Hướng dẫn cách chữa bệnh tổ đỉa bằng muối
Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng muối được nhiều người áp dụng do tính chất an toàn và đơn giản. Đặc biệt cách này có thể giúp bệnh nhân giảm nhanh cơn ngứa ngáy, đau và khó chịu do bệnh gây ra.
Muối có tác dụng chữa bệnh tổ đỉa rất tốt
Không phải ngẫu nhiên mà dân gian lại lưu truyền bài thuốc chữa tổ đỉa bằng muối ăn. Thực tế, loại muối này có tác dụng kháng khuẩn và sát trùng rất cao, chứa các thành phần khoáng tự nhiên.
Đặc biệt, sử dụng muối biển giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, sưng phồng, tấy đỏ da…do bệnh tổ đỉa gây ra. Cách này cũng giúp kháng viêm, tăng tốc độ chữa lành tổn thương và ngăn ngừa vết thương lan rộng ra các vùng da xung quanh.
Bên cạnh đó, trong muối hạt còn có chứa các thành phần khác như phốt pho, kali, sắt, kẽm, canxi, vitamin C, magie, iốt, mangan,… Những chất này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp tẩy tế bào chết cho da, sát trùng vết thương, làm mềm và dưỡng ẩm da hiệu quả.
Lưu ý: Muối sử dụng là muối biển, dạng muối hạt. Đây là muối biển tinh khiết, chưa qua chế biến, thêm bớt các chất phụ gia mới đảm bảo mang lại hiệu quả trị bệnh. Không sử dụng muối i ốt thay thế.
Hướng dẫn 4 cách chữa tổ đỉa bằng muối
Trong điều trị bệnh tổ đỉa, muối biển có thể được dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với các thảo dược.
1. Đắp muối lên vùng da bị tổ đỉa
Đây là cách chữa tổ đỉa bằng muối đơn giản mà hiệu quả, được áp dụng phổ biến nhất.
Cách thực hiện như sau:
- Chọn một ít muối hạt nhưng hạt phải to và sạch.
- Tiếp đến, bắc chảo lên bếp đảo đều tay với lửa nhỏ.
- Sau khi đảo khoảng 5 phút, bạn bắc xuống bếp và để nguội thì đổ ra bát sạch.
- Tiếp đến, rửa vùng da bị tổ đỉa thật sạch và lau khô. Đồng thời, đắp muối lên vùng da đó và dùng khăn mỏng để bó chặt lại.
- Sau khoảng 20 phút, bạn tháo vải ra và rửa sạch tay với nước ấm.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nước muối để rửa vùng da bị tổ đỉa nhằm sát trùng da.
2. Thoa nước muối và lá trầu không
Với những bệnh nhân mắc bệnh tổ đỉa, bạn có thể sử dụng muối hạt kết hợp với lá trầu không để chữa trị bệnh. Cũng như muối, lá trầu không có tính sát khuẩn, kháng viêm cao, giúp giảm nhanh các triệu chứng sưng, phồng, ngăn ngừa bệnh tổ đỉa lây lan hiệu quả.
Cách thực hiện như sau:
- Trước hết, bạn cần phải chuẩn bị một nắm lá trầu không và một ít muối.
- Sau đó, bạn rửa sạch lá trầu không và cho muối vào giã nhuyễn lấy nước.
- Dùng nước này thoa trực tiếp lên vùng da bị tổ đỉa
- Bạn đợi khoảng 20 phút thì rửa sạch lại da bằng nước ấm.
- Áp dụng cách làm này khoảng 2 – 3 lần/ tuần để bệnh tổ đỉa nhanh chóng được cải thiện.
BẬT MÍ: 3 Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không hiệu quả cao
3. Rau răm kết hợp với muối hạt
Rau răm là nguyên liệu có tính ấm, giúp chống viêm, sát khuẩn. Sử dụng rau răm kết hợp với muối là phương pháp chữa bệnh tổ đỉa rất hiệu quả.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 100 g muối hạt và 200 g rau răm.
- Bạn cũng rửa sạch rau răm, vớt ra và để ráo nước.
- Tiếp đến, cho muối vào rau răm giã nhuyễn để tạo thành một hỗn hợp sền sệt.
- Sử dụng nguyên liệu này đắp lên vùng da bị tổ đỉa.
- Khoảng 20 phút sau, bạn rửa sạch vùng da bị tổ đỉa và lau khô bằng khăn mềm.
- Áp dụng đều đặn khoảng 2 lần/tuần để bệnh nhanh chóng khỏi.
XEM NGAY: Mẹo chữa tổ đỉa bằng rau răm đơn giản mà hay, nên áp dụng
4. Muối hạt kết hợp với khế chua
Rất nhiều người bất ngờ bởi cách chữa tổ đỉa bằng khế. Các nghiên cứu cho thấy, trong thành phần của khế chua có chứa rất nhiều vitamin và các loại khoáng chất khác như photpho, magie, kali,…
Bên cạnh đó, khế chua còn có tác dụng giải độc thanh nhiệt, kháng khuẩn tốt nhờ các chất như axit tartric, oxalic,…
Cách thực hiện như sau:
- Trước khi đi ngủ, bạn cắt một lát khế tươi và đem nướng cho thật nóng.
- Tiếp đến, bạn dùng lát khế này trộn với một ít muối hạt và nướng tiếp.
- Sau đó, đắp lát khế trên vùng da bị tổ đỉa. Tuy nhiên, bạn cần phải thận trọng tránh khiến làn da bị bỏng.
- Với cách chữa trị này, bạn có thể thực hiện khoảng 3 lần/tuần để giảm ngứa da.
Trên đây là 4 cách chữa bệnh tổ đỉa bằng muối hạt được áp dụng nhiều hiện nay. Những cách chữa trị trên chỉ áp dụng cho bệnh nhân bị tổ đỉa ở mức độ nhẹ, bệnh chưa lây lan sang vùng da khác.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Hắc Lào, Tổ Đỉa: phân biệt làm sao? Chuyên gia chia sẻ
- Bị bệnh tổ đỉa nên ăn gì, kiêng gì mau khỏi?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!