Phương pháp truyền dịch loãng xương là gì? Có tốt không?

Truyền dịch loãng xương hiện đang được áp dụng phổ biến. Phương pháp này giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho xương, cải thiện mật độ xương và giảm nguy cơ gãy xương ở bệnh nhân bị loãng xương.

Loãng xương là gì?

Loãng xương là thuật ngữ được dùng để chỉ tình trạng xương trở nên giòn, yếu và liên tục mỏng dần. Ở trường hợp nặng, xương có thể gãy ngay khi có một cú va chạm nhẹ hoặc ho.

Loãng xương là tình trạng xương trở nên giòn, yếu và liên tục mỏng dần
Loãng xương là tình trạng xương trở nên giòn, yếu và liên tục mỏng dần

Bệnh có diễn tiến âm thầm, gây đau mỏi không rõ ràng, cột sống gù vẹo và chiều cao giảm dần. Ở một số trường hợp, bệnh loãng xương được phát hiện khi đã bị gãy xương. Điều này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ xương nào. Tuy nhiên cột sống, xương cẳng tay và xương đù là các xương dễ bị ảnh hưởng nhất.

Phương pháp truyền dịch loãng xương là gì?

Truyền dịch loãng xương là phương pháp chữa loãng xương bằng cách truyền vào cơ thể một loại thuốc điều trị hoặc một loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho xương, chẳng hạn như vitamin D và canxi.

Phương pháp này giúp cân bằng lại lượng canxi bị thiếu hụt ở bệnh nhân bị loãng xương, ức chế quá trình hủy xương. Từ đó phục hồi chức năng xương, tăng mật độ xương và giảm nguy cơ gãy xương do loãng xương.

Phân loại

Có hai loại truyền dịch loãng xương được áp dụng phổ biến gồm:

1. Thuốc truyền loãng xương

Thuốc truyền loãng xương là lựa chọn phù hợp cho những bệnh nhân khó khăn trong việc nuốt viên thuốc hoặc không thể giảm đau bằng thuốc uống. Trong đó Aclasta 5mg/ 100ml hoặc các bisphosphonates như BONIVA (ibandronat) và Reclast (axit zoledronic) là những loại thường được sử dụng.

Thuốc có tác dụng ngăn ngừa sự phá hủy của xương, tăng mật độ xương bằng cách ức chế tế bào gây hủy xương. Từ đó giúp tăng chất lượng xương, giảm nguy cơ gãy xương do loãng xương.

Thuốc truyền loãng xương
Thuốc truyền loãng xương giúp tăng mật độ xương bằng cách ức chế tế bào gây hủy xương

Thiếu canxi là một tình trạng phổ biến ở bệnh nhân bị loãng xương. Đối với trường hợp này, canxi và vitamin D có thể được truyền vào cơ thể để cân bằng lượng canxi bị thiếu hụt, hỗ trợ tái tạo xương và tăng cường mật độ xương. 

Ngoài ra truyền dịch canxi giúp người bệnh bổ sung canxi nhanh chóng và hiệu quả hơn, hỗ trợ quá trình phục hồi loãng xương tốt hơn. Tuy nhiên phương pháp này chỉ được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ. 

Chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Có mức canxi dư thừa trong máu
  • Bị sỏi thận
  • Quá mẩn cảm với canxi.

ĐỌC NGAY: Cần Bổ Sung Thêm Canxi Để Điều Trị Loãng Xương Như Thế Nào?

Truyền dịch loãng xương có tốt không?

Tương tự như những phương pháp điều trị bệnh khác, truyền dịch loãng xương sẽ có hai mặt lợi và hại. Phương pháp này là một lựa chọn tuyệt vời cho những bệnh nhân không thể dùng thuốc viên do một số nguyên nhân bệnh lý gây khó nuốt, hoặc bệnh loãng xương nặng và việc dùng  thuốc thông thường không mang đến hiệu quả.

Truyền dịch loãng xương giúp thuốc, vitamin và khoáng chất được đưa vào cơ thể một cách nhanh chóng, giúp phát huy tác dụng nhanh và hiệu quả hơn.

Ngoài ra trái ngược với thuốc viên, phương pháp truyền dịch loãng xương không gây đau dạ dày, truyền dịch được lên lịch theo quý hoặc theo năm thay vì phải nhớ uống thuốc hàng tuần.

Truyền dịch loãng xương giúp thuốc và các chất được đưa vào cơ thể và phát huy tác dụng nhanh chóng
Truyền dịch loãng xương giúp thuốc và các chất được đưa vào cơ thể và phát huy tác dụng nhanh chóng

Tuy nhiên giống như những loại thuốc khác, truyền dịch loãng xương có thể gây ra một số tác dụng phụ như mệt mỏi, đau khớp, đau đầu, nhiễm trùng… Thường xuất hiện trong vòng 3 ngày truyền dịch.

Đối với truyền canxi, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như tăng cường hấp thụ canxi, tăng nguy cơ sỏi thận hoặc khiến bệnh loãng xương nghiêm trọng hơn.

Để hạn chế tác dụng phụ, điều quan trọng là người bệnh cần cân nhắc, tuân thủ phác đồ điều trị loãng xương của bác sĩ. Ngoài ra khi thực hiện phương pháp truyền dịch loãng xương, bệnh nhân cần được truyền dịch dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý khi truyền dịch loãng xương

Đối với phương pháp truyền dịch loãng xương, người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Phương pháp này cần được thực hiện dưới sự chỉ định và giám sát của bác sĩ chuyên khoa
  • Trước khi áp dụng phương pháp truyền dịch loãng xương, người bệnh cần thăm khám, xét nghiệm đầy đủ để đảm bảo rằng bản thân đủ điều kiện để thực hiện phương pháp này.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, liều lượng và tần suất truyền dịch còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, tình trạng sức khỏe cũng như nhu cầu của cơ thể.
  • Không nên truyền canxi liên tục mà không có sự theo dõi của bác sĩ. Nên tăng cường bổ sung canxi bằng nhiều phương pháp khác như ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, ăn thực phẩm hoặc tắm nắng bổ sung vitamin D. Vitamin D giúp tăng cường khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.
  • Chú ý đến dấu hiệu dị ứng hoặc những biểu hiện bất thường, phản ứng phụ sau khi truyền dịch loãng xương. Thông báo ngay với bác sĩ khi có bất kỳ vấn đề nào.
Truyền dịch loãng xương cần có sự chỉ định và giám sát của bác sĩ chuyên khoa
Truyền dịch loãng xương cần có sự chỉ định và giám sát của bác sĩ chuyên khoa

Bài viết là những thông tin cơ bản về phương pháp truyền dịch loãng xương. Nhìn chung đây là một phương pháp chữa bệnh hữu ích, thích hợp với những bệnh nhân dùng thuốc điều trị loãng xương không hiệu quả hoặc khó nuốt. Tuy nhiên bệnh nhân cần tuân thủ các chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chia sẻ:
Tình trạng loãng xương ở phụ nữ mãn kinh và cách điều trị
Tình trạng loãng xương ở phụ nữ mãn kinh là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại, xảy ra do…
Top 2 thuốc truyền loãng xương tốt nhất và được tin dùng
Thuốc điều trị loãng xương có nhiều dạng gồm thuốc uống, thuốc tiêm và thuốc truyền. Trong đó thuốc truyền…
dấu hiệu loãng xương Các triệu chứng, dấu hiệu loãng xương cần khám ngay khi gặp
Các dấu hiệu loãng xương thường không rõ ràng trong thời gian đầu cho đến khi xương bị gãy. Nếu…
Điều trị loãng xương bằng đông y nhờ món ăn, bài thuốc quý
Điều trị loãng xương bằng Đông y có tác dụng bổ can thận, khai thông khí huyết, làm mạnh gân…
Phòng chống loãng xương hiệu quả nhờ sinh hoạt & ăn uống

Thực hiện các biện pháp phòng chống loãng xương có thể giúp tăng cường sức khỏe xương, tăng độ bền,…

Bệnh loãng xương là gì? Triệu chứng & cách điều trị, bổ sung

Bệnh loãng xương làm cho xương trở nên yếu ớt, giòn và rất dễ gãy. Gãy xương do loãng xương…

Bệnh loãng xương đang có xu hướng gia tăng ở người trẻ Bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi do đâu, làm sao phòng ngừa?

Bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi mặc dù không phổ biến như ở người cao tuổi, nhưng cũng có…

Các cấp độ loãng xương và thông tin cần biết

Các cấp độ loãng xương thường được phân loại dựa trên kết quả của các xét nghiệm đo mật độ…

TOP 10 sữa dành cho người loãng xương tốt nhất hiện nay (2024)

Sữa loãng xương là loại sữa được đặc chế dành cho người loãng xương. Sản phẩm này thường chứa canxi,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua