một lúc cho rỉ mũi mềm rồi nhẹ nhàng dùng tay day day mũi để chúng bong ra. Có thể dùng khăn giấy mềm lau sạch dãi và dịch mũi cho bé rồi vứt ngay sau khi sử dụng.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Cha mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ như sau:

  • Cho bé ăn những món dễ ăn, dễ nuốt nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng như cháo, súp…
  • Với trẻ sơ sinh, nên tăng cường bú mẹ để tăng sức đề kháng.
  • Chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ với số lượng thức ăn mỗi bữa ít hơn bình thường.
  • Không nên cho bé ăn kem, đá, đồ ăn, đồ uống quá  lạnh.
  • Khi bé đang bị viêm họng cấp thì nên dọn dẹp sao cho phòng ngủ của bé thoáng mát sạch sẽ. Nếu có điều hòa thì nhiệt độ lý tưởng là 26 độ C. Nếu sử dụng quạt thì không để quạt phả thẳng vào người bé mà nên cho quay ở tốc độ vừa phải.

XEM THÊM: Viêm họng uống nước đá khiến bệnh mãi không khỏi?

Phòng ngừa viêm họng cấp ở trẻ

Tạo thói quen đánh răng trước và sau khi ăn, sau khi đi ngủ cho bé
Tạo thói quen đánh răng trước và sau khi ăn, sau khi đi ngủ cho bé

Để phòng ngừa viêm họng cấp, cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Luôn giữ ấm cho bé: Trẻ em và người già là những đối tượng dễ mắc bệnh vì sức đề kháng yếu. Do đó, cha mẹ nên chăm sóc trẻ cẩn thận và nhớ luôn giữ ấm cho trẻ vào những thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột. Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài và không tắm cho bé vào buổi tối.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp: Để đảm bảo cho sự phát triển của bé, mẹ nên xây dựng chế độ ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm như chất đường, béo, đạm, vitamin… Nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, đạm, vitamin để tăng đề kháng.
  • Tạo thói quen đánh răng trước và sau khi ăn, sau khi ngủ dậy để đảm bảo răng miệng luôn sạch sẽ.
  • Khi bé tắm xong thì nên lau khô người, mặc quần áo sạch sẽ và không ngồi trước quạt hoặc điều hòa lạnh sau khi tắm.
  • Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, môi trường sống xung quanh để ngăn ngừa bụi bẩn, nấm mốc.

Khi bé bị viêm họng cấp sốt cao, cha mẹ nên đưa bé đến phòng khám chuyên khoa tai mũi họng hoặc phòng khám đa khoa để tìm ra nguyên nhân bệnh. Tuyệt đối không tự ý chẩn đoán và mua thuốc để tự điều trị.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Chia sẻ:
Cảm giác có gì đó vướng ở cổ họng khi nuốt nước bọt làm sao khỏi?

Đôi khi cảm giác có gì đó bị vướng ở cổ họng khi nuốt nước bọt là dấu hiệu cho…

Họng nổi hạt nhưng không đau là bệnh gì? Điều trị ra sao?

Viêm họng hạt, nhiệt miệng, u vòm họng lành tính,... có thể khiến họng nổi hạt nhưng không đau. Cần…

Cổ họng có cảm giác bị nghẹn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Cổ họng có cảm giác bị nghẹn là dấu hiệu cảnh báo nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau. Để…

Alpha choay chữa viêm họng – Cách dùng và tác dụng phụ cần biết

Alpha Choay là thuốc chữa viêm họng theo đơn. Thuốc chứa α-chymotrypsin (Alpha Chymotrypsin), giúp giảm sưng và đau do…

Mách bạn 12 cách trị rát họng nhanh nhất, giảm đau hiệu quả

Đau rát họng là tình trạng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày khiến người bệnh cảm thấy khó chịu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua