Hắc lào ở trẻ sơ sinh và cách điều trị lành tính cha mẹ cần biết

Hắc lào ở trẻ sơ sinh là mối lo ngại rất lớn của nhiều bậc phụ huynh. Nếu không được điều trị sẽ ngày càng nặng, dễ nhiễm trùng, lở loét, để lại sẹo xấu và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Tìm hiểu về bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh
Hắc lào là một trong những bệnh lý về da rất dễ mắc phải và có nguy cơ lây nhiễm, tái phát cao. Bệnh xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em trên 2 tuổi và người trưởng thành. Trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh cũng có thể bị hắc lào sớm do nhiều nguyên nhân.

Bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh thường gây ra những triệu chứng khó chịu khiến trẻ quấy khóc, chán ăn. Điều này đã ảnh hưởng không ít đến quá trình phát triển của trẻ.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị hắc lào
Sự xâm nhập và phát triển của các loại vi nấm trên da là nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh. Cùng với đó là các yếu tố kích hoạt dưới đây:
- Vệ sinh kém;
- Yếu tố thời tiết;
- Lây nhiễm từ những người mắc bệnh trong gia đình;
- Cơ địa nhạy cảm bẩm sinh;
- Yếu tố di truyền, liên quan đến việc di truyền gen mầm bệnh từ bố hoặc mẹ;
=> XEM THÊM: Bệnh hắc lào có tự khỏi được không? Bao lâu thì khỏi dứt điểm?
Biểu hiện bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh
Bố mẹ có thể nhận biết bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh thông qua một số triệu chứng như:
- Xuất hiện vết ban có hình tròn trên da;
- Vết ban có màu đỏ, có viền và đóng vảy;
- Độ rộng của vết ban thường từ 0,5 – 1 inch;
- Xuất hiện đám mụn nước nhỏ li ti trên vết ban;
- Ngứa ngáy, trẻ có xu hướng gãi nhiều;
Các triệu chứng hắc lào ở trẻ sơ sinh tiến triển tương tự người lớn, trẻ cảm thấy khó chịu, quấy khóc, nhất là vào ban đêm. Thường xuyên gãi ngứa dễ gây lây lan, dẫn đến bội nhiễm.
Các vị trí dễ phát triển triệu chứng hắc lào như má, cằm, quanh mép, mũi, trán, gần tai…
Biện pháp chẩn đoán hắc lào ở trẻ sơ sinh
Để chẩn đoán bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh, ban đầu bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng mà trẻ mắc phải. Một số câu hỏi có thể sẽ được bác sĩ nhắc đến:
- Các triệu chứng xuất hiện từ khi nào?
- Trong gia đình có ai mắc bệnh hắc lào hay không?
Tiếp đến, bác sĩ sẽ lấy một mẫu da tại vùng bị bệnh để soi rọi dưới kính hiển vi. Nếu có sự xuất hiện của một số loại vi nấm thì có thể trẻ đang bị bệnh hắc lào.
Hướng dẫn biện pháp điều trị bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh
Chữa trị bệnh lác đồng tiền ở trẻ em cũng gần giống với người lớn, nhưng cần thận trọng hơn vì làn da của trẻ khá nhạy cảm.
Dùng thuốc bôi
Bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng để đưa ra phương án điều trị thích hợp. Các thuốc thường dùng bao gồm:
- Lotrimin
- Clotrimazole
- Tolnaftate
- Miconozale
- Lamisil
Trong trường hợp trẻ bị hắc lào ở khu vực đầu, bác sĩ có thể sẽ kê toa một số loại dầu gội chống nấm để đạt hiệu quả cải thiện triệu chứng. Quá trình điều trị thường sẽ kéo dài trong khoảng từ 4 – 6 tuần.
=> ĐỌC NGAY: 10 thuốc trị hắc lào tốt nhất hiện nay – Hiệu quả tận gốc
Chăm sóc và dự phòng bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh
Một số khuyến nghị dưới đây sẽ rất hữu ích trong việc chăm sóc và phòng ngừa hắc lào ở trẻ sơ sinh:
- Giữ vệ sinh kỹ lưỡng, tắm rửa, thay quần áo thường xuyên. Đảm bảo lau khô làn da nhẹ nhàng sau khi tắm.
- Cắt gọn móng tay của trẻ để tránh trẻ gãi và chà xát lên da.
- Không cho trẻ dùng chung khăn tắm hay bất cứ vật dụng cá nhân nào với người lớn.
- Dưỡng ẩm da cho trẻ theo chỉ dẫn từ bác sĩ.
- Cho trẻ mặc quần áo thông thoáng, đặc biệt là vào những ngày thời tiết nóng nực.
- Không để thú nuôi trong nhà tiếp xúc với trẻ. Đồng thời vệ sinh cho thú nuôi sạch sẽ để loại bỏ mầm bệnh.
Bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh khởi phát việc điều trị cần đề cao tính an toàn. Hãy liên hệ với Trung tâm Thuốc dân tộc để được bác sĩ YHCT đầu ngành tư vấn và hướng dẫn điều trị hiệu quả, an toàn bằng dược liệu chuẩn sạch.
Có thể bạn quan tâm
- 8 Cách Chữa Hắc Lào Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh Nhất
- 13 loại thuốc tây trị lác đồng tiền tốt nhất 2023
