Diệt Tủy Răng Có Hại Hay Ảnh Hưởng Gì Không? Lưu Ý Gì?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Diệt tủy răng là một trong những phương pháp điều trị tủy răng phổ biến, được nhiều người biết đến và lựa chọn thực hiện khi tủy răng gặp vấn đề. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được áp dụng cho một số trường hợp nhất định vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Nếu bạn đang băn khoăn không biết diệt tủy răng có hại hay ảnh hưởng gì không thì có thể tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây.

Diệt tủy răng có hại hay ảnh hưởng gì không?

Diệt tủy răng là phương pháp điều trị được chỉ định cho các trường hợp viêm tủy răng không hồi phục, tủy răng bị hoại tử, viêm tủy có nguy cơ gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác của răng. Diệt tủy răng giúp loại bỏ hoàn toàn các mô tủy bị viêm nhiễm nặng, từ đó ngăn chặn sự lây lan, phát triển của vi khuẩn đến các cơ quan lân cận và bảo tồn răng kịp thời, tránh tình trạng mất răng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai.

Diệt tủy răng có hại hay ảnh hưởng gì không là thắc mắc chung của những người đang gặp vấn đề về tủy răng cần điều trị
Diệt tủy răng có hại hay ảnh hưởng gì không là thắc mắc chung của những người đang gặp vấn đề về tủy răng cần điều trị

Phương pháp này chỉ thích hợp cho một số trường hợp nhất định, vì có thể gây ra một số vấn đề như:

1. Làm giảm tuổi thọ của răng

Tủy răng có vai trò đặc biệt quan trọng, được mệnh danh là nguồn sống của răng, đóng vai trò cung cấp dinh dưỡng, khoáng chất để nuôi dưỡng răng, đảm bảo răng chắc khỏe, thực hiện tốt chức năng ăn nhai của mình. Tủy răng nuôi dưỡng ngà răng, có chứa rất nhiều mạch máu, dây thần kinh truyền dẫn xung cảm giác giúp chúng ta cảm nhận được kích thích khi răng bị tác động. 

Khi diệt tủy răng, tủy sẽ bị loại bỏ, không còn tồn tại trong răng nữa khiến ngà răng không được nuôi dưỡng. Với những răng bị mất tủy, độ bền, độ cứng của răng bị suy giảm nghiêm trọng. Nếu được chăm sóc tốt, cẩn thận thì tuổi thọ tối đa của một chiếc răng bị mất tủy cũng chỉ từ 15 – 20 năm mà thôi. Trong khi đó, với một chiếc răng còn tủy, nếu chăm sóc tốt thì độ bền của răng là cả đời. 

2. Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai

Răng bị diệt tủy sau khi được lấy tủy, trám bít cẩn thận thì khả năng ăn nhai của răng cũng suy giảm đáng kể. Do tủy răng không còn cung cấp dinh dưỡng, khoáng chất để nuôi dưỡng ngà răng nữa nên răng thường rất giòn, dễ nứt vỡ. Chúng ta không thể sử dụng răng để nhai cắn vật cứng, dai như trước mà chỉ có thể ăn thực phẩm mềm, dễ nhai. Một số trường hợp, răng có thể bị nứt vỡ dù chỉ với các lực tác động nhẹ trong quá trình ăn nhai.

Tuy nhiên, nếu răng bị viêm tủy không phục hồi, hoại tử tủy mà không được điều trị, can thiệp kịp thời bằng cách diệt tủy răng thì sẽ rất nguy hiểm. Ổ viêm nhiễm có thể lan sang các bộ phận khác và các răng bên cạnh, gây hoại tử răng, tổn thương mô mềm quanh răng, viêm tổ chức liên kết quanh răng, thậm chí còn gây nguy cơ mất răng vĩnh viễn. Bắt buộc phải nhổ bỏ răng và trồng răng mới vô cùng tốn kém để tránh tiêu xương hàm, xô lệch răng, mất khả năng ăn nhai. 

3. Đau nhức răng ở mức độ nhẹ

Một trong những ảnh hưởng thường gặp của phương pháp diệt tủy răng với răng chính là tình trạng đau nhức, ê buốt răng ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, diệt tủy răng không hề gây ra đau đớn khó chịu như bạn tưởng tượng. Trong quá trình lấy tủy, thuốc gây tê sẽ giúp bạn giảm cảm giác đau nhức khó chịu. Sau khi diệt tủy, bác sĩ sẽ kê cho chúng ta một số thuốc giảm đau không kê đơn để giải quyết vấn đề này. Mức độ đau sau diệt tủy răng là tương đối nhẹ, không đáng kể và sẽ nhanh chóng được cải thiện sau một vài ngày. 

4. Sót tủy răng gây đau nhức 

Diệt tủy răng hay lấy tủy răng hoàn toàn được đánh giá là kỹ thuật nha khoa tương đối phức tạp, cần thực hiện bởi các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, có bằng cấp và nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, kết hợp cùng sự hỗ trợ của các máy móc, trang thiết bị hiện đại. Hơn nữa cấu tạo của tủy răng tương đối phức tạp, nếu bác sĩ không giàu kinh nghiệm, tay nghề kém, không kiểm tra cẩn thận trước và sau khi diệt tủy sẽ gây sót tủy, lấy tủy răng không hết, sàn tủy bị thủng… Hậu quả là răng bị đau nhức nghiêm trọng, kéo dài, mô nướu quanh răng sưng đỏ mà không có xu hướng thuyên giảm sau khi lấy tủy.

5. Diệt tủy răng gây dị ứng, kích ứng

Cũng có một số trường hợp sau khi diệt tủy người bệnh bị kích ứng, dị ứng đặc trưng với các dấu hiệu như ngứa, sưng mô nướu, răng đau nhức, ê buốt khó chịu. Tình trạng này tương đối hiếm gặp, hay xảy ra ở người có cơ địa nhạy cảm dễ bị dị ứng, kích ứng hoặc thực hiện diệt tủy răng ở những cơ sở nha khoa kém chất lượng, không đảm bảo. 

Các yếu tố có thể gây dị ứng, kích ứng thường là thuốc gây tê, vật liệu nhân tạo trám bít răng như xi măng sinh học, nhựa gutta percha. Nếu được sử dụng các vật liệu chất lượng tốt, quy trình đảm bảo thì tỷ lệ dị ứng, kích ứng tương đối nhỏ. Tuy nhiên, nếu là các vật liệu kém chất lượng, không đảm bảo về mức độ an toàn thì nguy cơ dị ứng, kích ứng là tương đối cao. 

Trường hợp nào nên diệt tủy răng?

Diệt tủy răng là phương pháp điều trị các vấn đề về tủy răng được đánh giá cao và được nhiều người lựa chọn thực hiện. Chúng ta cần lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín, đánh tin cậy để điều trị tủy răng nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả. Không phải trường hợp nào cũng có thể tiến hành diệt tủy. Nếu bạn bị viêm tủy răng có thể hồi phục, ở mức độ nhẹ, chỉ cần loại bỏ phần tủy bị viêm, giữ lại phần tủy khỏe mạnh rồi tiến hành che tủy, bổ sung khoáng chất cần thiết để hồi phục tủy chứ không cần phải diệt tủy.

Diệt tủy răng chỉ được chỉ định cho một số trường hợp nhất định
Diệt tủy răng chỉ được chỉ định cho một số trường hợp nhất định

Trong trường hợp tủy răng bị chết một phần hoặc chưa chết tủy cần phải điều trị tủy nhưng người bệnh lại dị ứng thuốc tê, mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp thì có thể đặt thuốc diệt tủy răng để điều trị tủy. Thuốc diệt tủy răng tương đối nguy hiểm, cần phải thực hiện bởi các bác sĩ nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao để tránh tình trạng thuốc làm ảnh hưởng đến mô mềm quanh răng, gây sung huyết buồng tủy, ảnh hưởng đến hô hấp, tiêu hóa. 

Diệt tủy răng hay lấy tủy toàn bộ chỉ thích hợp cho các trường hợp sau đây:

  • Sâu răng nghiêm trọng, tạo thành lỗ lớn, tiên lượng thấy tủy răng bị viêm nhiễm nghiêm trọng không thể hồi phục được
  • Hoại tử tủy răng do bị chấn thương, sâu răng, không còn cảm giác nóng lạnh, được xem là giai đoạn nghiêm trọng của bệnh viêm tủy răng không hồi phục. Đặc trưng với các dấu hiệu như răng chuyển sang màu đen hoặc nâu, có mùi hôi khó chịu, không còn đau nhức khi bị thực phẩm hay nhiệt độ kích thích, cảm giác thấy áp lực ở răng khi nghiến hoặc ăn nhai. 

Diệt tủy răng là phương pháp điều trị giúp chấm dứt tình trạng viêm tủy, loại bỏ triệt để cơn đau do các vấn đề về tủy răng gây ra. Việc lấy tủy răng hoàn toàn có thể loại bỏ, ngăn ngừa tình trạng ổ nhiễm khuẩn lan rộng, bảo vệ khoang tủy, bảo tồn được mô răng còn lại và giúp răng tiếp tục thực hiện chức năng ăn nhai của mình. Thế nhưng cần nhớ rằng, để xác định có nên diệt tủy răng hay không chúng ta phụ thuộc vào nhận định của bác sĩ sau khi thăm khám. 

Những lưu ý cần biết khi diệt tủy răng? 

Diệt tủy răng thường trải qua các bước gồm thăm khám kiểm tra, vệ sinh răng miệng gây tê, đặt đế cao su, mở ống tủy để rút tủy viêm rồi tạo hình ống tủy và cuối cùng là trám bít ống tủy. Như vậy, với thắc mắc diệt tủy răng có hại hay ảnh hưởng gì không hẳn bạn đã xác định được câu trả lời phù hợp cho mình. Trong quá trình diệt tủy răng, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Chọn các cơ sở nha khoa uy tín, chuyên nghiệp, có giấy phép hoạt động rõ ràng, sở hữu đội ngũ nha sĩ, bác sĩ giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn giỏi. Cơ sở vật chất khang trang, được trang bị đầy đủ máy móc, trang thiết bị hiện đại. 
  • Tuyệt đối không nên vì ham rẻ mà tùy tiện lựa chọn một cơ sở nha khoa nào đó, đặc biệt cần thận trọng với những trung tâm nha khoa quảng cáo hoa mỹ, thổi phồng sự thật đánh lừa khánh hàng. 
  • Sau khi diệt tủy răng, răng sẽ rất yếu, rất dễ bị tác động bởi các yếu tố ngoại lực như tác động lực, nhiệt độ, do đó bạn cần chăm sóc răng cẩn thận. Ghi nhớ thật kỹ dặn dò của bác sĩ, sử dụng thuốc đúng giờ, đúng liều lượng để sức khỏe răng miệng nhanh chóng hồi phục. 
  • Nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đa dạng dinh dưỡng phù hợp với tình trạng răng của mình, hạn chế sử dụng khu vực có răng bị diệt tủy nhằm tránh các tác động lực lên răng.
  • Chú ý hơn trong khâu chăm sóc sức khỏe răng miệng, nên vệ sinh răng miệng cẩn thận, đánh răng nhẹ nhàng, tránh chải răng quá mạnh để không làm tổn thương răng. 
  • Tái khám đúng hẹn, nhất là khi có các dấu hiệu bất thường sau khi diệt tủy như răng đau buốt, ê nhức nghiêm trọng, sau 2 – 3 ngày vẫn còn đau nhiều và không có xu hướng thuyên giảm. Đau răng ảnh hưởng nhiều đến việc ăn uống, nghỉ ngơi, có thể xuất hiện các triệu chứng như chảy máu chân răng, sưng nướu răng, đau dữ dội đột ngột hoặc âm ỉ kéo dài. 
  • Nên thăm khám nha khoa và lấy vôi răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường về răng miệng.

Biện pháp bảo vệ răng sau khi diệt tủy 

Như đã đề cập, răng sau khi lấy tủy hoàn toàn sẽ không còn được chắc khỏe như trước, nếu không được chăm sóc đúng cách thì sẽ rất dễ nứt vỡ, tuổi thọ ngắn. Do đó, việc cần làm sau khi diệt tủy là phải chú trọng hơn trong việc chăm sóc, bảo vệ răng. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

1. Bọc mão sứ cho răng 

Răng sau khi chữa tủy do không được tủy răng nuôi dưỡng nên thường rất giòn, dễ nứt vỡ, nhất là với các răng đã mất nhiều mô. Do đó, với chiếc răng đã mất tủy, các nha sĩ, bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân nên bọc sứ để tăng cường tuổi thọ, bảo vệ và duy trì độ bền chắc của răng. Bọc mão sứ chiếc răng bị mất tủy còn giúp bảo vệ răng khỏi sự xâm nhập, tấn công của vi khuẩn, phòng ngừa răng nứt vỡ, sứt mẻ do không được tủy nuôi dưỡng. 

2. Chăm sóc răng miệng đúng cách

Răng sau khi được chữa tủy cần được chăm sóc đặc biệt cẩn thận, đúng cách để tránh tình trạng lung lay, nứt vỡ. Một thói quen chăm sóc răng miệng hợp lý, khoa học cũng giúp ngăn ngừa đáng kể các bệnh lý về răng miệng như viêm tủy răng, viêm lợi, sâu răng. Sau đây là một số lưu ý khi chăm sóc răng mà bạn có thể tham khảo:

  • Chải răng đúng cách, nên sử dụng các loại bàn chải lông mềm, kích thước phù hợp, đặt bàn chải nằm nghiêng một góc 45 độ và chải răng nhẹ nhàng, tránh tác động lực mạnh để không làm ảnh hưởng đến răng.
  • Nên chải răng đều đặn 2 – 3 lần/ngày, sau khi ăn 30 phút, tuyệt đối không chải răng ngay sau ăn. Thời gian đánh răng tốt nhất là khoảng 2 – 3 phút, nên thay bàn chải định kỳ 3 tháng/lần. 
Nên chăm sóc răng miệng đúng cách để bảo vệ răng bị mất tủy
Nên chăm sóc răng miệng đúng cách để bảo vệ răng bị mất tủy
  • Nên kết hợp làm sạch răng miệng bằng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ mảng bám, làm sạch và ngăn ngừa sự phát triển quá mức của các vi khuẩn có hại. Nếu răng bọc mão sứ thì nên chọn các loại nước súc miệng chiết xuất trà xanh, bạc hà để tránh hôi miệng. 
  • Ngoài ra, bạn có thể cải thiện tình trạng hôi miệng, làm sạch miệng bằng cách sử dụng kẹo cao su không đường. Tránh các thói quen xấu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như nghiến răng, dùng răng cắn vật cứng, cắn móng tay. 

3. Thay đổi thói quen ăn uống, lối sống

Bên cạnh việc chú trọng hơn trong khâu chăm sóc sức khỏe răng miệng, sau khi diệt tủy răng chúng ta cũng cần điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống của mình để bảo vệ sức khỏe răng miệng:

  • Đa dạng chế độ dinh dưỡng, tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây. Trong những ngày đầu khi mới diệt tủy răng, chỉ nên ăn các thực phẩm mềm, dễ nhai, dễ nuốt để tránh ảnh hưởng đến chiếc răng mất tủy. 
  • Nên chế biến thức ăn ở dạng cháo, súp, các món luộc, món ăn mềm, không cần lực nhai nhiều, các thực phẩm có tính mát. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột, thực phẩm quá dai, quá chua, quá lạnh, quá nóng, thức ăn khô cứng để bảo vệ răng, ngăn ngừa tích tụ mảng bám trên răng. 
  • Nên hạn chế sử dụng nước ngọt có gas, cà phê, rượu bia, thức uống có cồn, thuốc lá… Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, uống đủ 8 cốc nước mỗi ngày để kích thích sản xuất nước bọt, làm sạch miệng. 

4. Bổ sung khoáng chất cho răng

Răng mất tủy không được cung cấp dinh dưỡng, khoáng chất nên dễ lung lay, nứt vỡ là điều vô cùng dễ hiểu. Ban đầu, tình trạng này ít xảy ra, nhưng lâu ngày răng sẽ suy yếu theo thời gian, các dấu hiệu răng yếu sẽ ngày càng rõ rệt hơn. Để bảo vệ răng, chúng ta có thể bổ sung khoáng chất để tăng cường sức khỏe cho men răng. Cụ thể:

  • Nên sử dụng các loại kem đánh răng, nước súc miệng có chứa fluor. Đây là loại khoáng chất có vai trò quan trọng, cần thiết cho quá trình tái khoáng men răng, giúp bảo vệ răng trước các tác nhân gây hại. 
  • Có thể tăng cường sức khỏe răng miệng bằng cách bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi, magie, photpho như cua, nghêu, cá, tôm, sò… 
  • Ngoài ra, việc uống các loại nước hoặc sử dụng muối ăn đúng cách cũng có thể giúp bạn bổ sung fluor. Thế nhưng, cần nhớ rằng, tuyệt đối không bổ sung quá nhiều fluor, việc dư thừa cũng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. 

Trên đây là một thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc diệt tủy răng có hại hay ảnh hưởng gì không. Nhìn chung, diệt tủy răng không gây hại mà là phương pháp điều trị cần thiết để bảo tồn răng. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc này. 

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Đang cho con bú có lấy tủy răng được không? Đang Cho Con Bú Lấy Tủy Răng Được Không? Mẹ Nên Biết

"Đang cho con bú lấy tủy răng được không?" là vấn đề được nhiều sản phụ quan tâm. Thực tế,…

Lấy tủy răng có chích thuốc tê không là thắc mắc chung của nhiều người Lấy Tủy Răng Có Chích Thuốc Tê Không? Nha Sĩ Giải Đáp

Lấy tủy răng là một trong những phương pháp thường được chỉ định trong điều trị tủy răng. Khi điều…

Lấy tủy răng sữa ở trẻ được chỉ định cho trường hợp trẻ bị sâu răng, viêm tủy răng nghiêm trọng Lấy tủy răng sữa ở trẻ có ảnh hưởng tới sức khỏe răng lợi?

Lấy tủy răng sữa ở trẻ em là phương pháp thường được áp dụng để điều trị sâu răng hư…

Răng bọc sứ bị viêm tủy Răng Bọc Sứ Bị Viêm Tủy và Biện Pháp Xử Lý, Khắc Phục

Răng bọc sứ bị viêm tủy là một trong những hậu quả thường gặp từ việc bọc sai kỹ thuật…

Viêm chóp răng Viêm Chóp Răng: Nguyên Nhân, Chẩn Đoán và Chữa Trị

Viêm chóp răng là một trong những bệnh lý răng miệng khá nghiêm trọng dễ bị nhầm lẫn với sâu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua