Giải pháp chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt – Ưu nhược điểm
Cách chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt có ưu điểm là rất lành tính, dễ thực hiện. Tuy nhiên, không phải ai cũng áp dụng được, đặc biệt là những bệnh nhân bị vảy nến nặng hoặc người có thể nhiệt. Khi thực hiện cũng cần phải đúng cách để đạt được hiệu quả tối ưu.
Vảy nến là căn bệnh da liễu xảy ra do cơ chế tự miễn của cơ thể. Hệ thống miễn dịch hoạt động mạnh quá mức và tấn công vào da khiến cho các tế bào mới được tái nhanh hơn. Điều này cũng có nghĩa là một lượng không nhỏ các tế bào cũ bị đào thải. Chúng tích tụ trên da và đóng thành những lớp vảy bạc óng ánh trên bề mặt da – điểm đặc trưng của bệnh vảy nến.
Ngay nay, căn bệnh này tương đối phổ biến. Yếu tố di truyền tạo đóng vai trò quan trọng đến sự khởi phát của bệnh. Ngoài ra, yếu tố môi trường sống, tâm lý, điều kiện vệ sinh da, chế độ ăn uống… cũng góp phần thúc đẩy bệnh vảy nến phát triển.
Hiện nay, bệnh vẫn chưa có cách điều trị triệt để. Các phương pháp được áp dụng đều chỉ nhằm mục đích làm giảm triệu chứng vảy nến, kéo giãn khoảng cách giữa các đợt tái phát bệnh và giúp cho bệnh nhân có một cuộc sống tốt hơn. Trong đó, những cách chữa bệnh vảy nến dân gian được nhiều bệnh nhân lựa chọn vì có thể áp dụng trong thời gian dài mà không gây tốn kém và tác dụng phụ như thuốc tây. Bài thuốc từ lá lốt hiện đang được áp dụng khá rộng rãi.
Tác dụng chữa bệnh vảy nến của lá lốt
Nhắc đến lá lốt, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến các món ăn thơm ngon như chả lá lốt, bò nướng lá lốt, lá lốt om chuối. Không chỉ được sử làm thực phẩm, lá lốt còn là vị thuốc chữa trị nhiều bệnh trong cơ thể, đặc biệt là các bệnh lý về da liễu như viêm da cơ địa, á sừng, dị ứng da và cả bệnh vảy nến.
Nghiên cứu hiện đại đã tìm thấy nhiều hoạt chất có lợi cho bệnh nhân bị vảy nến có trong lá lốt như:
- Ancaloit: Một loại acid amin thực vật có khả năng chống dị ứng, giảm ngứa, tiêu sưng, kháng viêm, đẩy mạnh tốc độ hồi phục của tổn thương.
- Benzylaxetat và beta – caryophylen: Chúng hoạt động như một chất dưỡng ẩm, làm dịu vùng da bị vảy nến, giảm hiện tượng bong tróc vảy, ngứa ngáy, nứt nẻ da – những triệu chứng bất cứ bệnh nhân nào cũng phải đối mặt khi bị vảy nến.
- Vitamin A, C, E: Chống oxy hóa, kháng khuẩn, bảo vệ các tế bào da
Y học cổ truyền cũng ghi nhận nhiều tác dụng quý với sức khỏe của lá lốt. Thảo dược này tính ấm có tác dụng giảm đau, chỉ thống, tán hàn, sát khuẩn, tiêu viêm. Chủ trị phong thấp, đau nhức xương khớp, nhức đầu, tê bì tay chân, viêm da, vảy nến…
Từ nhiều thập kỷ qua, cách chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt đã được nhiều bệnh nhân rỉ tai nhau áp dụng để hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà với hy vọng có thể khống chế được các triệu chứng mà không phải dùng đến thuốc tây.
3 cách chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt
Lá lốt được dân gian sử dụng để chữa bệnh vảy nến theo đường bên trong lẫn bên ngoài. Người bệnh có thể dùng uống nước lá lốt hoặc bào chế thành thuốc ngâm rửa, đắp bên ngoài khu vực tổn thương. Kết hợp tấn công bệnh từ cả hai phía sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn. Dưới đây là những cách dùng lá lốt chữa bệnh vảy nến đang được áp dụng phổ biến:
1. Chữa vảy nến bằng bài thuốc ngâm rửa từ lá lốt
Đối với bệnh nhân bị vảy nến, việc vệ sinh da hàng ngày có ý nghĩa rất quan trọng. Khu vực tổn thương được rửa sạch sẽ mỗi ngày sẽ giúp làm sạch lớp vày trên da, giảm ngứa, ngăn ngừa nhiễm trùng và tạo điều kiện cho da nhanh được tái tạo.
Đặc biệt, việc ngâm rửa vùng da bị vảy nến với nước sắc lá lốt còn có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm nhiễm trên da. Tinh dầu lá lốt khi thẩm thấu sâu vào trong da sẽ hoạt động như một loại thuốc chống viêm. Nó giúp giảm hiện tượng đau rát, sưng phù da một cách an toàn.
– Chuẩn bị:
- Cây lá lốt tươi: 100g
- 1,5 – 2 lít nước sạch
– Các bước thực hiện:
- Bước 1: Cây lá lốt dùng cả thân và lá, đem rửa sạch, ngâm nước muối rồi vớt ra sau khoảng 15 phút. Cắt thành khúc ngắn
- Bước 2: Đổ lượng nước đã chuẩn bị vào nồi. Đun sôi
- Bước 3: Bỏ hết lá lốt vào nồi, tiếp tục nấu thêm 10 phút nữa thì tắt bếp
- Bước 4: Gạn nước nấu lá lốt ra một cái chậu sạch. Chờ cho nước nguội còn khoảng 35 – 40 độ thì lấy dùng.
- Bước 5: Để trị vảy nến, ngâm vùng da bị bệnh vào nước lá lốt khoảng 20 phút. Trường hợp bị vảy nến ở lưng hay nhiều vị trí trên cơ thể, pha loãng nước lá lốt vào trong bồn tắm rồi ngâm người vào.
- Bước 6: Vừa ngâm, vừa lấy xác lá lốt kì cọ nhẹ lên các mảng vảy nến để vảy bong tróc ra ngoài dễ dàng hơn.
– Số lần thực hiện:
Mỗi ngày, người bệnh nên áp dụng cách ngâm rửa lá lốt chữa vảy nến 1 lần. Thực hiện đều đặn sau khoảng 5 – 7 ngày, các triệu chứng sẽ bắt đầu thuyên giảm.
2. Trị vảy nến bằng nước lá lốt
Nếu chỉ sử dụng lá lốt điều trị vảy nến tại chỗ sẽ lâu cho kết quả. Người bệnh được khuyên nên kết hợp thuốc ngâm rửa với bài thuốc uống từ lá lốt để tác động đến bệnh từ cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể nhằm rút ngắn thời gian trị bệnh và nâng cao hiệu quả.
– Chuẩn bị:
- Lá lốt tươi: 50g
- Muối ăn
– Các bước làm thuốc:
- Bước 1: Lá lốt lựa những lá già còn tươi, không bị sâu bệnh. Rửa vài lần nước liên tục để loại bỏ hết tạp khuẩn, bụi bẩn và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
- Bước 2: Pha nước muối loãng rồi bỏ lá lốt vào ngâm sao cho nước phải ngập mặt lá lốt
- Bước 3: Vớt lá ra sau 15 – 20 phút ngâm. Để cho thật ráo nước
- Bước 4: Bỏ lá lốt vào máy xay sinh tố xay với một ly nước cho thật nhuyễn. Nếu không có máy thì cho vào cối giá.
- Bước 5: Sử dụng rây hoặc một miếng vải mùi lọc nước cốt lá lốt, bã bỏ đi.
- Bước 6: Chia uống 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi chiều.
– Số lần thực hiện:
Chăm chỉ áp dụng cách chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt theo cách này mỗi ngày trong khoảng 1 tuần liên tục. Uống nước lá lốt không chỉ giúp chống lại phản ứng viêm dưới da mà còn kích thích tiêu hóa, hỗ trợ đào thải độc tố cũng như các chất có hại tích tụ dưới da. Nhờ vậy, các tế bào da mới nhanh chóng được tái tạo thay thế cho lớp da chết do ảnh hưởng từ bệnh vảy nến.
3. Đắp lá lốt chữa bệnh vảy nến
Cùng với thuốc ngâm rửa, bài thuốc đắp từ lá lốt cũng được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Với cách này, các thành phần trong lá lốt sẽ tác động vào sâu bên trong vùng da bị tổn thương để tiêu diệt vi khuẩn và giảm bớt các tình trạng nóng rát, ngứa ngáy, bong tróc da – những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị vảy nến.
– Chuẩn bị:
- Lá lốt tươi: Điều chỉnh lượng dùng cho phù hợp với diện tích da bị bệnh
- Vài hạt muối ăn: Muối sẽ giúp làm tăng công dụng sát trùng, chống viêm
– Các bước sử dụng:
- Bước 1: Rửa và ngâm lá lốt với nước muối cho sạch khuẩn
- Bước 2: Dùng cối giã nát lá lốt cùng với một ít muối
- Bước 3: Làm sạch vùng da bị vảy nến cần điều trị rồi lấy lá lốt vừa giã đắp lên
- Bước 4: Dùng băng gạc y tế băng lại để giữ thuốc cố định khoảng 30 phút.
- Bước 5: Cuối cùng lấy nước ấm rửa lại da cho sạch
– Số lần áp dụng:
Bệnh vảy nến nhẹ thì mỗi ngày chỉ cần đắp mỗi ngày 1 lần. Trường hợp nặng thì đắp lá lốt 2 lần trong ngày cho đến khi các triệu chứng bệnh dứt hẳn.
Ưu nhược điểm khi chữa vảy nến bằng lá lốt
Cũng như nhiều phương pháp chữa vảy nến tại nhà khác, mẹo dùng lá lốt cũng có những ưu nhược điểm nhất định mà người bệnh cần phải biết trước khi quyết định có nên áp dụng phương pháp này hay không.
– Ưu điểm:
- Lá lốt không có độc tính nên rất an toàn ngay cả khi người bệnh sử dụng kéo dài. Điều này vô cùng có lợi bởi vảy nến là một bệnh mãn tính hay tái phát nên người bệnh cần có một phương thuốc lành tính, không có tác dụng phụ để sử dụng thường xuyên.
- Các bài thuốc dùng ngoài từ lá lốt có thể áp dụng được cho mọi đối tượng, bao gồm cả bà bầu và trẻ em.
- Nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm, không gây tốn kém chi phí cho người bệnh
- Những cách sử dụng lá lốt chữa vảy nến đều rất đơn giản, không mất nhiều thời gian. Người bệnh có thể tận dụng những lúc rảnh để thực hiện.
– Nhược điểm:
- Chỉ giúp làm giảm triệu chứng bệnh vảy nến, nâng cao hiệu quả của các phương pháp điều trị chính thống bởi căn bệnh này đến nay vẫn chưa có cách chữa trị dứt điểm.
- Không cho kết quả ngay. Cần kiên trì uống trong kết hợp với đắp rửa bên ngoài một thời gian nhất định để thấy được hiệu quả.
- Chỉ áp dụng được khi bệnh vảy nến còn nhẹ
Với những trường bị vảy nến nặng, lâu năm việc sử dụng lá lốt điều trị gần như không có tác dụng. Bởi lá lốt chỉ là nguyên liệu đơn lẻ nên có dược tính thấp, hiệu quả đẩy lùi bệnh không cao. Nếu quá phụ thuộc vào loại lá này có thể vô tình bỏ lỡ giai đoạn vàng điều trị, gây khó khăn cho các can thiệp sau này.
Một số thắc mắc về cách chữa vảy nến bằng lá lốt
Những ai có thể dùng lá lốt chữa vảy nến?
Không thể phủ nhận lá lốt rất lành tính và mang lại nhiều lợi ích cho người bị vảy nến. Tuy nhiên, một số đối tượng dưới đây nên cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trước khi dùng:
- Phụ nữ mang thai: Bà bầu nếu ăn hoặc uống nước lá lốt quá nhiều có thể gây nóng trong, táo bón hoặc thậm chí là sảy thai. Để đảm bảo an toàn, phụ nữ mang thai chỉ nên dùng lá lốt bên ngoài da. Có thể ăn hoặc uống lá lốt với lượng ít nhưng không nên dùng thường xuyên kéo dài.
- Người có cơ địa dị ứng: Một số người có cơ địa quá mẫn với lá lốt dẫn đến dị ứng. Trường hợp này không nên chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt dù dưới bất cứ hình thức nào.
- Người thể nhiệt: Những bệnh nhân có thể nhiệt khi dùng lá lốt dễ bị nóng trong, táo bón.
- Bệnh nhân bị vảy nến nặng: Ở mức độ nghiêm trọng, bệnh vảy nến nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ra nhiều biến chứng. Vì vậy bệnh nhân cần sử dụng thuốc tây hoặc các phương pháp y khoa để có thể khống chế được bệnh trong thời gian nhanh nhất.
Dùng lá lốt chữa vảy nến có tác dụng phụ gì không?
Nhìn chung, lá lốt khá an toàn nếu dùng đúng cách với liều lượng vừa phải. Tuy nhiên một số bệnh nhân có quan niệm rằng ăn hoặc uống nước lá lốt càng nhiều thì bệnh càng nhanh khỏi nên lạm dụng quá mức khiến cơ thể gặp một số tác dụng phụ ngoài ý muốn như:
- Mệt mỏi, uể oải
- Nóng trong người
- Khó đi tiêu
- Nhiệt miệng
- Ảnh hưởng đến tiêu hóa
Ngoài ra, nếu không may bị dị ứng với lá lốt, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ khác như: Viêm da, da sưng phù, nổi mẩn đỏ, mề đay, sưng môi miệng, viêm mũi, viêm họng, khó thở… Nếu gặp các triệu chứng bất thường trên, bạn nên ngưng dùng lá lốt chữa vảy nến ngay và tìm ra một giải pháp điều trị thay thế an toàn hơn.
Theo khuyến cáo của các nhà nghiên cứu, mỗi ngày 1 người chỉ nên tiêu thụ lá lốt theo đường miệng từ 50 – 100g. Không nên dùng quá số lượng này.
Cần kiêng gì khi chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt?
Dù chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt hay bất cứ phương pháp nào khác, người bệnh nên có chế độ kiêng cữ phù hợp trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày để mang lại kết quả điều trị khả quan nhất. Cụ thể:
- Hạn chế ăn các thực phẩm có tính nóng, gia vị cay, đồ béo, bánh kẹo ngọt hoặc uống nhiều bia rượu vì chúng có thể khiến các triệu chứng bệnh vảy nến trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó hãy ăn nhiều đồ mát, trái cây, rau củ tươi và uống trà thảo mộc để thanh lọc cơ thể, đẩy nhanh quá trình chữa lành tổn thương của cơ thể.
- Không để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời gay gắt, đặc biệt là ở khu vực bị bệnh.
- Giữ da luôn khô ráo, sạch sẽ, không để đổ quá nhiều mồ hôi
- Tránh để côn trùng cắn bởi nọc độc côn trùng có thể kích hoạt hệ miễn dịch phản ứng mạnh khiến cho bệnh vảy nến bùng phát dữ dội hơn.
- Tránh đi bơi ở các hồ bơi công cộng
- Kiêng hút thuốc lá
- Tránh sử dụng các loại kem tẩy trắng hoặc mỹ phẩm chứa hương liệu, chất bảo quản
Cùng với đó, bệnh nhân cũng được khuyên nên duy trì lối sống lành mạnh, giữ tinh thần lạc quan, tích cực áp dụng cách chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt và tái khám định kỳ. Như vậy bệnh sẽ luôn trong tầm kiểm soát và không còn cản trở đến cuộc sống hàng ngày.
Thông tin hữu ích cho bạn:
- Phương pháp chữa bệnh vảy nến tối ưu nhất hiện nay
- 7 cách chữa vảy nến da đầu tại nhà hiệu quả từ thảo dược và dầu gội
- Cách trị bệnh vảy nến bằng dầu dừa có khỏi không?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!