Bị hắc lào ở mông có thể chữa khỏi bằng những cách này
Hắc lào ở mông là bệnh da liễu khá nhạy cảm do nhiễm nấm da. Đây là lý do vì sao nhiều bệnh nhân e ngại trong việc thăm khám và chữa trị. Điều này càng khiến tổn thương tiến triển nặng hoặc tự ý chữa trị khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng.
Bệnh hắc lào ở mông là gì?
Hắc lào ở mông là bệnh ngoài da thông thường xuất hiện ở vùng ẩm ướt và ấm áp của cơ thể như vùng mông, đùi, bên trong đùi và vùng mông, vùng bên dưới bộ phận sinh dục. Mông là khu vực vùng kín, da mỏng và nhạy cảm nên tổn thương hắc lào rất dễ phát triển.
Tổn thương hắc lào ra các triệu chứng như ngáy khó chịu, đau rát, đỏ da, bong tróc… Đặc biệt, tổn thương rất dễ lây lan xuống háng, bộ phận sinh dục. Mức độ và phạm vi tổn thương sẽ ngày càng lan rộng.
Thông thường, bệnh hắc lào ở mông có cơ chế “tự lây” và có xu hướng lan nhanh sang các khu vực lân cận. Do đó, để giải quyết tận gốc bệnh, người bệnh cần nhanh chóng xác định căn nguyên và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
=> XEM THÊM: Bệnh hắc lào ở háng và cách chữa dứt điểm hiệu quả nhất
Nguyên nhân bị hắc lào ở mông
Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây hắc lào ở mông:
- Môi trường ẩm ướt: Đây là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của nấm, đặc biệt là vùng mông và vùng đùi, do các vị trí này thường xuyên tiếp xúc với nước, mồ hôi nhưng không được lau khô ráo.
- Tiếp xúc với người bị nhiễm nấm: Hắc lào ở mông có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị nhiễm nấm hoặc qua việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, quần lót hoặc áo quần.
- Mặc đồ quá chật: Thời tiết nóng bức nhưng mặc quần áo kín đáo và chật có thể làm cho vùng da dưới áo ẩm ướt và ít thông thoáng, tạo điều kiện lý tưởng cho nấm phát triển.
- Đổ nhiều mô hôi: Không lau khô kỹ vùng mông sau khi tắm hoặc tập thể dục có thể khiến da ẩm ướt và dễ nhiễm nấm.
- Lây từ những nơi công cộng: Sử dụng bể bơi hoặc phòng thể dục công cộng có môi trường ẩm ướt và nhiệt độ cao cũng vô tình trở thành nguồn lây nhiễm nấm.
- Hệ miễn dịch yếu: Một hệ miễn dịch yếu có thể làm cho người dễ mắc bệnh hắc lào hơn, vì hệ miễn dịch mạnh có khả năng kiểm soát sự phát triển của nấm trên da.
Triệu chứng bệnh hắc lào ở mông
Bệnh hắc lào ở mông thường gây các triệu chứng sau:
- Ngứa ngáy, khó chịu ở vùng mông;
- Xuất hiện các vết màu hơi đỏ có bờ viền rõ rệt, kèm theo nốt mụn nước li ti;
- Da bong tróc, có mảng vảy, có thể màu trắng hoặc màu đỏ;
- Vùng bị nhiễm nấm giới hạn ở những khu vực cụ thể trên vùng mông, đùi và bên trong đùi.
Trong trường hợp bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu, gây bội nhiễm, da thường bị tổn thương nghiêm trọng, viêm đỏ, có thể có mủ màu trắng.
=> BẬT MÍ: Bệnh hắc lào có tự khỏi được không? Bao lâu thì khỏi dứt điểm?
Cách trị hắc lào ở mông
Để cải thiện triệu chứng hắc lào ở mông, bệnh nhân có thể áp dụng các cách chữa trị sau đây:
1. Dùng thuốc
Thông thường, thuốc điều trị hắc lào ở mông bao gồm thuốc bôi ngoài da, thuốc uống và các loại dung dịch vệ sinh ngoài. Cụ thể:
- Dung dịch vệ sinh ngoài: Bao gồm dung dịch cồn (Iod + acid benzoic + acid salicylic) và dung dịch ASA (acid acetylsalicylic và natri salicylat). Thuốc thường dùng để giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy do bệnh gây ra.
- Thuốc bôi ngoài: Một số loại thuốc kháng nấm, chống nhiễm khuẩn bôi ngoài da như Miconazol, Ketoconazol và Econazol,…
- Thuốc uống: Thường kết hợp với thuốc bôi ngoài da, dùng trong trường hợp da bị tổn thương nặng. Itraconazole, Ketoconazol và Griseofulvin là các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định để điều trị bệnh hắc lào ở mông.
2. Chữa theo mẹo dân gian
Chữa hắc lào bằng mẹo dân gian thường sử dụng các loại thảo dược tự nhiên. Cách này chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng ngoài da. Phương pháp chữa trị này không được công nhận là biện pháp điều trị chính thống nên cần cân nhắc trước khi áp dụng.
Một số loại dược liệu tự nhiên thường dùng để cải thiện tổn thương
- Chữa hắc lào bằng chuối xanh: Chọn quả chuối xanh còn nguyên nhựa, rửa sạch. Sau đó, dùng dao đã sát trùng cắt lát chuối xanh và bôi phần nhựa chuối lên vùng da bị hắc lào.
- Bồ kết và phèn chua: Sử dụng 20 gram phèn chua với 12 gram bồ kết. Bồ kết sau khi rửa sạch cho vào nồi nước và đun sôi với phèn chua. Sau đó, lọc lấy nước, chờ nguội và tắm hoặc vệ sinh mông.
- Cây bạch hoa xà: Dùng 100 gram rễ cây bạch hoa xà đem bỏ lõi và rửa sạch. Sau đó, giã nát và ngâm với rượu trắng có độ cồn 90 trong 7 ngày. Sau đó, dùng rượu thuốc thoa lên vùng da bị bệnh hắc lào ở mông.
- Đu đủ: Hái một quả đu đủ, rửa sạch và thái thành từng lát mỏng. Sau đó, dùng đu đủ chà nhẹ lên vùng da bị tổn thương ở mông. Chờ nhựa đu đủ khô lại và vệ sinh lại da bằng nước ấm.
*Lưu ý: Những cách này tuy dễ thực hiện tại nhà nhưng hiệu quả thường không cao. Hiệu quả nhận thấy là triệu chứng hắc lào giảm nhẹ nhưng dễ tái phát sau đó. Việc áp dụng không đúng cách, không đảm bảo vệ sinh có thể gây nhiễm trùng và hắc lào nặng hơn.
Tham khảo thêm
- Hắc Lào Trên Da Đầu: Chẩn Đoán, Điều Trị và Phòng Ngừa
- Bệnh hắc lào có lây không? Lây qua những con đường nào?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!