8 Cách chữa giãn dây chằng lưng tại nhà phục hồi hiệu quả

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Ngoài việc điều trị tại bệnh viện, bạn có thể áp dụng các cách chữa giãn dây chằng lưng tại nhà đơn giản để hỗ trợ giảm đau, thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương cũng như chức năng vận động. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp hỗ trợ, cần kết hợp điều trị y tế để nhận được kết quả tốt nhất.

Chữa giãn dây chằng lưng tại nhà được không?

Giãn dây chằng lưng là bệnh lý phổ biến do làm việc nặng hoặc vận động mạnh, tạo ra áp lực khiến dây chằng căng quá mức và mất tính đàn hồi. Bệnh gây đau đớn dữ dội và khó khăn trong vận động, đặc biệt là ở vùng thắt lưng.

Cách chữa giãn dây chằng lưng tại nhà
Có nhiều giải pháp tại nhà giúp hỗ trợ điều trị giãn dây chằng lưng tại nhà vô cùng đơn giản, hiệu quả

Nhiều người lựa chọn các phương pháp chữa giãn dây chằng tại nhà an toàn, đơn giản, song song với điều trị y tế. Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ giúp giảm đau, thúc đẩy quá trình chữa lành, tăng khả năng vận động, không thay thế cho điều trị chuyên môn.

Mách bạn 8 cách chữa giãn dây chằng lưng tại nhà giúp phục hồi nhanh chóng

Một số mẹo chữa giãn dây chằng lưng thực hiện tại nhà sau đây có thể giúp giảm đau, thúc đẩy quá trình chữa lành nhanh chóng cho các tổn thương, đau đớn bên trong:

1. Dành thời gian cho việc nghỉ ngơi

Chính việc lao động nặng và các hoạt động thể chất mạnh là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng giãn dây chằng. Nếu tiếp tục hoạt động trong khi bị chấn thương có thể làm trầm trọng thêm tình trạng đau, gây ra các tổn thương nặng hơn.

Do đó, người bệnh cần dành thời gian để nghỉ ngơi, giảm thiểu sự ảnh hưởng của các lực bên ngoài và cho phép vết thương có cơ hội tự phục hồi, từ đó giảm đau và cải thiện tình hình.

nghỉ ngơi để cải thiện giãn dây chằng
Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi để tình trạng giãn dây chằng lưng có thời gian tự chữa lành

Nghỉ ngơi không đồng nghĩa với tĩnh lặng hoàn toàn, điều quan trọng là tiếp tục vận động nhẹ nhàng để duy trì linh hoạt sự cho xương khớp. Cần tránh những hoạt động nặng cho đến khi dây chằng được phục hồi hoàn toàn.

2. Sử dụng nẹp cố định lưng

Khi gặp phải tình trạng giãn dây chằng, khu vực bị ảnh hưởng thường rất nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài, các chuyên gia xương khớp thường khuyên dùng nẹp cố định để ổn định vùng bị tổn thương.Việc sử dụng nẹp giúp giảm thiểu tác động từ các hoạt động di chuyển, qua đó bảo vệ vùng dây chằng bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, việc đeo nẹp không thể bảo vệ hoàn toàn dây chằng khỏi những tổn thương khác. Vì vậy, người bệnh cần thận trọng tránh các hoạt động nặng hoặc vận động mạnh, ngay cả khi đã có sự hỗ trợ của nẹp.

Tham khảo thêm: Bệnh đau lưng ở thanh niên – Thực trạng đáng báo động!

3. Xoa bóp, massage giúp làm giảm đau

Người bị giãn dây chằng có thể trải qua cơn đau với cường độ và tần suất khác nhau tùy thuộc vào mức độ tổn thương. Massage là một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để làm dịu cơn đau tạm thời.

Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng lực của bàn tay và ngón tay, việc xoa bóp nhẹ nhàng vùng lưng bị đau với những động tác tròn có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu, hỗ trợ quá trình hồi phục.

Để giảm đau do giãn dây chằng, bạn có thể massage vùng lưng bằng lực vừa phải trong khoảng 30 phút mỗi lần.

Xoa bóp giúp giảm đau khi giãn dây chằng
Massage giúp làm thư giãn gân cơ, giảm đau và thúc đẩy tuần hoàn máu

4. Chữa giãn dây chằng lưng tại nhà bằng tác dụng nhiệt

Tác dụng nhiệt là phương pháp chữa giãn dây chằng lưng hiệu quả tại nhà, việc chọn giữa chườm nóng hoặc chườm lạnh tùy thuộc vào tình trạng cụ thể và thời điểm.

Chườm lạnh

Chườm lạnh là phương pháp hiệu quả để giảm sưng và đau sau khi bị chấn thương. Áp dụng nhiệt độ thấp có thể làm giảm cảm giác đau bằng cách làm tê các dây thần kinh và ngăn chặn sự truyền tín hiệu đau.

Bạn nên chườm lạnh trong 20 phút mỗi 3 – 4 giờ, duy trì liên tục trong 2 – 3 ngày đầu sau khi bị giãn dây chằng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Chườm nóng

Chườm nóng là một biện pháp hỗ trợ thư giãn gân cơ và tăng tuần hoàn máu hiệu quả, từ đó thúc đẩy quá trình lành thương. Nên áp dụng chườm nóng sau 2 – 3 ngày kể từ khi bị tổn thương, đặc biệt khi sưng đã bắt đầu giảm.

Sử dụng chai nước nóng hoặc khăn ấm để chườm lên vùng bị tổn thương trong 20 phút, lặp lại 3 – 4 lần mỗi ngày, có thể giúp cải thiện phục hồi nhanh chóng.

5. Thực hiện các bài tập hỗ trợ

Dây chằng cần thời gian để hồi phục, trong thời gian này, bài tập hỗ trợ có thể được thực hiện để thúc đẩy quá trình này. Tuy nhiên, cần lựa chọn bài tập phù hợp để tránh gây thêm tổn thương. Tham khảo ý kiến của bác sĩ vật lý trị liệu để xây dựng chế độ tập luyện an toàn. 

bài tập giãn dây chằng lưng tại nhà
Khi các tổn thương dẫn phục hồi người bệnh nên thực hiện các bài tập giãn dây chằng lưng

Bài tập 1:

  • Người nằm sấp xuống giường, tay chân buông lỏng theo chiều dọc cơ thể.
  • Kéo hai tay lên chống ngay hai bên ngực.
  • Dùng lực tay để nâng toàn bộ thân trên lên cao một mức vừa phải.
  • Giữ nguyên phần thân dưới.
  • Giữ tư thế khoảng vài ba giây rồi trả về tư thế chuẩn bị.
  • Thực hiện từ từ và nhẹ nhàng khoảng 7-10 lần.

Bài tập 2:

  • Nằm ngửa trên nệm cứng, tay chân duỗi thoải mái.
  • Co cả hai chân lên và nâng phần mông lên khỏi mặt giường.
  • Lòng bàn chân vẫn tiếp xúc hết với mặt nệm.
  • Giữ tư thế này trong 5 giây rồi trả về tư thế chuẩn bị.
  • Nghỉ thêm vài giây.
  • Lặp lại động tác khoảng 10 lần.

Bài tập 3:

  • Quỳ xuống nệm cứng.
  • Chống tay xuống, đặt đầu gối và lòng bàn tay lên nệm.
  • Rướn người ra phía sau cho đến khi mông chạm gót chân.
  • Chống tay và đẩy người về phía trước.
  • Lặp lại động tác 7-10 lần.

Bài tập 4:

  • Nằm ngửa trên nệm cứng, tay chân duỗi thẳng.
  • Gập 1 bên chân lại, đồng thời giơ bên còn lại lên cao khoảng 45 độ.
  • Thực hiện tương tự với bên còn lại.
  • Lặp lại động tác 7-10 lần.

Lưu ý: Khi mới bị giãn dây chằng, cần nghỉ ngơi và trì hoãn tập luyện. Đợi cho đến khi vùng thắt lưng giảm đau và có dấu hiệu phục hồi trước khi bắt đầu tập luyện. Nếu lo lắng về rủi ro, nên nhờ sự hỗ trợ từ chuyên gia vật lý trị liệu. 

Tham khảo thêm: 13 cách giảm đau lưng tại nhà hiệu quả nhanh nhất

6. Cách chữa giãn dây chằng lưng tại nhà bằng mẹo tự nhiên

Điều trị giãn dây chằng lưng bằng các mẹo tự nhiên là giải pháp tại nhà dễ áp dụng, thường sử dụng nguồn thảo dược tự nhiên, an toàn và ít rủi ro.

chữa giãn dây chằng lưng tại nhà bằng mẹo tự nhiên
Có thể dùng ngải cứu chườm đắp để làm giảm cơn đau do giãn dây chằng lưng gây ra

Dùng ngải cứu chữa giãn dây chằng lưng

Ngải cứu là một loại thảo dược giàu thành phần hoạt chất như tetradecatrilin, matricaria este, cholin, flavonoid… Các hoạt chất này có thể giúp cải thiện đau nhức và thúc đẩy lưu thông máu, giúp hỗ trợ quá trình lành tổn thương. Cách làm:

  • Chuẩn bị ngải cứu tươi, rửa sạch và giã nát trong cối.
  • Thêm ít giấm và trộn đều.
  • Chườm đắp hỗn hợp này lên vùng lưng đau nhức trong khoảng 15-20 phút.
  • Áp dụng 2-3 lần mỗi ngày.

Chữa giãn dây chằng lưng bằng xương rồng:

Chườm đắp bằng xương rồng giúp làm giảm đau do giãn dây chằng lưng. Hoạt chất heterosid flavonic trong chất nhầy của xương rồng có tác dụng giảm đau và kháng viêm:

  • Chuẩn bị vài nhánh xương rồng đem cắt bỏ gai
  • Rửa sạch rồi cho vào cối giã nát
  • Cho lên chảo sao nóng cùng với 1 ít muối biển
  • Cho hỗn hợp thuốc vào túi vải rồi chườm đắp lên vùng lưng bị đau
  • Chườm khoảng 15 – 20 phút, thực hiện 2 – 3 lần/ ngày

Chườm đắp lá lốt giúp giảm đau:

Lá lốt, với vị cay nồng và tính ấm, có tác dụng chỉ thống, tiêu viêm và tán phong hàn. Hoạt chất piperonyl, piperine và tinh dầu lá lốt giúp giảm đau hiệu quả, làm bài thuốc chữa giãn dây chằng lưng tại nhà hiệu quả.

  • Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi và 1 ít muối hạt
  • Lá lốt đem rửa sạch, cho vào chảo sao nóng cùng với muối
  • Cho hỗn hợp thuốc vào túi vải rồi chườm đắp lên vùng bị đau nhức
  • Chỉ nên chườm đắp khoảng 15 – 20 phút

Tham khảo thêm: Tư thế ngồi đúng khi làm việc để tránh đau lưng

7. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Ngoài việc thực hiện các giải pháp giảm đau và hỗ trợ điều trị thì người bệnh cũng cần chú ý quan tâm đến chế độ ăn uống. Bởi đây là yếu tố có tác động rất lớn đến quá trình chữa lành tổn thương.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh
Nên ăn uống lành mạnh để hỗ trợ đắc lực cho quá trình chữa lành tổn thương

Thực phẩm nên bổ sung:

  • Các nhóm thực phẩm giàu vitamin C: trái cây có múi, ổi, kiwi, dâu tây… 
  • Thực phẩm giàu canxi: Đậu nành, khoai lang, phô mai, tôm, cua, cá hồi, hạt chia…
  • Thực phẩm giàu protein: Nấm, khoai tây, cá hồi, các loại đậu… 

Thực phẩm nên hạn chế:

  • Kiêng ăn thịt đỏ như bò, trâu, cừu, dê… bởi lượng protein động vật lớn có thể giảm canxi trong xương và thúc đẩy phản ứng viêm.
  • Tránh thức ăn nhanh và dầu mỡ, gây thiếu hụt dưỡng chất và làm gián đoạn quá trình phục hồi cơ thể.
  • Hạn chế thức ăn có nhiều đường, làm tăng quá trình lão hóa và chậm phục hồi vùng dây chằng.
  • Tránh uống rượu, bia, nước ngọt có gas, caffeine và các chất kích thích… các thành phần hóa học trong đó có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ thống gân cơ và xương khớp.

Sử dụng thuốc giảm đau

Khi bị giãn dây chằng lưng, việc sử dụng thuốc giảm đau có thể giúp giảm nhẹ cơn đau và khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình phục hồi. Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn
  • Thuốc bôi ngoài da
  • Thuốc giãn cơ

Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, cần tham khảo ý kiến chuyên gia và sử dụng đúng liều lượng chỉ định để tránh tác dụng phụ.

Giãn dây chằng lưng khi nào cần gặp bác sĩ?

Trong hầu hết các trường hợp, giãn dây chằng lưng có thể được điều trị tại nhà bằng cách nghỉ ngơi, chườm đá, sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện thăm khám bác sĩ ngay nếu:

  • Sau khi nghỉ ngơi và áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm, cơn đau kéo dài và ngày càng tăng lên
  • Đau dữ dội khiến bạn bị giảm sút khả năng vận động, không thể cúi hoặc xoay người, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
  • Vị trị giãn dây chằng bị bầm tím và sưng to, điều này cho thấy rằng lưng của bạn đang bị tổn thương nghiêm trọng.
  • Bị tê bì chi dưới, điều này có thể là triệu chứng của tổn thương dây thần kinh.
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng như nóng đỏ, sốt, ớn lạnh…
Giãn dây chằng lưng khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu cảm giác đau nhức ngày càng dữ dội, vùng tổn thương bị sưng to thì việc tìm đén bác sĩ để thăm khám là điều cần thiết

Nếu nhận thấy có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, việc tìm đến bác sĩ để được thăm khám, điều trị là cần thiết, ngăn chặn kịp thời những biến chứng nguy hiểm hơn.

Những cách phòng ngừa giãn dây chằng lưng tại nhà hiệu quả

Giãn dây chằng lưng là một tình trạng khá phổ biến, gây đau nhức và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Để phòng ngừa, bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản sau đây:

  • Luyện tập thể dục điều đặn: Tăng cường các bài tập lên vùng cơ bụng, cơ lưng, cột sống… Ngoài ra còn có thể thực hiện các bộ môn nhẹ nhàng khác như yoga, pilates, chạy bộ, bơi lội, đạp xe…
  • Luôn duy trì tư thế đúng khi ngồi, khi nằm để tránh cong vẹo cột sống, giảm áp lực lên dây chằng.
  • Hạn chế mang vác vật nặng.
  • Kiểm soát cân nặng hợp lý, tránh việc thừa cân quá nhiều, bởi điều này có thể gây áp lực cho phần dưới cơ thể.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, đầy đủ dưỡng chất, tăng cường rau xanh, thực phẩm giàu protein, canxi, vitamin D…
  • Nếu phải làm việc quá nhiều khiến vùng cột sống bị mỏi, có thể thực hiện đều đặn việc chườm nóng, chườm lạnh hay massage mỗi ngày, điều này giúp làm thư giãn cơ bắp, triệt tiêu những cơn đau chưa hình thành.
  • Tham khảo tư vấn từ chuyên gia nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra.

Nếu thực hiện các cách chữa giãn dây chằng lưng tại nhà một cách kiên trì và đúng cách, bạn có thể giảm nhanh các triệu chứng khó chịu và phục hồi một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, đây chỉ là những biện pháp hỗ trợ tạm thời cho những trường hợp nhẹ, nếu cơn đau kéo dài và không thuyên giảm, việc tìm đến bác sĩ là điều cần thiết.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Đau cơ lưng là bị gì? Cách khắc phục, chữa trị nhanh

Đau cơ lưng là triệu chứng thường gặp khi các cơ ở lưng bị căng giãn quá mức hoặc bị…

Đau sau lưng vùng phổi trái, phải là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Đau sau lưng vùng phổi trái hoặc phải có thể là báo hiệu cho một số tình trạng y tế…

Thực phẩm sẽ giúp hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị đau lưng Bị đau lưng nên ăn gì, kiêng gì? Các món ăn chữa đau lưng

Bị đau lưng nên ăn gì kiêng gì là vấn đề cần được người bệnh đặc biệt lưu tâm, bởi…

Đau lưng bên trái: Các bệnh thường gặp và giải pháp khắc phục

Đau lưng bên trái là hiện tượng phổ biến có thể bắt gặp ở nhiều người, nhất là lứa tuổi…

Bệnh đau lưng ở thanh niên – Thực trạng đáng báo động!

Bệnh đau lưng ở thanh niên khởi phát do thói quen ít vận động, gặp chấn thương ở cột sống…

Bình luận (1)

  1. Vũ thị hoa mai
    Vũ thị hoa mai says: Trả lời

    Thưa bác sĩ mẹ cháu bị đau dây thần kinh liên sườn có nguy hiểm không ạk.bác sĩ có thể cho cháu biết làm thế nào để chữa trị không ạk.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua