Răng Đã Lấy Tủy Có Niềng Được Không? Lưu Ý Cần Biết

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Răng đã lấy tủy có niềng được không? là thắc mắc của nhiều người có răng bị chết tủy và đang có ý định niềng răng – chỉnh nha. Phương pháp niềng răng được thực hiện khi răng đủ khỏe mạnh để chịu được lực kéo của khí cụ, từ đó giúp răng đều và khắc phục tình trạng lệch khớp cắn. Về vấn đề răng đã lấy tủy có niềng được không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Một số thông tin về kỹ thuật niềng răng

Niềng răng là một trong những dịch vụ nha khoa được nhiều người lựa chọn trong những năm gần đây. Phương pháp này sử dụng các khí cụ nha khoa để làm đều các răng trên cung hàm, giúp khớp cắn chuẩn. Từ đó khắc phục tình trạng răng mọc chen chúc, không đều, hô, món, lệch khớp cắn,…

Niềng răng mắc cài kim loại
Vấn đề răng đã lấy tủy có niềng được không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

Niềng răng – chỉnh nha không chỉ giúp răng đều, cải thiện chức năng thẩm mỹ mà còn giúp cải thiện chức năng sinh lý của răng (nhai, nghiền), việc vệ sinh răng miệng sẽ dễ dàng hơn. Từ đó ngăn ngừa các vấn đề nha khoa thường gặp như sâu răng, viêm nướu răng, viêm nha chu, chảy máu răng,…

Phương pháp niềng răng được thực hiện trong những trường hợp sau:

  • Người có răng không đều, thưa, mọc chen chúc, hô, món
  • Răng sai khớp cắn, khớp cắn hở
  • Răng khỏe mạnh, không gặp các bệnh răng miệng như viêm tủy răng, sâu răng, viêm nha chu,…
  • Răng không đều ảnh hưởng đến quá trình ăn uống, sinh hoạt và vệ sinh răng miệng hàng ngày
  • Người có nhu cầu cải thiện tính thẩm mỹ của răng

Với những trường hợp gặp các vấn đề nha khoa, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và điều trị dứt điểm các bệnh lý trước khi can thiệp niềng răng – chỉnh nha. Điều này giúp hạn chế các rủi ro trong quá trình thực hiện cũng như giúp quy trình niềng răng đạt được kết quả tốt nhất.

Răng đã lấy tủy có niềng được không?

Răng đã lấy tủy (răng chết tủy) được thực hiện trong trường hợp viêm tủy răng ở mức độ nặng, không có khả năng phục hồi. Việc lấy tủy răng giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, ngăn ngừa các biến chứng do bệnh lý gây ra. Viêm tủy răng là bệnh lý có mức độ nghiêm trọng, bệnh thường là hệ quả của sâu răng nặng, viêm nha chu, chấn thương răng gây lộ tủy,…

Tủy răng được ví như “trái tim” của răng, có nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng nuôi dưỡng răng, dẫn truyền cảm giác đến não bộ giúp cảm nhận được cảm giác ê buốt, đau nhức khi bị tác động hoặc trong quá trình ăn uống,… Tủy răng có kết cấu khá lỏng lẻo và được bảo vệ bởi men răng cứng chắc ở ngoài cùng và ngà răng. Nguy cơ viêm tủy răng sẽ tăng cao khi men và ngà răng bị tổn thương gây lộ tủy.

Có thể nhận thấy, tủy răng đóng vai trò quan trọng đối với chức năng sinh lý của răng. Khi răng bị chết tủy đồng nghĩa các dưỡng chất không được cung cấp để nuôi dưỡng răng. Lâu ngày răng có xu hướng bị giòn, yếu, dễ gãy trong quá trình ăn uống, sinh hoạt. Chính vì vậy, nhiều người thắc mắc “Răng đã lấy tủy có niềng được không?”

Răng đã lấy tủy có niềng được không?
Bác sĩ có thể tiến hành niềng răng khi răng lấy tủy vẫn đảm bảo độ cứng chắc, chưa có dấu hiệu lung lay, gãy rụng

Như đã đề cập, niềng răng – chỉnh nha là kỹ thuật nha khoa sử dụng khí cụ để kéo các răng lại sao cho đều nhau với một lực nhất định. Phương pháp này đòi hỏi các răng đủ sức khỏe trong toàn bộ quá trình niềng vì thời gian niềng răng có thể lên đến vài năm. Đối với răng chết tủy vẫn có thể niềng tuy nhiên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Cụ thể,. Tuy nhiên, trường hợp răng đã lấy tủy sau một thời gian dài, răng bị yếu, giòn và có xu hướng vị mẻ, vỡ. Lúc này bạn cần can thiệp phương pháp phục hình răng trước khi tiến hành niềng răng. Một số phương pháp phục hình răng thường được áp dụng, bao gồm: Bọc sứ thẩm mỹ, mão răng, cầu răng,…

Có thể kết luận răng, răng đã lấy tủy vẫn có thể niềng được. Tuy nhiên, quy trình niềng răng ở những trường hợp này sẽ khó khăn hơn so với bình thường. Bác sĩ sẽ thường xuyên theo dõi tình trạng răng để điều chỉnh lực kéo phù hợp. Đồng thời, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh. Người có nhu cầu niềng răng đã lấy tủy nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

Một số lưu ý khi niềng răng đã lấy tủy

Như đã giải đáp, răng lấy tủy vẫn có thể niềng. Tuy nhiên, quy trình niềng răng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Việc chăm sóc răng miệng trong quá trình niềng cũng đòi hỏi nhiều thời gian, công sức hơn để đạt được kết quả tốt nhất. Thông thường, trường hợp lấy niềng răng lấy tủy sẽ mất nhiều thời gian hơn so với người bình thường niềng răng. Do đó, bạn cần kiên trì để đạt được kết quả tốt nhất.

Dưới đây là một số lưu ý khi niềng răng đã lấy tủy:

1. Lựa chọn bệnh viện/ phòng khám nha khoa uy tín

Niềng răng là kỹ thuật nha khoa mất nhiều thời gian và đòi hỏi sự tỉ mỉ, trình độ chuyên môn cao. Do đó, bạn cần thực hiện tại những bệnh viện/ phòng khám nha khoa uy tín, chất lượng. Tại đây sẽ hội tụ các chuyên gia nha khoa giàu kinh nghiệm, tay nghề cao cùng với thiết bị máy móc hiện đại, các thiết bị đều được vô trùng, vô khuẩn và có thể xử lý tốt những các niềng phức tạp.

Tư vấn niềng răng
Niềng răng là kỹ thuật nha khoa mất nhiều thời gian và đòi hỏi sự tỉ mỉ, trình độ chuyên môn cao nên cần lựa chọn địa chỉ uy tín

Bên cạnh đó, việc lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín còn đảm bảo các quyền lợi cho người niềng như hợp đồng, chi phí niềng răng rõ ràng, phác đồ chi tiết và còn nhiều ưu đãi hấp dẫn cho nhiều đối tượng. Chế độ chăm sóc khách hàng tại các cơ sở nha khoa uy tín được đánh giá cao, giải đáp các thắc mắc của bạn một cách nhanh chóng và chi tiết nhất.

2. Thăm khám theo đúng lịch hẹn 

Các case niềng răng đều phải thăm khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa để theo dõi tiến độ kéo răng, từ đó điều chỉnh phù hợp. Thông thường, thời gian thăm khám từ 4 – 6 tuần. Tuy nhiên, với case niềng răng chết tủy thời gian thăm khám có thể ngắn hơn. Bởi răng lấy tủy khá yếu, khả năng chịu lực kéo yếu nên quá trình niềng thường gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường ở răng, bạn cần chủ động liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời. Nếu chậm trễ có thể tác động xấu đến răng lấy tủy, các răng lân cận cũng như ảnh hưởng đến kết quả niềng răng.

3. Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh răng miệng

Người niềng răng nói chung và niềng răng chết tủy nói riêng cần thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh răng miệng để hạn chế các vấn đề nha khoa trong thời gian niềng răng như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng, tụt lợi hở chân răng,… Đối với răng chết tủy, bạn cần vệ sinh nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh vì có thể khiến răng bị tổn thương, lung lay.

Sử dụng máy tăm nước làm sạch răng miệng
Chuyên gia khuyến khích sử dụng máy tăm nước để làm sạch răng miệng hiệu quả

Dưới đây là một số biện pháp vệ sinh răng miệng khi niềng răng chết tủy:

  • Chải răng đều đặn từ 2 – 3 lần/ ngày. Cần chải răng nhẹ nhàng, tránh tác động quá mạnh lên răng đã lấy tủy vì có thể khiến răng bị mòn men, giòn, dễ gãy rụng.
  • Thay bàn chải đánh răng định kỳ từ 2 – 3 tháng/ lần hoặc ngay khi nhận thấy lông bàn chải bị sờn. Bởi khi bàn chải tiếp xúc với khí cụ niềng răng trong quá trình chải răng có thể gây sờn lông.
  • Răng niềng thường gặp khó khăn trong việc sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn thừa, mảng bám. Vì vậy, chuyên gia khuyến khích sử dụng máy tăm nước để làm sạch răng miệng hiệu quả.
  • Sau khi chải răng, đừng quên sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng sát khuẩn để loại bỏ các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Từ đó giúp phòng ngừa các vấn đề nha khoa thường gặp.
  • Hạn chế nhai bên có răng lấy tủy vì có thể làm tăng áp lực lên răng và khiến răng dễ bị tổn thương.
  • Tránh dùng các món ăn quá nóng hoặc quá lạnh, những thực phẩm cứng, dai vì có thể khiến răng chết tủy bị lung lay, răng ê buốt, khó chịu.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi và vitamin D giúp răng chắc khỏe, tăng bộ bền cho răng như sữa chua, hải sản, sữa, các loại hạt, ngũ cốc,…

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Răng đã lấy tủy có niềng được không?” và một số vấn đề liên quan. Theo đó, răng đã lấy tủy vẫn có thể niềng. Tuy nhiên, thời gian niềng răng có thể dài hơn so với răng bình thường. Bên cạnh đó, đối với răng lấy tủy lâu, răng bị mòn, yếu, bác sĩ sẽ can thiệp phương pháp phục hình răng trước khi niềng để bảo vệ răng thật cũng như tăng độ cứng chắc cho răng.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Chữa viêm tủy răng xong vẫn đau nhức có thể do nhiều nguyên nhân gây ra Chữa Viêm Tủy Răng Xong Vẫn Đau Nhức: Cách Khắc Phục
Chữa viêm tủy răng xong vẫn đau nhức là tình trạng thường gặp ở nhiều người, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chủ liên quan đến tay…
Răng chết tủy tồn tại được bao lâu là thắc mắc chung của nhiều người Răng Chết Tủy Tồn Tại Được Bao Lâu? Chăm Sóc Thế Nào?

Răng đã chết tủy hoặc được điều trị tủy sẽ bị suy giảm tuổi thọ, chỉ có thể tồn tại…

Viêm chóp răng Viêm Chóp Răng: Nguyên Nhân, Chẩn Đoán và Chữa Trị

Viêm chóp răng là một trong những bệnh lý răng miệng khá nghiêm trọng dễ bị nhầm lẫn với sâu…

Diệt tủy răng thường được chỉ định cho trường hợp viêm tủy không hồi phục hoặc hoại tử tủy Diệt tủy răng là gì? Có gây ảnh hưởng không? Cần lưu ý gì?

Diệt tủy răng là một thủ thuật nha khoa cần thực hiện trong điều trị tủy với trường hợp tủy…

Tủy răng bị hoại tử là giai đoạn nghiêm trọng của bệnh viêm tủy răng không hồi phục Tuỷ Răng Bị Hoại Tử Là Do Đâu? Cách Kiểm Tra và Điều Trị

Tủy răng bị hoại tử là giai đoạn nặng của bệnh viêm tủy răng, khi người bệnh mắc viêm tủy…

Lấy tủy răng sữa ở trẻ được chỉ định cho trường hợp trẻ bị sâu răng, viêm tủy răng nghiêm trọng Lấy tủy răng sữa ở trẻ có ảnh hưởng tới sức khỏe răng lợi?

Lấy tủy răng sữa ở trẻ em là phương pháp thường được áp dụng để điều trị sâu răng hư…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua