Điều trị loãng xương bằng đông y nhờ món ăn, bài thuốc quý
Điều trị loãng xương bằng Đông y có tác dụng bổ can thận, khai thông khí huyết, làm mạnh gân cốt, giúp nâng đỡ cơ thể và hạn chế nguy cơ gãy xương
Bệnh loãng xương theo Đông y
Trong Đông y, việc điều trị bệnh loãng xương thường tập trung vào việc cân bằng năng lượng trong cơ thể và tăng cường sức khỏe của các cơ quan liên quan đến hệ thống xương.
Theo Đông y, loãng xương thuộc phạm vi chứng hư lao, cốt nuy. Nguyên nhân do tạng can, thận, tỳ suy yếu, dẫn đến khí huyết hư, không nuôi dưỡng được xương, khiến xương xốp, yếu, dễ gãy. Biểu hiện chính là đau nhức xương khớp, mỏi gối, lưng, ù tai, chóng mặt, mất ngủ, nóng trong xương, táo bón,…
Phân loại theo thể bệnh:
- Thận âm hư: Đau nhức xương khớp, mỏi gối, lưng, ù tai, chóng mặt, mất ngủ, lòng bàn tay, bàn chân nóng, ra mồ hôi trộm, miệng khô họng ráo.
- Thận dương hư: Đau nhức xương khớp, mỏi gối, lưng, sợ lạnh, chân tay lạnh, tiểu đêm nhiều, tiểu són.
- Can thận hư: Đau nhức xương khớp, mỏi gối, lưng, ù tai, chóng mặt, tóc bạc sớm, rụng tóc, móng tay giòn, dễ gãy.
- Tỳ vị hư: Mệt mỏi, ăn uống kém, tiêu hóa kém, đầy bụng, chán ăn, sụt cân, da xanh xao.
Điều trị:
- Thuốc: Dùng các bài thuốc Đông y gia truyền, bốc thuốc theo thể bệnh. Một số vị thuốc thường dùng:
- Bổ thận: Đỗ đen, thục địa, sơn thù du, nhục thung dung, hoài sơn, câu kỷ tử,…
- Bổ can: Câu kỷ tử, thục địa, đan sâm, huyền sâm, đương quy,…
- Bổ tỳ vị: Bạch truật, cam thảo, linh chi, phục linh, ý dĩ,…
- Châm cứu: Kích thích các huyệt vị liên quan đến thận, can, tỳ vị để tăng cường chức năng tạng phủ, bồi bổ khí huyết.
- Xoa bóp bấm huyệt: Giúp lưu thông khí huyết, giảm đau nhức, tăng cường sức khỏe cơ bắp.
- Dưỡng sinh: Tập các bài tập dưỡng sinh, khí công phù hợp giúp tăng cường sức khỏe, bồi bổ khí huyết.
Tham khảo thêm: Các triệu chứng, dấu hiệu loãng xương cần khám ngay khi gặp
Bài thuốc điều trị loãng xương bằng Đông y
1. Thể tỳ thận dương hư
Công dụng: Bài thuốc điều trị loãng xương bằng Đông y giúp kiện tỳ, ích khí, bổ thận, tráng dương, mạnh gân xương.
Nguyên liệu:
- 30g Thục địa
- 15g Kỉ tử
- Sơn thù và Hoài sơn, mỗi vị 12 g
- Phụ tử, Đỗ trọng, Cốt toái bổ, Bạch truật, mỗi vị 9 g
- Nhân sâm, Nhục quế, Trích thảo, mỗi vị đều 6 g
Cách thực hiện:
- Sắc thành 3 chén
- Uống trước mỗi bữa ăn 30 phút, mỗi ngày 3 lần
2. Thể can thận âm hư
Công dụng: Công dụng chính của bài thuốc là bổ Thận, dưỡng Can, lành mạnh xương khớp và lưng
Nguyên liệu:
- Hoài sơn, Bạch linh, Đan bì, Đại táo, Viễn chí, Đỗ trọng mỗi loại đều 10 gram
- Trạch tả, Thục địa, Sơn thù, Quy bản, Đương quy, Cam thảo, Khởi tử, mỗi vị đều 12 gram
- Hắc táo nhân 16 gram
Cách thực hiện:
- Đun sôi tất cả các nguyên liệu trong nước khoảng 30-45 phút
- Lọc bỏ cặn và lấy nước thuốc
- Chia nước thuốc thành 3 phần
- Uống mỗi phần trước bữa ăn 30 phút, mỗi ngày uống 3 lần
- Tiếp tục sử dụng hàng ngày cho đến khi cảm thấy cải thiện hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
3. Thể âm dương câu hư
Điều trị: Bài thuốc giúp bổ thận âm, ôn thận dương sinh cốt tủy
Nguyên liệu:
- Thục địa, Sinh địa, mỗi vị đều 15 g
- Ngưu tất, Cốt toái bổ, mỗi vị đều 12 g
- Quy đầu, Bạch thược, Tri mẫu, Hoàng bá, Đỗ trọng, Phục linh, mỗi vị đều 9 g
- Tiểu hồi, Trần bì, Nhân sâm, Trích thảo, mỗi vị đều 6 g
Cách thực hiện:
- Sắc thành 3 chén
- Uống trước mỗi bữa ăn 30 phút
- Uống mỗi ngày một thang
Tham khảo thêm: Bệnh loãng xương ở người cao tuổi và giải pháp khắc phục
4. Thể khí trệ huyết ứ
Công dụng: Bài thuốc điều trị loãng xương bằng Đông y có tác dụng hoạt huyết, thông kinh lạc, chỉ thống
Nguyên liệu:
- Đào nhân, Hồng hoa, Quy đầu, Cốt toái bổ, Tục đoạn, Ngưu tất, Xuyên khung, Cam thảo, Mộc dược, Ngũ linh chi, Quy bản mỗi vị đều 9 g
- Địa linh 6 g
- Tần giao, Khương hoạt, Hương phụ, mỗi vị đều 3 g
Cách thực hiện:
- Sắc thành 3 chén
- Uống trước mỗi bữa ăn 30 phút
- Uống mỗi ngày một thang
Món ăn bài thuốc điều trị loãng xương bằng Đông y
Cháo chim sẻ kỷ tử điều trị loãng xương
Công dụng: Bồi bổ thận, ôn dương, ích tình, làm mạnh gân xương
Nguyên liệu:
- 5 con chim sẻ
- 20g Kỷ tử
- 15g đại táo
- 60g gạo tẻ
Cách thực hiện:
- Làm sạch chim sẻ, loại bỏ lông, chân và phủ tạng
- Hầm chim với kỷ tử và gạo tẻ thành cháo
- Nêm gia vị cho phù hợp khẩu vị
- Chia thành nhiều bữa ăn trong ngày
Món ăn bổ thận dưỡng can, cường gân tráng cốt
Nguyên liệu:
- 500g đậu đen
- Sơn thù, Bạch linh, Quy đầu, Tang thầm, Thục địa, Phá chỉ cố, Thỏ ty tử, Hạn liên thảo, Ngũ vị, Kỷ tử, Địa cố bì, Vừng, Muối ăn, mỗi vị đều 10 g
Cách thực hiện:
- Rửa sạch đậu đen, ngâm với nước ấm trong 30 phút
- Sắc tất cả các loại thuốc 4 lần, mỗi lần khoảng 30 phút
- Trộn 4 loại nước sắc với nhau, cho đậu đen và muối vào sắc kỹ bằng lửa nhỏ cho đến khi cạn
- Lấy đậu đen ra sấy khô, đựng vào lọ kín để dùng dần
- Mỗi ngày ăn 20 – 30g
Tham khảo thêm: Bệnh loãng xương nên ăn gì? Chế độ ăn cho người loãng xương
Phương pháp điều trị loãng xương bằng Đông y khác
Ngoài việc sử dụng các bài thuốc, món ăn điều trị bênh loãng xương, người bệnh cũng có thể áp dụng các phương pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt,… theo chỉ dẫn của bác sĩ để tăng cường hiệu quả điều trị.
- Châm cứu: Lương y sẽ tiến hành châm cứu tại các huyệt quan nguyên, Thái khuê, Thái xung, Túc tam lý và Mệnh môn.
- Bấm huyệt: Sử dụng lực nhón tay và bàn tay để tác động lên vùng giáp tích hai bên đốt sống, tỳ du.
- Luyện khí công: Giúp tăng cường trao đổi không khí, tác động đến quá trình tái tạo, giảm phân hủy xương, ngăn ngừa tình trạng loãng xương, thoái hóa xương khớp hiệu quả.
Điều trị loãng xương bằng Đông y là một phương pháp hiệu quả và an toàn nếu được thực hiện đúng cách và dưới sự hướng dẫn của bác sí Đông y.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi do đâu, làm sao phòng ngừa?
- Phòng chống loãng xương hiệu quả nhờ sinh hoạt & ăn uống
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!