Cấu tạo Cột sống người (cấu tạo, số đốt, chức năng…)

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Cấu tạo cột sống người được thiết kế phức tạp, bao gồm nhiều đốt xương và đĩa đệm, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tư thế và bảo vệ tủy sống. Sự hiểu biết về giải phẫu và chức năng của xương sống là cần thiết để phòng ngừa và điều trị các vấn đề liên quan. 

Cột sống là gì, có bao nhiêu đốt?

Cột sống, hay còn được gọi là xương sống, là một bộ phận quan trọng ở động vật có xương. Các xương riêng biệt kết hợp lại thành đốt sống, bao gồm 33 đốt sống riêng lẻ xếp chồng lên nhau.

Các đốt sống tạo thành một ống sống có nhiệm vụ bao quanh và bảo vệ tủy sống. Xương sống là cơ quan hỗ trợ chính cho cơ thể, giúp cơ thể đứng thẳng, uốn cong và xoắn.

cột sống
Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của xương sống để có cách chăm sóc và bảo vệ hợp lý

Cấu tạo cột sống người

Xương sống bao gồm các đốt sống, đĩa đệm, hệ thống tủy sống – dây thần kinh, hệ thống gân – dây chằng – cơ bắp.

1. Đốt sống (xương)

Các đốt sống là 33 xương riêng lẻ kết hợp với nhau để hình thành xương sống. Chúng được chia thành các khu vực như đốt sống cổ, ngực, thắt lưng, xương cùng và xương cụt, mỗi khu vực có cấu trúc và nhiệm vụ riêng biệt:

  • Đốt sống cổ: gồm 7 đốt sống từ C1 đến C7, bảo vệ thân não và tủy sống, cũng như hỗ trợ chuyển động đầu và cổ.
  • Đốt sống ngực: có 12 đốt sống từ T1 đến T12, ổn định lồng ngực và bảo vệ các bộ phận quan trọng.
  • Đốt sống thắt lưng: gồm 5 đốt sống từ L1 đến L5, kết nối xương sống ngực và xương chậu, chịu trọng lượng lớn và hỗ trợ chuyển động uốn cong.
  • Xương cùng: gồm 5 đốt xương từ S1 đến S5, nằm dưới đốt sống thắt lưng và hình thành một hình tam giác.
  • Xương cụt: bao gồm 5 đốt xương bổ sung, hỗ trợ gắn kết cho dây chằng và cơ bắp của sàn chậu.
Cấu tạo xương sống
Cấu tạo chung của xương sống người

Tham khảo thêm: Vôi hóa cột sống cổ – Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa

2. Đĩa đệm

Đĩa đệm là những miếng đệm tròn, phẳng nằm giữa các đốt sống và có tác dụng giảm áp lực lên các khớp xương. Cấu tạo như sau:

  • Nhân nhầy: Là một bao hoạt dịch, trong suốt không có màu, có tính ngậm nước cao, khi có lực tác động sẽ thoát nước ra bên ngoài, đĩa đệm xẹp xuống, giúp phân tán lực và hỗ trợ bảo vệ cột sống.
  • Bao xơ: Là phần bọc bên ngoài và có chức năng bảo vệ nhân nhầy.
  • Tấm sụn tận cùng: Có tác dụng bảo vệ sụn và các đốt sống và hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn.

3. Tủy sống và hệ thần kinh

Tủy sống dài khoảng 18 inch, dày bằng ngón tay cái, từ não đến đốt sống thắt lưng, được bảo vệ bởi các đốt sống.

Nó truyền thông tin từ não đến cơ thể, điều khiển chuyển động và chức năng cơ quan. Bất kỳ tổn thương nào đối với tủy sống đều có thể gây mất chức năng cảm giác và vận động cơ thể. 

tủy sống
Hệ thống thần kinh tủy sống điều khiển và kiểm soát các hoạt động của cơ thể

Chẳng hạn, chấn thương vùng ngực hoặc thắt lưng có thể mất cảm giác chân và thân. Chấn thương ở vùng cổ cũng có thể gây mất cảm giác vận động của cánh tay và chân.

4. Dây chằng, gân và cơ bắp

Dây chằng và gân là mô liên kết gắn vào xương. Dây chằng kết nối xương và giữ ổn định khớp, trong khi gân gắn cơ vào xương, hỗ trợ chuyển động của khớp.

Hệ thống cơ bắp hỗ trợ và ổn định xương sống, tham gia vào các chuyển động uốn, xoay hoặc mở rộng của nó.

Đường cong của cột sống

Một xương sống khỏe mạnh sẽ thẳng và kéo dài từ trên xuống dưới khi nhìn từ phía trước. Tuy nhiên, nhìn từ bên cạnh, nó có đường cong hình chữ S tự nhiên, chia thành bốn đường cong khác nhau.

Vùng cổ và thắt lưng có đường cong lõm nhẹ, trong khi vùng ngực và xương chậu có đường cong lồi nhẹ. Đường cong này hoạt động như lò xo cuộn để giảm sóc, duy trì cân bằng và hỗ trợ chuyển động của cột sống.

xương sống
Một xương sống bình thường sẽ hình dáng thẳng nếu nhìn trực diện phía trước hoặc phía sau

Chức năng của Cột sống

Ba chức năng chính của xương sống là:

Bảo vệ tủy sống và các cấu trúc xung quanh

Chức năng quan trọng nhất của xương sống là bảo vệ cấu trúc của cơ thể, bao gồm nội tạng, tủy sống và các dây thần kinh. Tủy sống chuyển thông điệp từ não đến cơ thể và điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.

Nếu các đốt sống di chuyển khỏi vị trí ban đầu, áp lực lên các dây thần kinh của xương sống có thể gây ra rối loạn chức năng và đau đớn, cùng với các triệu chứng khác.

Tham khảo thêm: Vôi hóa cột sống cổ có nguy hiểm không?

Cung cấp hỗ trợ cấu trúc và cân bằng để duy trì một tư thế thẳng đứng

Không có xương sống, bạn sẽ không thể đứng thẳng. Các đốt sống cho phép cơ thể bạn cân bằng và duy trì tư thế thẳng đứng.

vai trò của xương sống
Một xương sống khỏe mạnh giúp chống đỡ cơ thể, giúp con luôn dẻo dai và linh hoạt

Cho phép cơ thể chuyển động linh hoạt

Xương sống cho phép cơ thể uốn cong, xoắn, xoay và thực hiện tất cả các chuyển động của cơ thể. Do đó, nếu không có xương sống, cơ thể sẽ cứng như một khúc gỗ, không thể chuyển động linh hoạt.

Cách bảo vệ cột sống luôn khỏe mạnh

Để bảo vệ xương sống luôn thẳng đứng, tránh cong vẹo hay mắc các bệnh xương khớp, có thể áp dụng một số cách đơn giản sau:

  • Giữ tư thế đúng: Luôn giữ lưng thẳng khi ngồi, đứng và đi bộ.
  • Vận động: Tập thể dục đều đặn, nhất là các bài tập cải thiện sức mạnh cơ lưng và cơ bụng.
  • Nâng vật đúng cách: Sử dụng chân để nâng, giữ vật gần cơ thể.
  • Kiểm soát cân nặng: Duy trì cân nặng hợp lý để giảm áp lực lên xương sống.
  • Dinh dưỡng: Ăn uống cân đối, giàu canxi, magie và vitamin D.
  • Tránh hút thuốc và hạn chế rượu: Điều này giúp cải thiện sức khỏe xương.
  • Thay đổi tư thế: Điều chỉnh tư thế thường xuyên nếu phải ngồi hoặc đứng lâu.
  • Sử dụng hỗ trợ: Cân nhắc dùng corset xương sống hoặc gối chuyên dụng nếu cần.

Cột sống là một cấu trúc đặc biệt rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Do đó, điều quan trọng là phải kiểm tra xương sống thường xuyên để tránh các chấn thương hoặc bệnh lý ảnh hưởng đến xương sống.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bệnh thoái hóa khớp gối ở người già và cách điều trị

Sưng nóng khớp, đau khớp, tê bì chân... là triệu chứng điển hình của bệnh thoái hóa khớp gối ở…

Tổng hợp hình ảnh X Quang bệnh thoái hóa khớp gối Tổng hợp hình ảnh X Quang bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh xương khớp phổ biến, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời…

Thuốc khớp Xukoda – Công dụng, cách dùng và giá bán

Thuốc khớp Xukoda là sản phẩm của công ty Hoàng Thăng Long được sản xuất dược theo sự kết hợp…

chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối

Để chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối đạt hiệu quả cao, không chỉ cần sự chuyên môn từ…

Trịnh Thị Xánh (61 tuổi, thôn Thượng Quất, xã Hợp Tiến, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) Thoái Hóa Khớp Gối, Đầu Gối Lủng Lẳng Như Khúc Củi Khô, Người Nông Dân Chia Sẻ Cách Khỏi Bệnh

Bài viết dưới đây là những chia sẻ vô cùng xúc động của bác Trịnh Thị Xánh, từng bị thoái…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua