Nguyên nhân đau khớp bàn chân thường gặp & cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Đau khớp bàn chân thường xảy ra do vận động quá mức, mang giày chật hoặc do thừa cân – béo phì. Trên thực tế triệu chứng này cũng có thể xảy ra do một số bệnh lý tiềm ẩn như bệnh gout, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm gân Achilles, viêm khớp phản ứng…

Các nguyên nhân gây đau khớp bàn chân thường gặp nhất

Đau ở khớp bàn chân thường đi kèm với các biểu hiện như nóng rát, bầm tím, sưng đỏ do tổn thương các khớp và mô mềm xung quanh. Tuy nhiên, có thể do một số vấn đề sức khỏe khác liên quan, bao gồm:

đau khớp bàn chân
Đau ở khớp bàn chân xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cần phát hiện để điều trị kịp thời

1. Chấn thương

Áp lực từ chấn thương có thể gây tổn thương mô mềm, dây chằng hoặc mô sụn bàn chân. Tổn thương thường kèm theo sự tập trung của bạch cầu, gây ra hiện tượng sưng viêm.

Với trường hợp chấn thương nhẹ, tình trạng thường thuyên giảm chỉ sau vài ngày. Tuy nhiên nếu kèm theo các biểu hiện sưng nóng, viêm, đỏ, không thể cử động… nên đến bệnh viện để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

2. Dây thần kinh bị chèn ép do mang giày chật

Mang giày chật có thể khiến giày ma sát mạnh với mô mềm, gây kích ứng và sưng da. Thói quen này còn khiến dây thần kinh ở chân bị chèn ép, gây ra tình trạng đau nhức.

đau ở khớp bàn chân phải
Mang giày quá chật cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị đau khớp bàn chân

Ngoài ra dây thần kinh bị chèn ép còn có thể gây ra triệu chứng tê bì các ngón chân và giảm chức năng vận động.

3. Bệnh gout 

Bệnh gout là một dạng viêm khớp phổ biến và thường xuất hiện ở nam giới, xảy ra khi nồng độ acid uric trong máu cao, gây tích tụ muối urat tại các khớp.

Cơn đau do bệnh gout thường có mức độ dữ dội và kéo dài liên tục trong nhiều ngày. Vị trí bị tổn thương sưng nóng, đỏ và viêm nặng nề.

4. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là tình trạng tổn thương khớp do rối loạn tự miễn, khi hệ miễn dịch sản sinh kháng thể tấn công vào các mô sụn khỏe mạnh, gây sưng đau, viêm đỏ và khó khăn khi vận động.

Thường ảnh hưởng đến khớp ngón tay, nhưng cũng có thể xảy ra ở khớp ngón chân và mắt cá chân.

Tham khảo thêm: Điều trị thoái hóa khớp gối bằng đông y hiệu quả bền vững

5. Thoái hóa khớp ngón chân

Thoái hóa khớp ngón chân xảy ra khi khớp bị hư hại và tổn thương do quá trình lão hóa. Đặc trưng bởi tình trạng mô sụn bị bào mòn, đầu xương xuất hiện gai nhỏ, giảm lượng dịch nhầy trong ổ khớp.

thoái hóa khớp bàn chân
Thoái hóa khớp chân có thể khiến cơ quan này bị đau nhức và giảm phạm vi chuyển động

Thoái hóa thường xảy ra ở các khớp có mức độ hoạt động lớn như khớp gối, khớp vai hoặc khớp cổ tay.

Tuy nhiên, nó cũng có thể xảy ra ở ngón chân, đặc biệt là với những người thường xuyên chạy bộ hoặc mang giày cao gót.

6. Thừa cân – béo phì

Người thừa cân hoặc béo phì thường dễ bị đau nhức ở các khớp, đặc biệt là ở phần dưới cơ thể như khớp gối, mắt cá chân và khớp ngón chân.

Nguyên nhân là trọng lượng cơ thể đè nén lên các mô sụn, gây sưng viêm và đau nhức khi vận động. Họ cũng dễ gặp các bệnh lý xương khớp như tràn dịch khớp gối, thoái hóa khớp, bệnh gout…

7. Viêm khớp nhiễm khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn là một nguyên nhân gây đau khớp bàn chân. Loại viêm khớp này xảy ra khi các khớp ngón chân bị tổn thương mà không được phát hiện và điều trị kịp thời.

viêm khớp nhiễm khuẩn
Viêm khớp nhiễm khuẩn có thể gây sưng đau khớp tại bàn chân, sốt cao, nhức mỏi…

Vi khuẩn có thể phát triển ở vị trí tổn thương, gây sưng đau và tụ mủ trong ổ khớp, gây ra các triệu chứng toàn thân như ớn lạnh, mệt mỏi, sốt cao, run rẩy, nhức mỏi cơ thể…

8. Vận động quá mức

Đi lại nhiều, mang vác nặng, chạy bộ… là các hoạt động đòi hỏi khớp bàn chân và khớp gối phải vận động liên tục.

Vận động quá mức khiến các đầu sụn ma sát với nhau, gây kích thích dây chằng, mô mềm xung quanh và làm phát sinh triệu chứng sưng đau.

Tình trạng này thường thuyên giảm sau 3 – 5 ngày nghỉ ngơi và hạn chế vận động. Tuy nhiên nếu diễn ra thường xuyên, tổn thương ở khớp có thể tiến triển thành viêm khớp, thoái hóa khớp,…

vận động quá mức
Chay bộ với vận tốc cao có thể khiến khớp bị kích thích và dẫn đến tình trạng đau nhức

9. Viêm gân Achilles

Viêm gân Achilles do hoạt động thể thao thường gây đau nhẹ ở phía sau gót chân. Đau có thể trở nên nặng hơn khi di chuyển hoặc mang vác nặng.

Trong trường hợp nặng, có thể xuất hiện cứng khớp, tê bì, nguy cơ rách gân…

Tham khảo thêm: Bị thoái hóa khớp gối khám ở đâu tốt và uy tín nhất?

10. Viêm khớp vảy nến

Viêm khớp vảy nến là một dạng nghiêm trọng của bệnh vảy nến, một bệnh viêm da mãn tính liên quan đến rối loạn tự miễn.

Tương tự các loại viêm khớp khác, bệnh tiến triển mãn tính và không thể chữa trị hoàn toàn, thường gây tổn thương nhiều khớp ở chi dưới như khớp ngón chân hoặc khớp gối, gây đau khớp bàn chân.

11. Viêm khớp phản ứng

Viêm khớp phản ứng là tình trạng sưng đau khớp do nhiễm trùng từ cơ quan khác trong cơ thể như ruột, đường tiết niệu hoặc cơ quan sinh dục.

đau khớp bàn chân
Viêm khớp phản ứng gây ra tình trạng sưng đau vùng bàn chân

Thường xảy ra ở khớp mắt cá chân, ngón chân và đầu gối, có thể ảnh hưởng đến niệu đạo, da và mắt.

Do ức chế nhiễm trùng từ hệ miễn dịch, ngoài sưng đau khớp, còn có thể gây viêm kết mạc, phát ban da, lở miệng, đau thắt lưng,…

Cách phương pháp điều trị đau khớp bàn chân

Đau ở khớp bàn chân làm khó khăn trong vận động và sinh hoạt hàng ngày. Tình trạng kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống. Để giảm đau, có thể thực hiện một số biện pháp sau:

1. Sử dụng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau được sử dụng nhằm giảm nhanh cơn đau và hiện tượng viêm sưng ở khớp bàn chân. Các loại thuốc bạn có thể sử dụng, bao gồm:

  • Acetaminophen: Thuốc giảm đau phổ biến, cải thiện đau nhẹ đến trung bình.
  • NSAIDs: Chống viêm, giảm đau… sử dụng khi Acetaminophen không hiệu quả. 
  • Opioids: Giảm đau từ trung bình đến nặng, nhưng gây nghiện và tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Gel/miếng dán giảm đau: Sử dụng gel chứa Ibuprofen hoặc miếng dán Capsaicin để giảm đau tại chỗ, ít gây tác dụng phụ toàn thân.

Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc quá liều lượng và thời gian được đề cập trên bao bì, lạm dụng có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng như tim, thận, gan, phổi…

cách chữa bệnh đau khớp bàn chân
Có thể dùng Acetaminophen, Opioids, NSAIDs,… để làm giảm cơn đau ở khớp bàn chân

2. Áp dụng mẹo điều trị tại nhà

Bên cạnh sử dụng thuốc, bạn có thể áp dụng các mẹo chữa tại nhà để giảm đau và sưng viêm ở khớp bàn chân như:

  • Chườm lạnh: Chườm túi lạnh lên vùng khớp đau từ 10 – 20 phút giúp giảm sưng viêm và đau nhức. Sử dụng liên tục trong 2 – 3 ngày có thể cải thiện triệu chứng.
  • Ngâm chân với nước muối ấm: Giúp làm dịu vùng khớp đau và tăng cường tuần hoàn máu, đặc biệt phù hợp cho người bị đau chân do vận động mạnh và mang giày chật.
  • Xoa bóp: Sử dụng ngón tay xoa bóp nhẹ lên bàn chân để tăng cường tuần hoàn máu và giảm đau. Tuy nhiên, hạn chế xoa bóp quá mạnh đối với những trường hợp chấn thương.

Tham khảo thêm: Bệnh thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không?

Phòng ngừa tình trạng đau khớp bàn chân

Đau ở khớp bàn chân có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt, vận động và làm việc. Sau khi triệu chứng giảm, cải thiện các thói quen sau có thể giúp hạn chế tình trạng tái phát:

  • Chọn giày vừa kích cỡ và mềm mại.
  • Tránh vận động mạnh và các môn thể thao cường độ cao, thay vào đó luyện tập với các hoạt động như đi bộ, cầu lông, bơi lội, yoga…
  • Giảm cân thông qua luyện tập đều đặn và chế độ dinh dưỡng ít chất béo.
  • Hạn chế uống rượu, đồ uống chứa cồn, đồ ăn giàu đạm, dầu mỡ…
  • Bổ sung chất xơ, vitamin, nước… vào chế độ dinh dưỡng.

Đau khớp bàn chân – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đau ở khớp bàn chân cũng có thể xuất phát từ các bệnh xương khớp tiềm ẩn nguy hiểm, do đó,  việc tìm gặp bác sĩ sớm nhất để tiến hành các xét nghiệm là cần thiết.

đau khớp bàn chân
Tìm gặp bác sĩ nếu đau ở khớp bàn chân không có dấu hiệu thuyên giảm sau 3 ngày điều trị tại nhà

Gặp bác sĩ khi nhận thấy các dấu hiệu sau để điều trị sớm, giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm:

  • Cơn đau ở khớp bàn chân dữ dội và kéo dài hơn 3 ngày.
  • Triệu chứng không giảm sau khi sử dụng thuốc giảm đau.
  • Vùng khớp đau sưng nóng và có dấu hiệu ứ mủ.
  • Ớn lạnh, sốt cao và buồn nôn.
  • Đau nhức khắp cơ thể.

Đau khớp bàn chân là triệu chứng thường gặp và có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong trường hợp cơn đau có mức độ nghiêm trọng và kéo dài, bạn nên đến bệnh viện để được can thiệp các biện pháp y tế kịp thời.

Có thể bạn quan tâm: 

Chia sẻ:
Bệnh thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không?

Bệnh thoái hóa khớp gối là một tình trạng khá nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và…

Thoái hóa khớp vai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tình trạng thoái hóa khớp vai ngày càng trở nên phổ biến, không chỉ ở người lớn tuổi mà đang…

Tổng hợp hình ảnh X Quang bệnh thoái hóa khớp gối Tổng hợp hình ảnh X Quang bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh xương khớp phổ biến, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời…

Khớp là gì? Cấu tạo, chức năng của các loại khớp xương

Trong cơ thể người, khớp là điểm kết nối vật lý giữa các xương với nhau. Khớp chứa nhiều mô…

Trịnh Thị Xánh (61 tuổi, thôn Thượng Quất, xã Hợp Tiến, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) Thoái Hóa Khớp Gối, Đầu Gối Lủng Lẳng Như Khúc Củi Khô, Người Nông Dân Chia Sẻ Cách Khỏi Bệnh

Bài viết dưới đây là những chia sẻ vô cùng xúc động của bác Trịnh Thị Xánh, từng bị thoái…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua