Thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay và thông tin cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Bệnh thoái hóa khớp bàn tay thường gây đau, cứng khớp và khó cầm nắm đồ vật do ảnh hưởng đến các khớp nhỏ ở ngón tay. Nếu bệnh phát triển nặng, có thể gây tàn phế suốt đời. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng bệnh để sớm phát hiện và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp bàn tay

Bệnh thoái hóa khớp ở bàn tay xảy ra khi sụn ở các đốt ngón tay hoặc khớp cổ tay bị ăn mòn, gây ra đau và giảm linh hoạt. Nguyên nhân gồm:

thoái hóa khớp bàn tay
Bệnh thoái hóa khớp tay thường ảnh hưởng đến nhóm đối tượng phải vận động đôi tay nhiều

  • Bàn tay phải hoạt động nhiều: Cử động lặp đi lặp lại trong thời gian dài có thể gây tổn thương cho khớp và dẫn đến thoái hóa. Đặc biệt là những người làm văn phòng, thợ may…
  • Tuổi tác: Nguy cơ thoái hóa khớp tăng theo tuổi, đặc biệt là sau 50 tuổi do suy giảm khả năng tái tạo sụn và sản xuất dịch nhầy trong khớp.
  • Ăn uống thiếu chất: Thiếu canxi, vitamin C, D, kẽm… làm suy giảm phát triển xương khớp, tạo điều kiện cho thoái hóa.
  • Lối sống hàng ngày: Ít vận động, lao động tay chân nhiều, bẻ khớp ngón tay, tập luyện quá sức…
  • Nguyên nhân khác: Dị tật bẩm sinh, di truyền, tiêu thụ rượu bia, béo phì, tiểu đường, viêm xương khớp, chấn thương ở khớp bàn tay…

Xem thêm: Nguyên nhân gây thoái hóa khớp cổ tay và hướng chữa trị

Dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp bàn tay

Thoái hóa khớp có thể ảnh hưởng đến mọi khớp trong bàn tay, bao gồm các khớp nhỏ ở ngón tay và khớp cổ tay. Triệu chứng khi bệnh tiến triển bao gồm:

  • Đau nhức khớp nhỏ ở bàn tay, thường nặng hơn vào ban đêm và có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào.
  • Cứng khớp ngón tay, cổ tay: Khó cử động do sụn bị ăn mòn và chất dịch trong khớp giảm.
  • Sưng đỏ khớp: Có biểu hiện sưng đỏ, viêm nóng tại khớp do ma sát giữa xương khi không có lớp sụn bảo vệ.
  • Tiếng kêu khi cử động: Nghe được âm thanh lục cục mỗi khi cử động các khớp bị thoái hóa.
triệu chứng thoái hóa khớp ở bàn tay
Thoái hóa khớp ở bàn tay thường gây cứng khớp và sưng đỏ

Bệnh nhân thoái hóa khớp bàn tay không nên chủ quan trong điều trị do tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi nghi ngờ, cần thăm khám sớm để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tác hại của thoái hóa khớp ở bàn tay, ngón tay

Bệnh thoái hóa khớp ở bàn tay không chỉ gây đau đớn và khó khăn trong các cử động hàng ngày, mà còn có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời như:

  • Vôi hóa khớp bàn tay: Tích tụ canxi tạo thành mấu xương cứng tại khớp.
  • Rối loạn giấc ngủ: Đau vào ban đêm gây khó ngủ, ngủ không sâu.
  • Viêm khớp: Gây sưng phù và viêm khớp.
  • Biến dạng khớp, tàn phế: Phá hủy và biến dạng khớp, có thể dẫn đến tàn phế.

Tham khảo thêm: Bị thoái hóa khớp gối khám ở đâu? 10 Địa chỉ uy tín nhất cả nước

Cách điều trị thoái hóa khớp bàn tay

Bệnh thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay có thể được điều trị bằng phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa. Cụ thể như sau:

Điều trị thoái hóa khớp ở bàn tay bằng nội khoa

Phương pháp nội khoa thường được áp dụng cho điều trị thoái hóa khớp, bao gồm sử dụng thuốc giảm triệu chứng kết hợp với vật lý trị liệu, bài tập luyện tập..

1. Dùng thuốc

Khi bị thoái hóa khớp ở bàn tay, bệnh nhân thường phải đối mặt với cảm giác cứng khớp, đau nhức ở bàn tay và ngón tay, có thể sưng đỏ. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm nhẹ triệu chứng và ức chế quá trình thoái hóa khớp.

thuốc giảm đau chống viêm
Bệnh nhân bị thoái hóa khớp cổ tay, bàn tay thường được chỉ định thuốc giảm đau, chống viêm

Thuốc giảm đau, kháng viêm

Thuốc giảm đau như Ibuprofen và Naproxen có thể giúp giảm cơn đau dữ dội và ảnh hưởng của nó đối với các hoạt động bình thường của bàn tay.

Các loại này thường được sử dụng dưới dạng viên uống, liều lượng cũng như thời gian sử dụng sẽ được điều chỉnh tùy thuộc vào mức độ đau của từng người.

Diclofenac (Voltaren) là một loại thuốc khác có thể được sử dụng dưới dạng bôi, đã được Hiệp hội FDA phê duyệt cho việc điều trị thoái hóa khớp bàn tay và các bệnh viêm xương khớp khác.

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng hoạt động bằng cách ức chế serotonin và norepinephrine, giúp giảm đau. Các loại thuốc như Doxepin, Imipramine, Desipramine… thường được sử dụng để điều trị thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay.

Tuy nhiên, chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ như giảm huyết áp, tăng nhịp tim, tiêu chảy, tiểu tiện bí, rối loạn chức năng tình dục… Vì vậy, việc sử dụng thuốc này chỉ nên được thực hiện khi thực sự cần thiết, dưới sự giám sát của bác sĩ.

Thuốc Corticosteroid

Trong trường hợp bệnh nhân bị thoái hóa khớp tay không đáp ứng với thuốc kháng viêm uống, bác sĩ có thể đề xuất tiêm Corticosteroid trực tiếp vào khớp, có tác dụng ức chế miễn dịch và giảm phản ứng viêm hiệu quả.

tiêm thuốc giảm đau khớp
Tiêm cũng là một cách giảm đau khớp ngón tay, bàn tay hiệu quả

Các loại thường được sử dụng bao gồm Prednisol acetate, Hydrocortison acetate, Betamethason, Dipropan… được tiêm trực tiếp vào khớp bị tổn thương.

Tuy nhiên, nhóm thuốc này có tác dụng kháng viêm mạnh và tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó không phải bệnh nhân nào cũng được chỉ định tiêm vào khớp.

Thuốc bổ sung Glucosamine và Chondroitin

Glucosamine và Chondroitin là hai chất có thể kích thích tái tạo sụn khớp và cung cấp dịch nhầy cho các khớp bị bệnh, giúp chúng trở nên linh hoạt hơn.

Do đó, một số bệnh nhân có thể được đề xuất sử dụng các sản phẩm bổ sung Glucosamine và Chondroitin phối hợp với các loại thuốc điều trị khác để tăng cường hiệu quả điều trị.

2. Các bài tập chữa thoái hóa khớp bàn tay

Khớp ngón tay cứng và đau có thể gây khó khăn lớn trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Kết hợp việc sử dụng thuốc điều trị với một số bài tập đơn giản có thể giúp chúng trở nên linh hoạt hơn.

Động tác uốn cong đốt ngón tay:

  • Gập các đốt ngón tay lại
  • Sau đó từ từ duỗi thẳng ra
  • Lặp lại động tác này 20 lần liên tục x 2 -3 lần/ ngày
thoái hóa khớp bàn tay
Thực hiện các động tác đơn giản để chống cứng khớp khi bị thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay

Động tác nắm tay:

  • Gập ngón tay lại thành nắm đấu.
  • Sau đó mở chậm ra để tránh đau.
  • Thực hiện trong khoảng 5 phút.
  • Lặp lại vài lần hàng ngày.

Chạm ngón tay:

  • Dùng ngón cái chạm lần lượt vào các ngón tay còn lại trên bàn.
  • Thực hiện nhiều lần liên tiếp để tránh tính trạng cứng khớp do ảnh hưởng của thoái hóa.

Tham khảo thêm: Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn và những điều cần biết

3. Vật lý trị liệu chữa thoái hóa khớp bàn tay

Có thể sử dụng vật lý trị liệu để phục hồi chức năng vận động của các khớp tay bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị. Phương pháp này không chỉ giúp giảm đau mà còn kích thích lưu thông máu đến khớp, đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Các phương pháp vật lý trị liệu có thể được áp dụng bao gồm:

  • Xoa bóp, bấm huyệt
  • Châm cứu
  • Chiếu hồng ngoại
  • Điện trị liệu
  • Nhiệt trị liệu
  • Điều trị bằng laser…

Để thấy được hiệu quả, bệnh nhân sẽ phải trải qua một đợt vật lý trị liệu kéo dài trong ít nhất vài tháng. 

4. Áp dụng các phương pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp bàn tay tại nhà

Ngoài những phương pháp trên, người bị thoái hóa khớp tay có thể áp dụng một số mẹo tự nhiên để cải thiện triệu chứng bệnh, rút ngắn thời gian sử dụng thuốc tây. Dưới đây là một số cách đơn giản:

chườm nóng chườm lạnh
Chườm nóng và chườm lạnh có thể giúp giải tỏa cơn đau khớp tay hiệu quả

Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Để tạm thời giảm đau và sưng viêm tại khớp, người bệnh có thể sử dụng liệu pháp chườm nóng hoặc lạnh. Chườm nóng giúp kích thích lưu thông máu và hỗ trợ quá trình hồi phục, trong khi chườm lạnh giúp ngăn chặn sự sưng viêm.

Người bệnh thoái hóa khớp bàn tay có thể thực hiện mỗi ngày và giữ khoảng cách ít nhất 2 tiếng giữa các lần chườm.

Sử dụng nẹp hỗ trợ

Mang nẹp có thể giúp cố định khớp, hạn chế tối đa những tác động từ bên ngoài đến khớp, từ đó giúp cho khớp được nghỉ ngơi và có tốc độ hồi phục nhanh hơn. Mang nẹp cũng giúp người bệnh bớt được cảm giác đau nhức, khó chịu.

Ngâm tay vào nước ấm

Ngâm tay vào nước ấm mỗi tối trước khi đi ngủ giúp bệnh nhân bớt đau hoặc cứng khớp vào buổi sáng, có giấc ngủ ngon hơn.

Trong quá trình ngâm, có thể bỏ vào chậu nước một miếng bọt biển hoặc quả bóng cao su, bóp nhẹ vào các đồ vật này để ngón tay cử động linh hoạt hơn.

ngải cứu
Ngải cứu là bài thuốc nam được sử dụng nhiều trong điều trị thoái hóa khớp

Sử dụng các bài thuốc từ thảo dược

Một số bài thuốc từ thảo dược tự nhiên có thể giúp giảm đau, chống viêm, làm chậm tiến trình thoái hóa khớp. Chẳng hạn như:

  • Rượu ngâm rễ cây xấu hổ: Ngâm rễ cây xấu hổ với rượu trắng trong khoảng 2-3 tháng. Uống khoảng 10ml, 2 lần mỗi ngày để giảm đau và chống sưng viêm.
  • Bài thuốc từ cây đinh lăng: Sắc rễ đinh lăng với nước và uống 2-3 lần mỗi ngày.
  • Sử dụng ngải cứu: Uống nước cốt ngải cứu pha với mật ong, hoặc chườm ngải cứu rang với muối hột vào bàn tay để giảm đau.
  • Bài thuốc từ cây đơn châu chấu: Sắc rễ đơn châu chấu và dùng 20-30g mỗi ngày trong khoảng 1 tháng để giảm triệu chứng thoái hóa khớp ngón tay.

Tham khảo thêm: Yoga trị liệu thoái hóa khớp gối có tốt không? Người bệnh có nên tập

2. Cách chữa thoái hóa khớp bàn tay bằng ngoại khoa

Khi các phương pháp điều trị bằng nội khoa không hiệu quả, dẫn đến biến chứng thì phẫu thuật ngoại khoa có thể được lựa chọn. Các phương pháp có thể được chỉ định bao gồm:

  • Phẫu thuật nội soi làm sạch khớp
  • Tái tạo tổn thương dưới sụn bằng nội soi
  • Phẫu thuật ghép xương sụn tự thân
  • Đục xương sửa trục
  • Thay khớp nhân tạo

Phẫu thuật sẽ khá tốn kém và cũng tiềm ẩn một số rủi ro như: Nhiễm trùng, mất nhiều máu, đau kéo dài ở khu vực điều trị… Sau mổ, bệnh nhân cần tập vật lý trị liệu và tránh sử dụng tay làm việc nặng trong một thời gian nhất định để sớm phục hồi.

thoái hóa khớp bàn tay
Nếu các phương pháp nội khoa không mang lại hiệu quả thì phẫu thuât là lựa chọn cuối cùng

Chế độ ăn uống, sinh hoạt dành cho người bị thoái hóa khớp bàn tay

Để kiểm soát thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay hiệu quả, ngăn chặn sự tiến triển, người bệnh cần tuân thủ một số lưu ý sau:

  • Giữ cân nặng ổn định.
  • Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C, D, Omega-3, beta carotene và canxi để hỗ trợ sức khỏe xương khớp, tăng cường quá trình phục hồi.
  • Bổ sung cá, ngũ cốc, hạt và chất béo lành mạnh để cung cấp protein, canxi và chất chống oxi hóa tự nhiên.
  • Thực hiện vận động thể dục và các bài tập cho bàn tay thường xuyên để khôi phục chức năng.
  • Tránh thực phẩm giàu calo, đồ béo, thức ăn nhanh và món cay.
  • Hạn chế tiêu thụ đồ uống chứa cồn vì chúng có thể gây hại cho xương khớp, làm nhanh quá trình thoái hóa.
  • Tránh làm những công việc nặng mà đòi hỏi sức mạnh của bàn tay.

Thoái hóa khớp bàn tay không chỉ là một vấn đề y tế phổ biến, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của hàng triệu người. Việc hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị là bước quan trọng trong việc giảm đau, cải thiện sức khỏe toàn diện của bệnh nhân.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Trịnh Thị Xánh (61 tuổi, thôn Thượng Quất, xã Hợp Tiến, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) Thoái Hóa Khớp Gối, Đầu Gối Lủng Lẳng Như Khúc Củi Khô, Người Nông Dân Chia Sẻ Cách Khỏi Bệnh

Bài viết dưới đây là những chia sẻ vô cùng xúc động của bác Trịnh Thị Xánh, từng bị thoái…

Bệnh thoái hóa khớp cổ tay Bệnh thoái hóa khớp cổ tay – Nguyên nhân và hướng chữa trị

Thoái hóa khớp cổ tay là bệnh lý phổ biến ở lứa tuổi trung niên, trong đó nữ giới chiếm…

Khớp gối (đầu gối) là gì? Giải phẫu cấu tạo & bệnh lý

Khớp gối (hay đầu gối) là một phần cấu tạo của chi dưới. Đây là khớp lớn nhất trong cơ…

Chữa bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng như thế nào cho đúng

Chữa bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng như thế nào cho đúng luôn là vấn đề đáng quan tâm…

Thấp Khớp Hoàn PH giá bao nhiêu? Công dụng, cách dùng

Thấp Khớp Hoàn PH là dược phẩm của Công ty TNHH Đông Dược Phúc Hưng. Sản phẩm được phát triển…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua