Hắc Lào, Tổ Đỉa: Phân Biệt Làm Sao? [Chuyên Gia Chia Sẻ]
Tổ đỉa và hắc lào đều là những bệnh ngoài da, đặc trưng bởi tình trạng ngứa ngáy, khó chịu và các mụn nước nhỏ li ti. Nhiều người thường nhầm lẫn hắc lào và tổ đỉa là một, nhưng thực tế đây là 2 căn bệnh khác nhau.
Phân biệt hắc lào tổ đỉa
Hắc lào và tổ đỉa là hai bệnh ngoài da khác nhau, mỗi loại có những đặc điểm riêng:
# Hắc lào (Tinea versicolor)
- Nguyên nhân: Do nấm Malassezia gây ra.
- Vị trị: Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, thường gặp là cánh tay, da đầu, thân mình, hai chân và vùng bẹn.
- Triệu chứng:
- Xuất hiện các vùng da màu sắc khác nhau (trắng, nâu, hồng) thường ở lưng, ngực, cánh tay.
- Các vùng da tổn thương có thể hơi ngứa.
- Da có thể bong tróc nhẹ.
- Khả năng lây lan: Hắc lào có khả năng lây lan nhanh trên chính cơ thể, lây từ người sang người và nhiều con đường khác như dùng chung đồ dùng với người bệnh.
# Tổ đỉa (Scabies)
- Nguyên nhân: Do nhiễm nấm, dị ứng các chất kích ứng hoặc liên quan đến yếu tố di truyền.
- Vị trí: Thường chỉ thấy xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, đặc biệt là các kẽ ngón tay, ngón chân và trên ngón tay, ngón chân.
- Triệu chứng:
- Ngứa dữ dội, thường tăng lên vào ban đêm.
- Xuất hiện các đường rãnh nhỏ trên da, cùng với các mụn nước và phát ban.
- Vùng da thường bị ảnh hưởng gồm kẽ ngón tay, cổ tay, nách, vùng sinh dục, mông, bên trong cánh tay.
- Khả năng lây lan: Tổ đỉa không có khả năng lây nhiễm từ người sang người, nhưng nếu không kịp thời điều trị, vùng tổn thương sẽ có khả năng lan rộng.
Tham khảo thêm: Cách phân biệt ghẻ lở và hắc lào để điều trị đúng
Cách xử lý khi bị hắc lào tổ đỉa
Hắc lào và tổ đỉa là hai căn bệnh khác nhau nên cách điều trị cũng khác nhau.
1. Điều trị bằng thuốc
Sử dụng thuốc bôi ngoài da không kê đơn, thuốc kê đơn, thuốc uống… là những phương pháp điều trị phổ biến.
- Dung dịch sát khuẩn: Phù hợp dùng cho người mắc tổ đỉa ở giai đoạn đầu, như gentian 1%, Rivanol 1%, castellani, Jarish, Milian…
- Thuốc mỡ corticoid: Có tác dụng giảm ngứa, chống viêm, ngăn ngừa triệu chứng bệnh lan rộng, thường là Eumovate, Flucinar, Dermovate…
- Thuốc kháng histamin: Thường áp dụng trong trường hợp nghiêm trọng, dễ tái phát, thường dùng kết hợp thuốc uống và thuốc bôi. Các thuốc này có chứa các hoạt chất như Loratadine, Chlorpheniramine…
- Thuốc chống nấm: Nếu tình trạng tổ đỉa trên da có liên quan đến nấm, sẽ được chỉ định sử dụng các thuốc như Ketoconazole, Griseofulvin, Itraconazole…
- Thuốc bôi ngoài da chống nấm chứa các hoạt chất như Ketoconazole, Fluconazole, Miconazole, Clotrimazole…
- Thuốc chống nấm đường uống như Ketoconazole, Fluconazole, Itraconazole, Griseofulvin, Terbinafin…
- Thuốc chống viêm có chứa Corticoid để giảm đau, giảm ngứa do bệnh hắc lào gây ra.
Ngoài ra, tổ đỉa còn được điều trị bằng việc sử dụng kết hợp kháng sinh và các loại thuốc bôi ngoài da tùy theo chỉ định của chuyên gia.
=> ĐỌC NGAY: Bệnh hắc lào có tự khỏi được không? Bao lâu thì khỏi dứt điểm?
2. Thăm khám bác sĩ
Hắc lào và tổ đỉa đều là những bệnh da liễu thường gặp, rất phổ biến nên có rất nhiều loại thuốc điều trị hai căn bệnh này. Chúng có thể tự thuyên giảm nếu bị nhẹ, nhưng với những trường hợp bệnh kéo dài, hay tái phát hoặc có các triệu chứng nghiêm trọng, cách tốt nhất là bạn nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
Việc thăm khám bác sĩ sẽ giúp ta xác định được tình trạng, nguyên nhân gây bệnh, từ đó có các phương pháp điều trị phù hợp.
3. Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt
Người bị tổ đỉa và hắc lào nên thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt để hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Cần giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ cho da luôn được khô thoáng, tránh ẩm ướt.
- Mặc quần áo sạch sẽ, thoáng khí.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giặt giũ quần áo, chăn mền, khăn tắm, khăn lau mặt, ga giường…
- Xây dựng lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, duy trì thói quen rèn luyện, nâng cao sức khỏe, hạn chế thức khuya
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, nên uống nhiều nước, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, nhất là các loại vitamin và khoáng chất
- Hạn chế tiếp xúc với xà phòng, các hóa chất tẩy rửa để tránh khiến tình trạng ngứa ngáy, khó chịu trên da trở nên nghiêm trọng hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh hắc lào ở háng và cách chữa dứt điểm hiệu quả
- Cách phòng chống bệnh hắc lào – Tránh mắc bệnh, lây nhiễm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!