Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở đầu – Nguyên nhân và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở đầu là dấu hiệu cho thấy bé đang gặp vấn đề về sức khỏe cần được cha mẹ quan tâm tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục kịp thời. Nếu bé nhà bạn đang gặp phải tình trạng nổi mẩn đỏ ở đầu thì hãy theo dõi những thông tin trong bài viết này nhé.

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở da đầu do nhiều nguyên nhân gây ra
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở da đầu do nhiều nguyên nhân gây ra

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở đầu do đâu?

Để có biện pháp xử lý phù hợp thì việc tìm ra nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ở đầu trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng. Các nguyên nhân chính gây ra vấn đề này thường là:

Do bị dị ứng

Da đầu của trẻ sơ sinh rất yếu và nhạy cảm, nếu mẹ sử dụng loại dầu gội đầu không phù hợp sẽ khiến da đầu bé bị dị ứng. Nổi mẩn đỏ ở đầu là một trong những dấu hiệu ban đầu của hiện tượng dị ứng dầu gội, sữa tắm. Tình trạng này cũng có thể xảy ra khi mẹ không lau sạch da đầu cho bé sau khi gội đầu hoặc do sử dụng các loại dầu gội, sữa tắm của người lớn cho bé.

Ngoài dị ứng dầu gội, sữa tắm, bé còn có thể bị dị ứng với nhiều thứ như sữa mẹ, lông chó mèo, phấn hoa hoặc dị ứng thời tiết…

Do tăng tiết bã nhờn

Tăng tiết bã nhờn thường xảy ra ở phần da đầu và lông mày của trẻ sơ sinh và chữa rõ nguyên nhân gây bệnh. Các bã nhờn được bài tiết qua các vùng da trên của bé tạo thành các vảy như gàu. Những chất bã nhờn này bịt kín da đầu của trẻ gây ra những nốt mẩn đỏ, thương nhọt nhỏ hơn mụn trứng cá.

Các biểu hiện ban đầu của bệnh thường xuất hiện nhiều ở phần đầu sang đó lan nhanh xuống cổ, khuỷu tay và phần má nếu không được điều trị kịp thời.

Do nấm da đầu

Nấm da đầu là bệnh viêm da dị ứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi với các dấu hiệu như da đầu nổi mẩn đỏ, hột mụn, tróc vảy thành từng mảng kèm theo ngứa ngáy khó chịu. Có nhiều nguyên nhân gây nấm da đầu ở trẻ sơ sinh như do tiếp xúc với người bị bệnh hoặc vật nuôi hoặc do đổ mồ hôi quá nhiều.

Ở trẻ sinh sinh, các biểu hiện ban đầu của nấm là da đầu bé xuất hiện một hoặc nhiều vòng tròn màu đỏ rực. Các vòng tròn này có tâm màu hồng nhạt, hồng hoặc đỏ. Nếu mẹ không sớm phát hiện, các nốt mẩn đỏ này sẽ khô đi, đóng vảy, bong tróc khiến bé bị rụng tóc.

Do bị phát ban đỏ

Phát ban đỏ là một bệnh lành tính với các nốt đỏ như muỗi chích. Ban đầu, trẻ sẽ có những dấu hiệu điển hình như sốt cao bất thường, sau 5 – 7 ngày giảm sốt sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ như đầu tăm, lấm tấm ở đầu.

Ngoài ra, ban đỏ còn có thể xuất hiện ở một số vị trí khác như mông, da mặt.

Các ban đỏ thường phẳng và không khiến trẻ ngứa đến mức phải gãi.

Cách điều trị tình trạng nổi mẩn đỏ ở đầu của trẻ

Nếu trẻ sơ sinh bị nổi mẩn ngứa ở đầu không kèm theo nóng sốt thì mẹ không nên quá lo lắng
Nếu trẻ sơ sinh bị nổi mẩn ngứa ở đầu không kèm theo nóng sốt thì mẹ không nên quá lo lắng

Như đã nói, chỉ khi mẹ xác định được nguyên nhân khiến da đầu bé nổi mẩn đỏ thì mới có biện pháp xử lý phù hợp. Nếu bé chỉ bị phát ban đỏ nhưng không sốt, không nóng; bị dị ứng da đầu hoặc tăng tiết bã nhờn thì chỉ cần chú ý chăm sóc và vệ sinh tốt cho bé là được. Mẹ có thể điều trị cho bé theo một số phương pháp sau:

Vệ sinh sạch sẽ cho bé

Có thể dùng lá khế để tắm cho trẻ
Có thể dùng lá khế để tắm cho trẻ

Để loại bỏ nấm, vi khuẩn gây hại, mẹ nên thường xuyên vệ sinh, gội đầu và tắm cho bé. Cần chú ý chọn các sản phẩm phù hợp để tránh gây dị ứng. Một số cách vệ sinh da đầu cho trẻ khi bị nổi mẩn đỏ ở đầu mà mẹ có thể áp dụng như:

  • Lau đầu cho trẻ bằng nước ấm pha chút muối (chỉ một ít thôi) để giúp da đầu bé sạch sẽ.
  • Sử dụng sữa tắm dành riêng cho bé

Chỉ tắm bằng nước sẽ không đủ sạch để giúp da bé sạch sẽ hơn. Vì vậy, mẹ nên sử dụng các sản phẩm tắm gội riêng biệt dành cho bé như sữa tắm Lactacyd Milky, sữa tắm Chicco, sữa tắm Pigeon…

  • Sử dụng lá để tắm cho bé

Khi bé gặp các vấn đề về da, các loại lá tắm sẽ là lựa chọn an toàn của các mẹ. Tuy nhiên, chỉ sử dụng các loại lá trong vườn nhà, được rửa sạch sẽ và tuyệt đối không được chọn những lá có nguy cơ chứa thuốc bảo vệ thực vật. Mẹ có thể dùng lá khế, lá trầu không, trà xanh, sài đất, lá kinh giới… để tắm cho bé.

Điều trị bằng thuốc

Chỉ nên dùng các loại thuốc bôi trị mẩn đỏ ở da đầu bé theo chỉ định của bác sĩ
Chỉ nên dùng các loại thuốc bôi trị mẩn đỏ ở da đầu bé theo chỉ định của bác sĩ

Sử dụng các loại thuốc bôi nhẹ dành riêng cho trẻ là một trong những cách điều trị được nhiều mẹ lựa chọn. Một số loại thuốc mà mẹ có thể sử dụng như:

  • Thuốc Eosin

Đây là loại thuốc có nguồn gốc từ Pháp có chứa 2% Eosin có tác dụng sát trùng. Thuốc có thể được dùng để điều trị các bệnh ngoài da mà không gây hại cho bé.

  • Thuốc AtoPalm

AtoPalm là loại kem dưỡng da dịu nhẹ cho bé. Loại kem bôi này được ứng dụng công nghệ siêu dưỡng ẩm giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da và giúp da dịu nhẹ.

  • Thuốc Bactroban

Có tác dụng kháng khuẩn tại chỗ hỗ trợ điều trị các triệu chứng mẩn đỏ và được sử dụng trong điều trị các bệnh viêm nang lông, viêm da cơ địa.

Mẹ cần nhớ rằng, da trẻ rất mẫn cảm vì vậy tuyệt đối không được tự ý sử dụng mà cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Tốt nhất, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mẹ cũng nên thoa ở một vùng da nhỏ trước xem có phản ứng gì không thì mới nên tiếp tục dùng.

Những lưu ý khi bé bị nổi mẩn đỏ ở đầu

Nên thường xuyên cắt móng tay cho trẻ
Nên thường xuyên cắt móng tay cho trẻ

Để bé được phục hồi tốt nhất và không mắc phải tình trạng này những lần tiếp theo, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nên vệ sinh nơi ở sạch sẽ, tránh để bé tiếp xúc với vật nuôi hay thảm trải sàn.
  • Xây dựng chế độ ăn khoa học đảm bảo cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho bé nhất là  qua đường sữa.
  • Thường xuyên cắt móng tay cho bé để hạn chế gây tổn  thương da khi bé gãi.
  • Không nên dùng khăn ướt, chỉ nên dùng khăn khô để lau người cho bé rồi phơi dưới ánh nắng để diệt khuẩn.
  • Khi các mẩn đỏ ở đầu bé không hề thuyên giảm và còn có dấu hiệu sốt, nóng thì cha mẹ nên đưa bé đến ngay bác sĩ để có biện pháp xử lý, điều trị kịp thời.

Mặc dù hiện tượng nổi mẩn đỏ ở đầu của trẻ sơ sinh rất phổ biến và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, mẹ nên thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe của bé để kịp thời xử lý tránh tình trạng bệnh chuyển biến xấu mà mẹ không hề phát hiện.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Diễn viên Khánh Linh Về nhà đi con chia sẻ cách chữa khỏi mề đay Diễn viên Khánh Linh (Về nhà đi con) và hành trình điều trị khỏi mề đay mẩn ngứa không tái phát

Thành danh với vai diễn “người bạn quốc dân” ấn tượng trong bộ phim truyền hình làm mưa làm gió…

Trị mề đay bằng ngải cứu 3 Cách Trị Mề Đay Bằng Ngải Cứu Hiệu Quả Được Áp Dụng

Cách trị mề đay bằng ngải cứu là phương pháp dân gian được áp dụng phổ biến. Ngải cứu có…

Các nguyên nhân gây rụng tóc nhiều có thể bạn đang gặp

Có nhiều nguyên nhân gây rụng tóc nhiều, bao gồm một tình trạng y tế tiềm ẩn, nghiêm trọng. Vì…

Những cách giảm ngứa khi bị sốt phát ban đơn giản tại nhà

Có nhiều cách giảm ngứa khi bị sốt phát ban tại nhà an toàn và hiệu quả cao. Người bệnh…

trị viêm da tiết bã tận gốc Điều trị viêm da tiết bã tận gốc được không, bằng cách nào?

Viêm da tiết bã có tính chất dai dẳng và rất dễ tái phát dù đã điều trị tích cực…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua