Thay khớp gối khi nào cần thực hiện? Chi phí và các rủi ro

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Thay khớp gối là biện pháp điều trị thường được áp dụng cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối, chấn thương khớp gối, viêm khớp gối gây biến dạng… Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ra rủi ro và biến chứng nguy hiểm, vì vậy cân nhắc kỹ trước khi thực hiện.

Thay khớp gối là gì?

Phẫu thuật thay khớp đầu gối là phương pháp phổ biến nhất trong ngoại khoa xương khớp. Nó bao gồm việc loại bỏ sụn và xương hư hại, sau đó thay thế bằng bộ phận nhân tạo.

Phương pháp này giúp giảm đau nhức, phục hồi chức năng vận động và cải thiện chất lượng cuộc sống hiệu quả. Tuy nhiên, đôi khi có thể xảy ra một số biến chứng không mong muốn, vì vậy cần cân nhắc kỹ càng.

thay khớp gối
Thay khớp đầu gối được áp dụng khi những phương pháp điều trị khác không mang đến hiệu quả tối ưu

Khi nào cần thay khớp gối?

Thay khớp đầu gối là một phương pháp ngoại khoa có rủi ro và biến chứng tiềm ẩn, vì vậy chỉ được áp dụng khi cần thiết. Các trường hợp được chỉ định thực hiện là:

  • Khớp gối bị hỏng nặng, gây khó khăn khi di chuyển và đi lại.
  • Người mắc các bệnh như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp gối… không phản ứng với biện pháp trị liệu bảo tồn.
  • Triệu chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày và công việc.
  • Tổn thương mô sụn nặng và không thể tái tạo.
  • Biến dạng nặng của khớp gối không thể khắc phục, kể cả sau phẫu thuật chỉnh hình.
  • Bệnh nhân cao tuổi với khả năng tái tạo mô sụn kém.
    Chấn thương nặng gây hỏng hóc và biến dạng các cơ quan bên trong ổ khớp.

Các kỹ thuật thay khớp gối

Phẫu thuật bao gồm thay khớp đầu gối bán phần và toàn phần.

kỹ thuật thay khớp
Tùy theo mức độ hư tổn mà áp dụng kỹ thuật thay khớp phù hợp

Tham khảo thêm: Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo: Quy trình, chi phí & rủi ro

1. Thay khớp bán phần

Thay khớp bán phần là kỹ thuật thay thế một phần của khớp gối, phù hợp cho những người chỉ bị tổn thương một phần bên trong ổ khớp.

Phương pháp này sử dụng bộ phận nhân tạo để thay thế cơ quan bị tổn thương. Nó đơn giản hơn và ít gây biến chứng hơn so với thay khớp toàn phần.

2. Thay khớp toàn phần

Thay khớp toàn phần được chỉ định cho các trường hợp viêm hoặc thoái hóa khớp nghiêm trọng, thường đòi hỏi thay thế toàn bộ khớp gối bằng vật liệu nhân tạo.

Dù có rủi ro và biến chứng hậu phẫu cao hơn so với thay khớp bán phần do mức độ xâm lấn lớn, phần lớn bệnh nhân sau khi phẫu thuật thấy đau giảm hoàn toàn và khả năng vận động được phục hồi đến 80%.

Quy trình phẫu thuật thay khớp gối

Thay khớp đầu gối bao gồm bước chuẩn bị, thực hiện và hồi phục sau phẫu thuật.

quy trình phẫu thuật thay khớp gối
Cần trình bày với bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng trước khi tiến hành phẫu thuật

1. Chuẩn bị trước phẫu thuật 

Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ yêu cầu các xét nghiệm như nước tiểu, điện tâm đồ, xét nghiệm máu và thời gian đông máu để đảm bảo bệnh nhân đủ điều kiện phẫu thuật. Ngoài ra cũng cần:

  • Thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc bạn đang sử dụng.
  • Sử dụng kháng sinh để phòng tránh nhiễm trùng trước và sau phẫu thuật.
  • Ngưng hút thuốc lá, uống cà phê và rượu trước phẫu thuật khoảng 2 tuần.
  • Không ăn uống trong khoảng 6 – 12 giờ trước khi thực hiện thủ thuật.

2. Các bước thực hiện thay khớp gối

Thay khớp đầu gối được thực hiện qua các bước sau:

  • Tiêm kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Gây mê toàn thân hoặc cục bộ.
  • Đặt đầu gối ở tư thế cong để tiếp cận cơ quan bên trong.
  • Rạch vết mổ dài khoảng 15 – 25cm.
  • Thay thế bộ phận tổn thương bằng cơ quan nhân tạo.
  • Kiểm tra lại khớp gối trước khi đóng vết mổ.
  • Thủ thuật thường kéo dài từ 1 – 3 giờ.

3. Hồi phục sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật, bạn sẽ vào phòng hồi sức trong vài giờ, sau đó chuyển đến phòng lưu bệnh khi ổn định. Có thể cần phải ở lại bệnh viện vài ngày để bác sĩ theo dõi và phát hiện sớm bất kỳ biến chứng nào.

Trong thời gian này, bạn sẽ được kê thuốc giảm đau để giảm các triệu chứng như sưng, nóng, đau nhức ở vết mổ. Khi cấu trúc khớp gối đã ổn định, bạn sẽ bắt đầu các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ.

hòi phục sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật, bạn cần ở lại bệnh vài ngày để xem xét và theo dõi

Tham khảo thêm: Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối theo ACR

Chăm sóc tại nhà sau phẫu thuật thay khớp gối

Sau vài ngày ở viện, nếu không có dấu hiệu bất thường, bạn có thể trở về nhà. Trong thời gian này, việc chăm sóc tại nhà cũng rất quan trọng:

  • Giữ vùng khớp gối sạch sẽ và tránh áp lực lên nó.
  • Bổ sung sắt và dinh dưỡng để hồi phục và tăng cường cơ bắp.
  • Tránh mang vác nặng trong ít nhất 2 tuần.
  • Luyện tập đều đặn mỗi ngày để phục hồi khả năng vận động.
  • Hạn chế đứng lâu và sử dụng nạng để giảm áp lực lên khớp gối.
  • Tránh tăng cân quá nhanh để giảm áp lực lên khớp gối.

Các biến chứng và rủi ro khi thay khớp gối

Thay khớp đầu gối có thể gây ra các biến chứng và rủi ro sau phẫu thuật, chẳng hạn như:

  • Nhiễm trùng: Sốt, sưng đau đầu gối, vết mổ chảy dịch/mủ, người ớn lạnh.
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu: Sưng nóng, đỏ và đau ở đầu gối hoặc bắp chân.
  • Tắc mạch phổi: Khó thở và đau tức ngực, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Tổn thương dây thần kinh.
  • Phản ứng dị ứng với vật liệu của cơ quan nhân tạo.
  • Phát triển gai xương xung quanh khớp gối nhân tạo.
  • Hình thành sẹo bên trong cấu trúc khớp.
  • Dây chằng bao quanh khớp bị tổn thương.
  • Chảy máu kéo dài.
  • Trật khớp.
  • Hư hại của khớp gối nhân tạo và cần thay thế lần 2.
nhiễm trùng đầu gối
Sau phẫu thuật, đầu gối có thể bị nhiễm trùng, sưng đau…

Tham khảo thêm: Nhức mỏi khớp gối (đầu gối) – Vì sao ngày càng nhiều người bị?

Thay khớp gối bao nhiêu tiền? Có thể thực hiện ở đâu?

Phẫu thuật thay khớp đầu gối nhân tạo có chi phí thường từ 40 – 80 triệu đồng, nhưng có thể biến động tùy theo kỹ thuật (bán phần hay toàn phần), cơ sở thực hiện và mức độ bệnh lý. Để biết chi phí chính xác, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc nhân viên tư vấn.

Lựa chọn bệnh viện uy tín là cách giảm thiểu rủi ro hậu phẫu. Tránh phẫu thuật tại các cơ sở y tế không đủ điều kiện về thiết bị và chuyên môn.

Thay khớp đầu gối có được bảo hiểm không?

Trong trường hợp thay khớp đầu gối tại các bệnh viện nhà nước, bảo hiểm y tế có thể chi trả từ 70 – 80% chi phí phẫu thuật. Tuy nhiên để biết thêm thông tin về vấn đề này, bạn nên trao đổi trực tiếp với nhân viên tư vấn của bệnh viện.

Phẫu thuật thay khớp gối có thể sửa chữa cơ quan bị hư hại, giảm triệu chứng và phục hồi chức năng vận động. Tuy nhiên, phương pháp này có chi phí điều trị cao và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Do đó bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi quyết định thực hiện.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối có hiệu quả?
Bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối đã trở thành phương pháp hỗ trợ điều trị được nhiều người tin…
Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thoái hóa khớp gối là một bệnh lý xương khớp phổ biến, trong đó nữ giới chiếm 80% tổng số…
chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối
Để chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối đạt hiệu quả cao, không chỉ cần sự chuyên môn từ…
Theo ACR (Hội thấp khớp học Hoa Kỳ), cần phải có một tiêu chuẩn để chẩn đoán thoái hóa khớp gối, giúp cho việc điều trị dễ dàng hơn. Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối theo ACR
Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối theo ACR là một trong những hướng dẫn quan trọng nhất, giúp…
vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối

Vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối đã mở ra một hướng tiếp cận mới trong việc giảm nhẹ…

Cứng khớp gối Cứng khớp gối – Nguyên nhân và cách giảm cứng khớp nhanh

Cứng khớp gối là một trong những hiện tượng có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, có thể xuất…

Bệnh thoái hóa khớp gối có chữa được không? Bệnh thoái hóa khớp gối có chữa được không?

Bệnh thoái hóa khớp gối không thể chữa khỏi hoàn toàn do chúng xuất phát từ yếu tố lão hóa…

Tổng hợp hình ảnh X Quang bệnh thoái hóa khớp gối Tổng hợp hình ảnh X Quang bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh xương khớp phổ biến, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời…

Bị đau khớp gối nên ăn gì giảm nhanh triệu chứng?

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị, những thực phẩm giàu vitamin D, canxi, omega 3... là…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua