Bệnh tổ đỉa có lây không, làm sao phòng ngừa?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh tổ đỉa có lây không, có thể phòng ngừa như thế nào là thắc mắc chung của nhiều người. Dưới đây là những thông tin hữu ích từ chuyên gia.

Bệnh tổ đỉa có lây không
Tìm hiểu bệnh tổ đỉa có lây không, nên làm gì để ngăn ngừa

Bệnh tổ đỉa có lây không? có chữa được không?

Về thắc mắc bệnh tổ đỉa có lây không, các chuyên gia cho biết bệnh tổ đỉa không phải là bệnh lây nhiễm, không có khả năng lây lan khi tiếp xúc trực tiếp, bao gồm cả tiếp xúc với dịch trong nốt mụn nước.

Tuy nhiên bệnh tổ đỉa liên quan đến yếu tố di truyền. Các nghiên cứu đã chỉ ra răng, trẻ có hơn 40% khả năng mắc bệnh nếu được sinh ra bởi ba mẹ bị tổ đỉa hoặc bệnh chàm. 

Trên cơ thể, bệnh nhân cào gãi có thể gây tổn thương da, nhiễm trùng và khiến mụn nước ngứa lan rộng hơn. Ngoài ra căng thẳng quá mức, tiếp xúc với hóa chất, nguồn nước bẩn hoặc những chất gây kích ứng khác cũng có thể dẫn đến vấn đề tương tự.

Tốt nhất nên chăm sóc da đúng cách, cải thiện tâm trạng và điều tri theo hướng dẫn của bác sĩ. Những cách chữa như thuốc trị tổ đỉa có thể giúp bệnh thuyên giảm và kiểm soát tốt các triệu chứng, ngăn tái phát bệnh trong thời gian dài.

Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tổ đỉa?

Bệnh tổ đỉa dễ bùng phát ở những người có cơ địa nhạy cảm, tiền sử gia đình hoặc bản thân bị chàm tổ đỉa. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh và tái phát, bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa đơn giản dưới đây:

  • Chú ý người bị tổ đỉa kiêng gì và ăn gì để sớm cải thiện, giảm nguy cơ bùng phát. Tốt nhất nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm nhiều vitamin C, omega-3; uống nhiều nước. Kiêng ăn các loại thực phẩm gây dị ứng, thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ…
  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ làn da sạch sẽ và khô ráo.
  • Nên dùng xà phòng, sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, lành tính với làn da. Tránh dùng những chất tẩy rửa mạnh hoặc chứa hóa chất.
  • Tránh xa các yếu tố dị nguyên gồm phấn hoa, lông thú cưng, mạt bụi, khói bụi… đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm. Nên thường xuyên giặt giũ và lau dọn nhà của.
  • Tránh để da tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa, chẳng hạn như xà phòng giặt đồ, nước rửa chén, thuốc tẩy… nên mang bao tay khi sử dụng.
  • Tránh các hóa chất độc hại.
  • Dưỡng ẩm da mỗi ngày, tránh để tình trạng da khô ráp.

Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc “bệnh tổ đỉa có lây không”. Hy vọng qua những thông tin vừa rồi bạn đã có cái nhìn đúng đắn về bệnh cũng như biết cách phòng ngừa không để bản thân mắc phải căn bệnh này.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Chữa bệnh tổ đỉa bằng cây thuốc nam
Chữa bệnh tổ đỉa bằng cây thuốc Nam gồm những bài thuốc từ thảo dược tự nhiên như lá trầu không, lá đào tươi, lá mò trắng,... Khi dùng có…
Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không hiệu quả theo công thức bí truyền

Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không là cách được nhiều người bệnh lựa chọn vì dễ áp dụng…

Mụn nước ở ngón chân ngứa là bệnh gì? Cách điều trị

Mụn nước ngứa ở ngón chân thường được gây ra bởi sự ma sát liên tục, bệnh tổ đỉa hoặc…

Nổi mụn nước ở tay gây ngứa – nguyên nhân và cách trị dứt điểm

Tình trạng nổi mụn nước ở tay có triệu chứng gần giống như bệnh tổ đỉa, thường kéo dài trong…

Bệnh tổ đỉa Bệnh tổ đỉa là gì? Nguyên nhân, hình ảnh và điều trị

Bệnh tổ đỉa là nỗi ám ảnh với nhiều người khi các dấu hiệu tổ đỉa bàn tay, bàn chân…

Bệnh Tổ Đỉa Ở Mông: Dấu Hiệu, Cách Điều Trị, Khắc Phục Bệnh Tổ Đỉa Ở Mông: Dấu Hiệu, Cách Điều Trị, Khắc Phục

Bệnh tổ đỉa ở mông gây ngứa ngáy, khó chịu. Ngoài ra các hoạt động sinh hoạt như ngồi thường…

Chia sẻ
Bỏ qua