Đau từ thắt lưng xuống chân trái – phải là bị gì?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Đau từ thắt lưng xuống chân trái – phải là dấu hiệu tiềm ẩn của nhiều bệnh lý ở cột sống, thận, đường tiêu hóa, cơ quan sinh sản… Chúng không chỉ ảnh hưởng đến vận động mà còn gây ra nhiều biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Nguyên nhân gây đau từ thắt lưng xuống chân trái, phải

Nhiều người bị đau từ thắt lưng kéo dài xuống chân, gây ảnh hưởng đến khả năng đi lại cũng như sinh hoạt trong ngày. Đây có thể là dấu hiệu của việc lao động quá sức, nhưng cũng là cảnh báo cho nhiều bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể.

Đau từ thắt lưng xuống dưới chân phải là bị gì?

Trường hợp bị đau này, bạn nên thận trọng với các bệnh lý dưới đây:

Bệnh đau thần kinh tọa

Bệnh đau thần kinh tọa thường gây đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Cơn đau bắt đầu từ vùng thắt lưng lan xuống đùi bên ngoài, mặt trước của cẳng chân phải hoặc chân trái, có thể ảnh hưởng đến cả ngón chân, không khu trú ở một vị trí nhất định.

Đau từ thắt lưng xuống chân
Đau từ thắt lưng xuống dưới chân là triệu chứng thường gặp khi bị đau thần kinh tọa

Nguyên nhân chính gây đau thần kinh tọa là do vấn đề ở cột sống, cùng với việc bưng bê vật nặng, làm việc lâu ở một tư thế, té ngã, hoặc sử dụng giày cao gót thường xuyên, gây tổn thương cho dây thần kinh tọa.

Cơn đau thường chỉ ảnh hưởng đến một chân và có thể từ âm ỉ đến dữ dội tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Trong những ngày đau nặng, việc đi lại hoặc vận động chân cũng trở nên khó khăn. Nếu không được điều trị kịp thời, căn bệnh này có thể gây teo cơ và bại liệt.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Căn bệnh này xảy ra khi đĩa đệm ở cột sống thắt lưng lệch ra ngoài, chèn ép vào dây thần kinh và gây đau ở khu vực thắt lưng, đau từ thắt lưng xuống chân trái – phải.

Triệu chứng này có thể là dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nghiêm trọng, gây đau dai dẳng và có thể gây biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến khả năng vận động của bệnh nhân.

Chấn thương ở lưng

Các tổn thương ở cột sống và hệ thống cơ, dây chằng có thể xảy ra do tai nạn giao thông, lao động quá sức hoặc thể thao, gây đau đột ngột từ thắt lưng lan xuống chân phải.

Thoái hóa cột sống

Bệnh thoái hóa cột sống thường gặp ở người già do lão hóa tự nhiên, nhưng cũng có trường hợp mắc bệnh từ khi còn trẻ. Khi bị thoái hóa, đặc biệt là ở đốt sống thắt lưng, sụn đệm giữa các đốt sống bị ăn mòn, gây ma sát và đau khi vận động.

thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống cũng là nguyên nhân dẫn đến đau thắt lưng rồi kéo dài xuống chân

Gai xương xung quanh đốt sống tổn thương cũng có thể chèn ép vào thần kinh tọa, gây đau từ thắt lưng kéo dọc xuống chân trái hoặc chân phải dọc theo đường đi của dây thần kinh bị ảnh hưởng.

Tham khảo thêm: Hút thai xong bị đau lưng có nguy hiểm không?

Đau từ thắt lưng xuống chân trái là bệnh gì?

Hiện tượng này thường là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm, phổ biến nhất là:

Các bệnh lý ở thận

Người mắc bệnh sỏi thận, suy thận… thường cảm thấy đau buốt khi đi tiểu, cùng với biểu hiện bất thường như tiểu gắt, bí tiểu, tiểu nhiều lần trong ngày. Đôi khi, đau còn xuất hiện ở vùng thắt lưng và lan xuống chân trái.

Bệnh ở cột sống

Triệu chứng đau thắt lưng này cũng có thể phát sinh khi bạn gặp các vấn đề ở cột sống như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống thắt lưng, thoái hóa cột sống thắt lưng…

Trong trường hợp nặng, những bệnh lý này có thể chèn ép vào dây thần kinh và tủy sống, gây đau và tê bì từ vùng thắt lưng lan dọc xuống chân trái. Khi đó, các hoạt động như đi lại, đứng lên, ngồi xuống đều trở nên khó khăn.

Đau thần kinh tọa

Không chỉ gây đau thắt lưng và chân phải, một số bệnh nhân ngược lại có cảm giác đau ở chân trái do các dây thần kinh bị ảnh hưởng tập trung ở chân này.

Bệnh lạc nội mạc tử cung ở nữ giới

Lớp niêm mạc tử cung thường hình thành ở các vị trí khác như ống dẫn trứng hoặc buồng trứng thay vì phát triển bên trong lòng tử cung. Khi đến ngày hành kinh, lớp niêm mạc bong tróc ra, làm máu chảy ngược vào bên trong không thể thoát ra ngoài âm đạo.

Bệnh lạc nội mạc tử cung
Bệnh lạc nội mạc tử cung có thể gây đau từ thắt lưng xuống chân phải hoặc chân trái

Điều này tăng áp suất trong tử cung, gây đau bụng và đau thắt lưng, có thể lan rộng đến khu vực xương chậu và chân trái.

Viêm đại tràng co thắt

Bệnh viêm đại tràng co thắt, hay hội chứng ruột kích thích, xuất phát từ sự rối loạn trong hoạt động co thắt của cơ trơn trong đường ruột.

Triệu chứng chính là rối loạn tiêu hóa, bao gồm đau bụng, tiêu chảy xen kẽ với táo lỏng, đầy hơi, đi ngoài có lẫn chất nhầy, buồn nôn. Cơn đau đại tràng cũng có thể lan đến vùng thắt lưng và chân trái. Bệnh kéo dài gây mệt mỏi, lo âu và mất ngủ.

Tham khảo thêm: Bệnh đau lưng ở thanh niên – Thực trạng đáng báo động!

Đau từ thắt lưng xuống chân có nguy hiểm không?

Trong một số trường hợp, cơn đau từ thắt lưng dọc xuống chân chỉ là đau âm ỉ trong thời gian ngắn rồi tự biến mất không cần lo ngại. Tuy nhiên, nếu đau nặng hoặc kéo dài, việc đi lại, sinh hoạt hoặc làm việc có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Đặc biệt, nếu cơn đau thắt lưng lan xuống chân trái hoặc chân phải xuất phát từ vấn đề sức khỏe, cần được chẩn đoán chính xác để điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Cách xử lý khi bị đau từ thắt lưng kéo xuống chân trái, phải

Khi có dấu hiệu đau từ thắt lưng dọc xuống chân, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng để chẩn đoán tiền sử mắc bệnh, xác định vị trí và tác động của cơn đau.

Các kỹ thuật cận lâm sàng như X-quang, MRI, siêu âm và xét nghiệm máu, phân, nước tiểu được thực hiện để chẩn đoán nguyên nhân gây đau. Dựa trên kết quả, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

1. Nghỉ ngơi, hạn chế vận động khi bị đau nhiều

Việc nghỉ ngơi hợp lý có thể giúp giảm nhẹ cơn đau. Trong những ngày bị đau nặng, bạn nên hạn chế vận động mạnh. 

xoa bóp để giảm nhẹ đau thắt lưng
Nghỉ ngơi, xoa bóp giúp giảm nhẹ cơn đau từ thắt lưng

Thời gian nghỉ không nên kéo dài quá lâu. Sau khi cơn đau giảm đi, bạn nên bắt đầu đi lại và vận động nhẹ nhàng để tránh teo cơ và yếu liệt chân, đồng thời hạn chế gây ra những ảnh hưởng xấu làm tăng đau thắt lưng và chân.

2. Sử dụng thuốc bác sĩ kê đơn

Các loại thuốc giảm đau thông thường được chỉ định để giảm triệu chứng đau. Mỗi loại thuốc sẽ có hướng dẫn về liều dùng thích hợp hàng ngày cho từng đối tượng.

Việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ là rất quan trọng, tránh sử dụng với liều cao hoặc lạm dụng bởi có thể gây tác dụng phụ gây tổn thương cho cơ thể.

Ngoài thuốc giảm đau, một số loại thuốc khác như thuốc kháng viêm, thuốc giãn cơ cũng có thể được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan.

Tham khảo thêm: 7 bài tập chữa đau lưng – Giảm đau nhanh, dễ thực hiện

3. Mát xa giảm đau

Mát xa đúng cách cho vùng thắt lưng hoặc chân bị đau mang lại nhiều lợi ích bao gồm kích thích lưu thông máu để sửa chữa tổn thương, giảm căng cơ, giúp cơn đau thuyên giảm nhanh chóng và tạo cảm giác thư giãn.

Để thực hiện, bạn có thể nằm sấp trên giường và nhờ người thân giúp đỡ, sau đó áp dụng áp lực nhẹ nhàng từ thắt lưng xuống chân, kết hợp với day bấm huyệt để tăng hiệu quả giảm đau.

4. Tập thể dục để giảm đau từ thắt lưng xuống chân trái, phải

Thực hành các động tác thể dục nhẹ nhàng hoặc các bộ môn như yoga, đi bộ, tập thể dục dưỡng sinh, bơi lợi… có thể giúp ngăn ngừa và hỗ trợ giảm nhanh cơn đau từ thắt lưng dọc xuống chân phải, trái.

đau từ thắt lưng xuống chân trái phải
Một số bài tập thể dục có thể giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị đau thắt lưng

Tập thể dục trong 30 phút mỗi ngày là cách đơn giản để tăng cường lưu thông máu đến vùng bị đau, cải thiện sức khỏe tiêu hóa, xương khớp, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

6. Giảm đau bằng liệu pháp nhiệt

Chườm lạnh hoặc nóng giúp xoa dịu cơn đau từ thắt lưng xuống chân nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng túi nước đá hoặc chai nước nóng.

Ngoài ra, rang muối cùng với thảo dược như gừng, lá ngải cứu… để chườm vào vùng bị đau cũng giúp giảm đau an toàn.

7. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Song song với việc sử dụng thuốc và tập luyện, người bị đau từ thắt lưng kéo dài xuống chân trái –  phải cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình chữa lành các bệnh lý.

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, E, D, canxi, magiê giúp thư giãn cơ và làm xương khớp chắc khỏe. Gừng, nghệ, rau lá xanh, quả mọng, hạt óc chó, bạc hà… cũng chứa chất giảm đau và kháng viêm tự nhiên, nên được bổ sung vào thực đơn.

Những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ đau từ thắt lưng xuống chân trái, phải là bị gì. Tùy theo bệnh lý mắc phải và mức độ nghiêm trọng của cơn đau cũng khác nhau. Nếu các biện pháp tự nhiên không mang lại hiệu quả, nên tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ.

Bạn nên tham khảo thêm

Ngày đăng 10:16 - 08/03/2024 - Cập nhật lúc: 11:15 - 24/05/2024
Chia sẻ:
Đau sau lưng vùng phổi Trái – Phải là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Đau sau lưng vùng phổi trái hoặc phải có thể là báo hiệu cho một số tình trạng y tế…

Đau lưng khi mới thụ thai và mẹo giảm đau nhanh

Đau lưng khi mới thụ thai là một trong những vấn đề phổ biến mà phụ nữ mang thai có…

đau lưng về đêm Vì sao bị đau lưng về đêm? Cách khắc phục nhanh

Đau lưng về đêm là tình trạng phiền toái rất nhiều người gặp phải. Nó không chỉ ảnh hưởng đến…

tập bụng bị đau lưng Tập bụng bị đau lưng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tập bụng bị đau lưng là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải. Nguyên nhân thường bắt nguồn từ…

Đau thắt lưng ở nam giới – Coi chừng bệnh nguy hiểm!

Hiện tượng đau thắt lưng ở nam giới có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều căn bệnh nguy…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua