Cách phòng chống bệnh vảy nến phát tác, lan rộng

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Cách phòng chống bệnh vảy nến cần được người bệnh quan tâm để tránh bệnh phát tác và lan rộng. Dưới đây là một số cách phòng chống bệnh vảy nến, người bệnh nên tích cực thực hiện.

Cách phòng chống bệnh vảy nến

1. Giữ tinh thần luôn thoải mái

Giữ tinh thần luôn thoải mái
Bệnh vảy nến rất dễ phát tác, lan rộng nếu không có biện pháp phòng chống hữu hiệu

Ở những người có nguy cơ bị bệnh vảy nến cao nếu thường xuyên bị căng thẳng thần kinh thì có thể kích hoạt mầm mống của bệnh phát triển. Chính vì vậy, người bệnh hãy cố gắng sắp xếp thời gian làm việc cho khoa học, nghỉ ngơi nhiều. 

Có thể áp dụng một số kỹ thuật thư giãn như:

  • Hít thở sâu
  • Thiền định
  • Tập yoga
  • Nghe nhạc
  • Xem một bộ phim yêu thích
  • Chia sẻ với người thân
  • Trò chuyện cùng các chuyên gia tâm lý…

Xem thêm: Bị vảy nến có tắm biển được không? Giải đáp thắc mắc 

2. Vệ sinh da sạch sẽ, đúng cách

Giữ gìn vệ sinh thân thể và chăm sóc da đúng cách cũng là một trong những cách phòng chống bệnh vảy nến phát tác đơn giản.

  • Cố gắng hạn chế gãi hay ngắt da. 
  • Cắt sạch móng tay để đảm bảo không khiến da bị trầy xước.
  • Tắm rửa và thay quần áo mỗi ngày. 
  • Thoa kem dưỡng ẩm cho da.
  • Dành ra 15 phút ngâm mình trong bồn chứa nước ấm để làm dịu cơn ngứa.
  • Chú ý sử dụng nước có độ ẩm vừa phải.
  • Tránh các tổn thương trên da.
  • Lắp đặt máy tạo độ ẩm trong nhà.

3. Tập thể dục hàng ngày giúp phòng tránh bệnh vảy nến

Người bệnh được khuyên nên duy trì thói quen tập luyện mỗi ngày. Tránh đi bơi ở các hồ nước công cộng vì những hóa chất trong nước hồ sẽ không tốt cho làn da của người bị vảy nến.

4. Tắm nắng đúng cách

Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời có thể giúp ức chế sự tăng sinh của các tế bào da gây ra bệnh vảy nến. Chính vì vậy, thì người bệnh được khuyên nên tắm nắng mỗi ngày.

Tắm nắng đúng cách
Tắm nắng sớm mỗi ngày là cách phòng chống bệnh vảy nến đơn giản

Hiệu quả tốt khi bạn tắm nắng vào lúc sáng sớm, từ 6 đến 8 giờ sáng và từ 4 giờ chiều trở đi. Nếu phải đi ra ngoài khi trời nắng to, nên mặc quần áo dài tay và thoa kem chống nắng có chỉ số SPF > 30.

Gợi ý: Bị vảy nến tắm lá gì? Loại lá nào nên dùng?

5. Ngưng hút thuốc lá và giới hạn lượng bia rượu sử dụng

Các chất độc trong khói thuốc lá có thể gây rối loạn hoạt động của hệ miễn dịch và làm bệnh , vảy nến bùng phát, lan nhanh hơn. 

Sử dụng rượu bia quá mức cũng làm tăng nặng các triệu chứng vảy nến. Thậm chí các thức uống có cồn còn tương tác làm giảm tác dụng của thuốc điều trị bệnh vảy nến.

6. Phòng chống bệnh vảy nến bằng chế độ ăn uống khoa học

Trong chế độ ăn hàng ngày nên ưu tiên lựa chọn các thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu vitamin E: Quả bơ, mè đen, hạt dẻ, rau bina,…
  • Các loại cá giàu omega 3 giúp kháng viêm: Cá hồi, cá cơm,…
  • Rau lá xanh: Rau cải, rau bina, cải ngọt. 
  • Ngũ cốc

Cần tránh các loại thức ăn như:

  • Sản phẩm từ sữa
  • Gia vị cay
  • Thức ăn được tẩm ướp nhiều gia vị
  • Đồ nướng
  • Các món rán, xào
  • Thịt đỏ
  • Một số loại hải sản: Tôm, cua, ghẹ…
  • Bánh kẹo, nước ngọt sử dụng đường tinh luyện

Tham khảo thêm: Bị vảy nến nên ăn và kiêng gì? Thức ăn tốt cho người bệnh

7. Không để da tiếp xúc với chất tẩy rửa, hóa chất độc hại

Hóa chất có thể gây tổn thương lớp biểu bì da, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh vảy nến có cơ hội phát triển. 

cách phòng ngừa bệnh vảy nến
Để phòng chống bệnh vảy nến hiệu quả, người bệnh nên mang găng tay và mặc đồ bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất

Do đó, một khi đã bị vảy nến, bạn nên hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với hóa chất. Thay đổi môi trường, trang bị đồ bảo hộ, đeo khẩu trang, mang găng tay nếu phải tiếp xúc với hóa chất.

8. Kiểm soát cân nặng

Thực tế, những người thừa cân, béo phì là nhóm đối tượng có nguy cơ bị bệnh vảy nến rất cao. 

Nếu bạn đang bị béo phì hoặc trọng lượng cơ thể dư thừa, hãy xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng và có kế hoạch tập luyện khoa học.

9. Nghỉ ngơi nhiều hơn

Người bị vảy nến nên có kế hoạch nghỉ ngơi hợp lý. Đây cũng là khoảng thời gian cần thiết để các tế bào da mới được tái tạo, thay thế cho lớp da bị tổn thương đóng vảy trên bề mặt da. 

Trên đây là một số cách phòng chống bệnh vảy nến đơn giản. Nên cố gắng duy trì thực hiện những việc làm trên để bệnh vảy nến không còn cơ hội phát tác, lan rộng. 

Bạn nên tham khảo thêm:

Chia sẻ:
Vảy nến đỏ da toàn thân Vảy Nến Đỏ Da Toàn Thân Có Nguy Hiểm? Cần Làm Gì?

Vảy nến đỏ da toàn thân là một trong những dạng vảy nến nặng và nguy hiểm nhất trong tất…

5 Ưu Điểm Của Công Thức Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc NỔI DANH 5 Ưu Điểm Của Công Thức Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc NỔI DANH

Lá tắm thảo dược Thuốc dân tộc là công thức được nghiên cứu bài bản bởi đội ngũ bác sĩ…

Phân biệt vảy nến da đầu nấm da đầu Cách Phân Biệt Nấm Da Đầu – Vảy Nến Da Đầu – Gàu

Nấm da đầu với vảy nến da đầu cũng như các dạng khác như viêm da dầu, gàu... khiến nhiều…

Chữa vẩy nến bằng phương pháp tiêm sinh học là biện pháp điều trị hiệu quả Chữa vẩy nến bằng phương pháp tiêm sinh học có hiệu quả?

Chữa vẩy nến bằng phương pháp tiêm sinh học áp dụng với bệnh trung bình và nặng. Nội dung bài…

Bị vảy nến nên ăn và kiêng gì? Thức ăn tốt cho người bệnh

Bị vảy nến nên ăn gì? Chế độ ăn uống sẽ quyết định rất lớn đến việc hồi phục của…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua