Nhức mỏi khớp gối (đầu gối) – Vì sao ngày càng nhiều người bị?
Nhức mỏi khớp gối thường xảy ra khi khớp bị thoái hóa theo tuổi tác, thường găp ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa và xuất hiện ngày càng nhiều ở những người trẻ tuổi, nguyên nhân là do lối sống thiếu lành mạnh và mắc phải các bệnh lý liên quan.
Nhức mỏi khớp gối là gì?
Khớp gối kết nối xương bánh chè, xương đùi và xương cẳng chân, bao gồm xương, sụn bảo vệ và cấu trúc mềm. Chúng nâng đỡ trọng lượng cơ thể và dễ tổn thương do thoái hóa, viêm hoặc chấn thương.
Chấn thương khớp gối thường gặp ở vận động viên và người nặng nhọc, trong khi thoái hóa và viêm nhiễm phổ biến hơn, ảnh hưởng đa dạng đối tượng. Các nguyên nhân này sẽ gây ra tình trạng nhức mỏi đầu gối.
Cơ chế gây nhức mỏi đầu gối
Khi khớp gối bị thoái hóa hoặc viêm nhiễm, sụn bên ngoài sẽ mòn dần, gây đau khi xương cọ xát và sưng viêm khi bao hoạt dịch bị vỡ. Cảm giác đau nhức sẽ tăng lên đáng kể.
Thống kê của WHO cho biết, khoảng 10% dân số trong độ tuổi trung niên mắc viêm đau khớp gối, gây hạn chế lao động. Gần đây, tỷ lệ này đang tăng lên, đặc biệt là ở nhóm tuổi trẻ hóa.
Tham khảo thêm: Cứng khớp gối – Nguyên nhân và cách giảm cứng khớp nhanh
Nguyên nhân bệnh lý gây nhức mỏi khớp gối
Tình trạng đau nhức khớp gối ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe, nhưng nhiều người vẫn không để ý đến. Họ cho rằng đau nhức chỉ là do làm việc nhiều.
Thực tế, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu không được điều trị kịp thời, đau nhức có thể trở thành mãn tính, khó chữa trị hoàn toàn, thậm chí gây ra những biến chứng nguy hiểm như teo cơ, bại liệt suốt đời.
Việc hiểu nguyên nhân của đau khớp gối không chỉ giải đáp tại sao tình trạng này ngày càng phổ biến, mà còn giúp người bệnh tự chủ trong phòng và điều trị. Ngoại trừ chấn thương đầu gối, việc nhức mỏi này có thể là dấu hiệu của:
Thoái hoá khớp gối
Đây là vấn đề ám ảnh những người ở tuổi trung niên. Do sự biến đổi sinh học trong cơ thể, khớp gối có thể bị thay đổi về hình dạng và tính chất, dẫn đến xuất hiện các vết nứt, gai xương và hốc xương dưới sụn, sụn khớp sẽ bị mòn và xơ hóa.
Khớp gối bị thoái hóa thường dễ gặp viêm nhiễm. Khi đó, khả năng di chuyển bị hạn chế và người bệnh thường gặp đau nhức ngay cả khi ngồi yên. Theo thống kê, tỉ lệ phụ nữ mắc tình trạng này cao hơn nam giới, thường do yếu tố sinh lý và sinh nở.
Viêm khớp dạng thấp
Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công các mô trong cơ thể, đặc biệt là mô ở các khớp như khớp gối, gây viêm sưng, xơ cứng và nhức mỏi khớp gối. Bệnh còn tổn thương các cơ quan khác như mạch máu, mắt, tim, phổi…
So với viêm khớp thông thường, viêm khớp dạng thấp nguy hiểm hơn nhiều vì làm mòn xương và biến dạng các khớp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày.
Thống kê cho thấy khoảng 5 trong 100 người mắc bệnh này, thường là ở độ tuổi 20 – 40 và phụ nữ mắc nhiều hơn nam giới.
Tham khảo thêm: Sưng đầu gối (khớp gối) là bệnh gì? Nguy hiểm không?
Bệnh gout
Dấu hiệu chính của bệnh gout là viêm khớp, thường là ở khớp gối, với cơn đau đột ngột, thậm chí xảy ra vào ban đêm và sưng đỏ, có khi còn gây ngứa.
Bệnh phát triển khi axit uric tích tụ vượt quá mức cho phép trong cơ thể. Ban ngày, axit uric tồn tại ở mức thấp, được loại bỏ qua hệ bài tiết và tiêu hóa.
Tuy nhiên, nếu axit uric tích tụ quá nhiều, các tinh thể axit uric có thể hình thành và tập trung ở các khớp, gây ra viêm và đau nhức.
Viêm bao hoạt dịch khớp gối
Bao hoạt dịch trong khớp gối đóng vai trò như một lớp đệm giúp bôi trơn các khớp và giúp việc đi lại dễ dàng, đồng thời nuôi dưỡng sụn và ngăn ngừa vi khuẩn. Khi khớp gối bị viêm nhiễm, bao hoạt dịch sẽ tăng tiết và viêm nhiễm.
Viêm bao hoạt dịch thường xuất hiện sau chấn thương và là dấu hiệu ban đầu của nhiều bệnh xương khớp, bao gồm cả viêm khớp dạng thấp, bệnh gout và các bệnh khớp khác.
Tham khảo thêm: Bị tràn dịch khớp gối có nên hút dịch?
Nhức mỏi khớp gối ngày càng nhiều do lối sống không lành mạnh
Đau nhức khớp gối có thể phát sinh từ lối sống không lành mạnh – nguyên nhân hàng đầu khiến số lượng ca mắc tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Đây là một cảnh báo cho mọi người rằng vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến người già nữa.
Ngày nay, nhiều người trẻ có thói quen thức khuya, ngủ ít, bỏ bữa sáng, dậy muộn, thường xuyên ngồi một chỗ không vận động, chế độ ăn uống kém cân đối… điều này khiến xương khớp bị suy yếu dần.
Thêm vào đó, thói quen lạm dụng rượu, bia và thuốc lá cũng gây hại cho cơ xương, bao gồm cả khớp gối, góp phần vào tình trạng nhức mỏi này.
Biện pháp phòng ngừa nhức mỏi khớp gối hiệu quả
Để ngăn chặn hoặc cải thiện tình trạng đau nhức đầu gối này, bạn cần thực hiện một số biện pháp đơn giản sau:
Nhức mỏi khớp gối đang ngày càng phổ biến ở mọi lứa tuổi, đòi hỏi sự phát hiện và can thiệp kịp thời để cải thiện chất lượng sống. Việc áp dụng lối sống lành mạnh, tập luyện phù hợp và tuân thủ các biện pháp điều trị có thể giúp giảm bớt tình trạng này, bảo vệ xương khớp luôn khỏe mạnh.
Có thể bạn quan tâm:
- Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì tốt?
- Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, chạy bộ hay không?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!