Sưng đầu gối (khớp gối) là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Sưng đầu gối xảy ra có thể là do chấn thương, nhưng đôi khi là triệu chứng của các bệnh lý tiềm ẩn như viêm khớp, thoái hóa khớp… Để ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu và gây biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần đến bệnh viện để chẩn đoán và có biện pháp chữa trị phù hợp.

Sưng đầu gối là bệnh gì?

Theo chuyên gia, đầu gối là bộ phận quan trọng hỗ trợ việc đi lại. Tuy nhiên, chất lỏng thừa có thể tích tụ bên trong hoặc xung quanh khớp gối, gây sưng và đau, khó khăn trong việc di chuyển.

Sưng đầu gối
Sưng khớp gối có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó

Nguyên nhân có thể là do chấn thương trước đó hoặc bệnh lý như thoái hóa khớp, viêm khớp gối… Cách tốt nhất để kiểm soát triệu chứng đau nhức và co cứng khớp là loại bỏ chất lỏng tích tụ trong khớp gối.

Thế nhưng, để đưa được biện pháp điều trị phù hợp với từng đối tượng bệnh, bác sĩ cần tiến hành kiểm tra lâm sàng và cận lâm sàng để xác định nguyên nhân gây bệnh.

Nguyên nhân gây sưng khớp gối

Có rất nhiều yếu tố tác động dẫn đến tình trạng sưng đầu gối, bao gồm yếu tố bệnh lý và yếu tố cơ học. Cụ thể:

  • Chấn thương: Bất kỳ chấn thương nào ở khớp gối cũng có thể dẫn đến sự tích tụ chất lỏng dư thừa, làm sưng đau đầu gối và có thể ảnh hưởng đến các cấu trúc khác như xương bánh chè, dây chằng chéo trước, sụn…
  • Viêm bao hoạt dịch: Bệnh lý này có thể gây viêm sưng khớp gối do túi chứa chất lỏng bị viêm sưng, thường xuất hiện ở các khớp hoạt động thường xuyên.
  • Viêm đau khớp gối: Sự bào mòn sụn bảo vệ đầu xương của khớp dẫn đến viêm và sưng đau, thường đi kèm với triệu chứng như đau nhức, khó cử động…
  • Viêm khớp dạng thấp: Do hệ miễn dịch tấn công tế bào mô khỏe mạnh dẫn đến sưng đau và co cứng khớp.
  • Bệnh lý khác: Bao gồm nhiễm trùng, bệnh gout, gout giả, u nang bao hoạt dịch, bệnh Lyme…
chấn thương
Nguyên nhân gây sưng đau đầu gối phổ biến là do chấn thương đầu gối khi tham gia thể thao hoặc do tai nạn

Tham khảo thêm: 6 phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối tốt nhất

Yếu tố làm tăng nguy cơ bị sưng đầu gối

Có ba yếu tố chính tăng nguy cơ mắc bệnh sưng khớp gối:

  • Tuổi tác: Người già có nguy cơ cao hơn do hệ xương khớp bị lão hóa và suy giảm chức năng.
  • Béo phì: Trọng lượng quá tải gây áp lực lớn lên khớp gối, tăng khả năng viêm.
  • Chơi thể thao: Các bộ môn như đá bóng, bóng rổ… có thể dẫn đến chấn thương và làm sưng đau đầu gối.

Triệu chứng sưng đau đầu gối

Sưng gối thường gây các triệu chứng như:

  • Sưng: Vùng da xung quanh khớp gối có dấu hiệu đỏ và sưng phồng rõ rệt, có thể nhìn thấy rõ khi người bệnh so sánh giữa đầu gối bị bệnh với bên đầu gối bình thường
  • Đau nhức: Sưng khớp gối thường gây đau nhức và khó chịu ở xung quanh đầu gối, tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà mức độ đau ở mỗi người sẽ khác nhau.
  • Cứng khớp: Khớp gối chứa nhiều chất lỏng dư thừa thường gây cứng khớp dẫn đến khó khăn trong việc duỗi thẳng hoặc uốn cong.
sưng đầu gối
Sưng cứng khớp gối có thể gây đau nhức, khó cử động…

Sưng đầu gối có nguy hiểm không?

Tình trạng sưng gối nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Mất cơ bắp và khả năng vận động: Tích tụ chất lỏng trong khớp gối có thể làm yếu cơ bắp và xương khớp, gây mất khả năng vận động nếu không được điều trị kịp thời.
  • U nang Baker: Chất lỏng dư thừa trong đầu gối có thể hình thành u nang Baker ở phía sau đầu gối gây sưng đau, các trường hợp nặng có thể cần phẫu thuật để loại bỏ chất lỏng.

Chẩn đoán sưng đầu gối

Chẩn đoán lâm sàng bằng cách quan sát tình trạng sưng đau và thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng khác. Dưới đây là một số thủ thuật thường dùng:

  • Chụp X – quang: Loại trừ các nguyên nhân như trật khớp, gãy xương và xác định có viêm khớp không.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Phát hiện chấn thương dây chằng, gân và mô mềm không thể thấy bằng chụp X – quang.
  • Siêu âm: Kiểm tra tình trạng viêm khớp và ảnh hưởng đến dây chằng và gân.
  • Xét nghiệm chất lỏng trong khớp gối: Xác định nguyên nhân của sưng khớp gối, có thể là nhiễm trùng hoặc bệnh gout, gout giả…

Tham khảo thêm: Điều trị thoái hóa khớp gối bằng đông y hiệu quả bền vững

Điều trị sưng đầu gối như thế nào?

Để cải thiện tình trạng đau nhức do sưng ở đầu gối gây nên, người bệnh nên nghỉ ngơi nhiều, tránh các hoạt động nặng như mang vác hoặc chạy nhảy nhiều.

Bệnh nhân cũng có thể kiểm soát cơn đau bằng cách dùng đá chườm lên đầu gối từ 15 – 20 phút, cách 2 – 4 tiếng chườm lại một lần.

Sưng khớp gối
Sử dụng acetaminophen và một số loại thuốc khác để giảm đau do sưng khớp gối gây nên

Ngoài ra cũng có thể áp dụng các mẹo dân gian để kiểm soát triệu chứng đau như chườm lá lốt, lá ngải cứu, uống tinh bột nghệ, trà gừng,… 

Bên cạnh các biện pháp chăm sóc tại nhà, bác sĩ cũng sẽ kê một số loại thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm như acetaminophen, ibuprofen, naproxen… Ngoài ra, tình trạng nặng có thể sử dụng thuốc tiêm.

Nếu triệu chứng không giảm sau khi sử dụng thuốc, phẫu thuật có thể được đề xuất. Chọc dò khớp là phương pháp phổ biến để giảm sưng đau, nhưng cũng có nguy cơ tái phát bệnh và nhiễm trùng nếu không thực hiện đúng cách.

Biện pháp phòng ngừa sưng đầu gối

Để ngăn ngừa và cải thiện sức khỏe tổng thể khi đầu gối sưng đau, người bệnh có thể tuân thủ các lưu ý sau:

  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Trọng lượng dư thừa có thể gây bào mòn sụn khớp dẫn đến đau và sưng đau đầu gối. Cần duy trì một chế độ ăn và tập luyện khoa học để giữ cân nặng ổn định.
  • Chọn các bài tập thể thao có tác động thấp: Tập luyện thể dục giúp cải thiện linh hoạt cho xương khớp và cơ bắp. Tuy nhiên, cần tránh các bài tập gây áp lực lớn lên khớp gối. Nên chọn các môn thể thao như bơi lội, yoga, thể dục nhịp điệu…

Sưng đầu gối nếu không được quản lý tốt không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Do đó, khi thấy triệu chứng bệnh xuất hiện, bệnh nhân cần tiến hành thăm khám và điều trị sớm.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 12:11 - 16/03/2024 - Cập nhật lúc: 14:26 - 27/05/2024
Chia sẻ:
Tìm hiểu cách chữa thoái hóa khớp gối bằng diện chẩn

Chữa thoái hóa khớp gối bằng diện chẩn là một phương pháp không dùng thuốc, tận dụng kỹ thuật bấm…

Theo ACR (Hội thấp khớp học Hoa Kỳ), cần phải có một tiêu chuẩn để chẩn đoán thoái hóa khớp gối, giúp cho việc điều trị dễ dàng hơn. Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối theo ACR

Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối theo ACR là một trong những hướng dẫn quan trọng nhất, giúp…

Bị thoái hóa khớp có nên uống canxi không? Loại nào tốt?

Người bị thoái hóa khớp có nên uống canxi, bởi canxi rất cần cho cơ thể cũng như sức khỏe…

Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo: Quy trình, chi phí & rủi ro

Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo đã mở ra một chương mới trong lĩnh vực y học, giúp hàng…

Bệnh thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không?

Bệnh thoái hóa khớp gối là một tình trạng khá nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua