Ngứa chân tay về đêm: Hiện tượng do nhiều bệnh lý gây ra
Hiện tượng ngứa chân tay về đêm khiến nhiều người khó chịu, mất ngủ, kém ăn,… Đây không đơn thuần là biểu hiện ngoài da mà cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm như nhiễm nấm, ghẻ, suy giáp, suy thận, bệnh về dây thần kinh, tiểu đường, mề đay mẩn ngứa… cần phải điều trị kịp thời mà không thể chủ quan.
Tình trạng ngứa chân tay về đêm không phải do bệnh lý
Ngứa tay, chân vào ban đêm là hiện tượng cơ thể cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu ở các vùng da trên da, thường xảy ra trong lúc ngủ hoặc lúc chuẩn bị đi ngủ. Cơn ngứa xuất hiện với nhiều mức độ khác nhau, nhưng phần lớn đều khiến người bệnh khó ngủ, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Tình trạng ngứa này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể là bệnh lý hoặc không phải bệnh lý. Với những nguyên nhân không phải bệnh, chúng thường xảy ra do:
- Khô da: Thiếu độ ẩm, đặc biệt trong mùa đông hoặc khi tiếp xúc nhiều với nước nóng, có thể làm da khô và gây ngứa.
- Dị ứng: Phản ứng dị ứng với thực phẩm, thuốc, mạc bụi, hóa chất, lông thú, chất tẩy rửa… có thể gây ngứa da.
- Côn trùng cắn: Muỗi, bọ chét hoặc rệp cắn có thể gây ngứa.
- Stress: Căng thẳng hoặc lo âu có thể làm tăng cảm giác ngứa vào ban đêm.
- Thay đổi hormone: Thay đổi hormone trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc khi mang thai ở phụ nữ có thể gây ngứa.
- Thời tiết thay đổi: Quá nóng bức hay quá lạnh sẽ khiến làn da dễ bị ảnh hưởng.
- Môi trường sống bị ô nhiễm: Không gian sống ẩm mốc, chăn màn không sạch sẽ, nhiều bụi cũng có thể gây ngứa.
- Mất nước: Cơ thể bị thiếu nước cũng có thể khiến lỗ chân lông bị bít tắc và gây ngứa.
Đây là những lý do đơn giản, có thể kiểm soát dễ dàng bằng việc thay đổi thói quen sinh hoạt nên không cần phải quá lo lắng.
Tham khảo thêm: Ngứa dưới da, trong da là do bệnh gì? Điều trị bằng cách nào?
8 bệnh lý gây ngứa chân tay về đêm không phải ai cũng biết
Ngứa tay chân về đêm không đơn thuần là một hiện tượng ngoài da mà nó còn tiềm ẩn rất nhiều bệnh lý khác nhau. Người bệnh cần phải xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa da này, từ đó có phương pháp điều trị bệnh kịp thời, tránh các biến chứng có thể xảy ra. Dưới đây là 8 bệnh lý phổ biến:
1. Chèn dây thần kinh cổ hoặc lưng
Người bệnh sẽ có cảm giác ngứa râm ran ở khắp bàn tay và chân, nhất là từ cổ đến cánh tay hoặc từ vùng lưng xuống chân. Khi có dấu hiệu này người bệnh cần phải thận trọng bởi dây thần kinh cơ thể đã bị chèn ép sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Bệnh nhân rất dễ bị chấn thương, viêm khớp, gù, thậm chí khó có thể di chuyển, vận động như bình thường được.
2. Thiếu hụt vitamin
Thiếu vitamin B12, bệnh nhân sẽ bị ngứa khắp bàn tay. Song song với triệu chứng này, bệnh nhân còn bị mệt mỏi, thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể,…
Nếu thấy bản thân có những dấu hiệu này, người bệnh cần phải tiến hành thăm khám, điều trị sớm. Tình trạng thiếu hụt vitamin kéo dài sẽ khiến bệnh nhân khó hấp thu dưỡng chất và khó có thể phục hồi sức khỏe, kéo theo hàng loạt căn bệnh nguy hiểm khác.
Tham khảo thêm: Ngứa da nổi mẩn đỏ và cách xoa dịu tức thì với liệu trình đầu tiên
3. Nhiễm nấm
Nấm cũng là nguyên nhân gây ngứa chân tay về đêm. Làn da của người bệnh thường xuyên bị sần sùi, bong tróc. Đặc biệt, một khi vi khuẩn, nấm tấn công các vùng da khác sẽ khiến làn da bị ngứa ngáy, khó chịu nhiều hơn.
Nếu người bệnh không thận trọng sẽ khiến nấm nhanh chóng lây lan sang các vùng da xung quanh và làm tổn thương da nhiều hơn.
4. Ghẻ ngứa
Ngứa tay chân về đêm có thể do bệnh ghẻ ngứa gây ra. Mặc dù hiện nay, căn bệnh này ít gặp nhưng nếu môi trường sống của người bệnh quá ẩm thấp, vệ sinh kém thì sẽ rất dễ gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu ở da.
Ký sinh trùng ghẻ sẽ có điều kiện để phát triển và tấn công làn da. Ngoài kẽ tay chân, người bệnh còn bị ngứa ở một số bộ phận như da bụng, cổ tay, chân, quanh rốn,… Nếu không được kiểm soát, ghẻ ngứa sẽ lan rộng ra những vùng da khác.
5. Tiểu đường
Lượng đường huyết hoạt động mạnh khiến cho các chất độc trong cơ thể nhanh chóng tác động với dây thần kinh gây ra hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu ở tay và chân.
Song song với đó, bệnh nhân còn liên tục bị khát nước, khô cổ, đi tiểu thường xuyên, cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không sâu giấc,… Nếu mắc phải trường hợp này, người bệnh cần phải tiến hành thăm khám và chữa trị bệnh sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
6. Suy giáp
Bệnh nhân mắc bệnh về tuyến giáp cũng sẽ gặp phải tình trạng ngứa tay chân về đêm. Đồng thời, người bệnh thường xuyên mệt mỏi, nhạy cảm với thời tiết lạnh.
Thậm chí, bệnh nhân còn bị rụng tóc, khô da, tăng cân không rõ lý do, cơ thể suy nhược, lồi mắt, tức ngực, khó thở,… Người bệnh bắt buộc phải tiến hành kiểm tra mới có thể phát hiện và kiểm soát bệnh đúng lúc.
Tham khảo thêm: Trẻ bị ngứa lòng bàn tay bàn chân do đâu? Có nguy hiểm không?
7. Suy thận
Chức năng thận bị suy giảm, không còn đảm nhận được vai trò quan trọng của mình đối với cơ thể sẽ nhanh chóng đào thải chất độc ra bên ngoài da. Lúc này, làn da của người bệnh sẽ thường xuyên bị ngứa, nhất là vị trí tay và chân.
Bên cạnh ngứa bắp chân về đêm, cơ thể người bệnh suy thận rất dễ bị sưng phù, mệt mỏi, suy nhược,… Trường hợp nặng, bệnh nhân bắt buộc phải “sống chung” với căn bệnh này và quá trình điều trị sẽ kéo dài.
8. Nổi mề đay mẩn ngứa
Ngứa chân tay về đêm không ngoại trừ trường hợp người bệnh bị mề đay mẩn ngứa. Không chỉ ngứa vào buổi tối mà cơn ngứa còn có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.
Ngoài ra, da tay của người bệnh còn có những mảng hồng màu trắng và nổi nhiều mụn. Bệnh nhân bắt buộc phải gãi ngứa liên tục và rất dễ gây lở loét, tổn thương đến làn da. Bệnh lý này thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi, dị ứng với các loại thức ăn, môi trường ô nhiễm,…
Nổi mề đay mẩn ngứa là bệnh lý da liễu dễ gặp nhất, chiếm 20% dân số Việt Nam. Ngứa chân về đêm, cảm giác bứt rứt khó chịu là triệu chứng thường gặp khi bị mề đay.
Để khắc phục tình trạng này, người bệnh có thể áp dụng nhiều phương pháp như dùng thuốc tây dạng bôi và uống, dùng thuốc dân gian chữa ngứa tại nhà. Nhưng phương pháp ưu việt được đánh giá cao về hiệu quả và mức độ an toàn là chữa ngứa chân về đêm bằng thảo dược Đông y.
Xem chi tiết: Ngứa gan bàn chân là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Những ảnh hưởng tiêu cực của ngứa chân tay về đêm với sức khỏe, đời sống
Ngứa tay, chân vào ban đêm có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số tác động phổ biến:
Rối loạn giấc ngủ
Cảm giác ngứa sẽ khiến cơ thể bạn ngứa ngáy khó chịu, không thể đi vào giấc ngủ hay dễ thức dậy giữa đêm, điều này khiến chất lượng giấc ngủ bị giảm sút và ngủ không đủ giấc. Điều này diễn ra thường xuyên sẽ tạo thành thói quên, làm cho chu kỳ giấc ngủ của bạn bị rối loạn.
Suy giảm sức khỏe tinh thần
Việc ngủ không ngon khiến tinh thần của bạn dễ rơi vào mệt mỏi và căng thẳng, khả năng tập trung kém, khó kiểm soát cảm sút, dễ cáu gắt hay rơi vào tình trạng lo âu, điều này rất dễ dẫn đến một số vấn đề tâm lý, trong đó có trầm cảm.
Hiệu suất công việc và học tập giảm
Như đã nói, ngứa chân tay về đêm sẽ khiến bạn thiếu ngủ trầm trọng, sức khỏe tinh thần suy giảm, khả năng tập trung kém, tình trạng mệt mỏi và thiếu năng lượng do giấc ngủ kém chất lượng.
Những điều trên có thể làm giảm khả năng hoàn thành các nhiệm vụ hàng ngày, điều này ít nhiều sẽ tác động trực tiếp đến khả năng xử lý công việc của bạn, làm cho khả năng xử lý công việc và học tập đều giảm sút đáng kể.
Ảnh hưởng đến sức khỏe làn da
Việc gãi nhiều do ngứa có thể gây tổn thương da, dẫn đến trầy xước, nhiễm trùng hoặc thậm chí là hình thành sẹo. Ngoài ra, ngứa có thể làm bạn gãi nhiều, dẫn đến khô da, kích ứng hoặc viêm da.
Việc gãi nhiều cũng tạo thành các vết thương hở, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây nên các bệnh lý như chàm, vảy nến, tiểu đường… dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Xem chi tiết: Da bị mẩn ngứa thành từng mảng: Các bệnh lý liên quan và cách điều trị
Ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội
Mất ngủ và ngứa có thể khiến bạn dễ cáu gắt, khó chịu, ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội và gia đình. Cảm giác mệt mỏi, khó chịu cũng có thể làm bạn ngại tham gia các hoạt động xã hội hoặc giải trí, từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống.
Tình trạng ngứa và các tổn thương trên da có thể làm bạn cảm thấy tự ti về ngoại hình, ảnh hưởng đến sự tự tin và hạnh phúc cá nhân.
Suy giảm hệ miễn dịch
Thiếu ngủ kéo dài có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng và mắc các bệnh lý. Giấc ngủ không đủ làm giảm khả năng sản xuất kháng thể, từ đó làm suy yếu khả năng chống lại vi khuẩn và virus. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và các vấn đề sức khỏe khác.
Cách xử lý khi bị ngứa chân tay vào ban đêm hiệu quả
Ngứa da vào ban đêm có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Dưới đây là một số cách xử lý và biện pháp giảm ngứa mà bạn có thể áp dụng:
Tránh gãi
Để tránh kích thích da và làm tình trạng ngứa trở nên tồi tệ hơn, cần kiềm chế việc gãi là điều cần thiết, vì gãi không chỉ làm tăng cảm giác ngứa mà còn gây tổn thương cho da.
Một biện pháp hữu ích là sử dụng băng gạc hoặc đeo găng tay mềm khi ngủ, giúp hạn chế việc gãi vào da trong vô thức, từ đó bảo vệ da khỏi nguy cơ tổn thương.
Duy trì độ ẩm cho da
Duy trì độ ẩm cho da là một bước quan trọng để ngăn ngừa và giảm cảm giác ngứa, đặc biệt là vào ban đêm. Dưỡng ẩm thường xuyên bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm không mùi sau khi tắm sẽ giúp da luôn mềm mại và ngăn ngừa khô da, vốn là một nguyên nhân phổ biến gây ngứa.
Bên cạnh đó, tắm nước ấm thay vì nước nóng là cách hiệu quả để tránh làm khô da, nên sử dụng sữa tắm nhẹ, không chứa hương liệu mạnh để bảo vệ làn da khỏi kích ứng.
Xem chi tiết: Cách Giảm Ngứa Khi Bị Viêm Da Cơ Địa Hiệu Quả Nhanh
Sử dụng sản phẩm chống ngứa
Sử dụng các sản phẩm chống ngứa là một phương pháp hiệu quả để giảm cảm giác khó chịu cho da nhanh chóng. Kem hoặc gel chứa hydrocortisone có khả năng giảm viêm và ngứa, giúp làm dịu các triệu chứng ngứa ngáy.
Ngoài ra, gel chứa calamine cũng là một lựa chọn hữu ích, giúp làm dịu da và giảm ngứa hiệu quả, mang lại cảm giác thoải mái hơn cho làn da bị kích ứng.
Điều chỉnh nhiệt độ môi trường phù hợp
Kiểm soát nhiệt độ và môi trường xung quanh là một yếu tố quan trọng để giảm cảm giác ngứa. Hãy điều chỉnh nhiệt độ phòng mát mẻ, vì nhiệt độ cao có thể làm tăng cảm giác ngứa, khiến bạn khó chịu hơn.
Bên cạnh đó, nếu không khí trong nhà quá khô, việc sử dụng máy làm ẩm sẽ giúp duy trì độ ẩm cần thiết cho da, ngăn ngừa tình trạng khô da và giảm thiểu nguy cơ ngứa.
Mặc trang phục thoải mái, chất liệu mềm nhẹ
Lựa chọn trang phục phù hợp là một biện pháp quan trọng để giảm cảm giác ngứa và bảo vệ làn da. Bạn nên chọn quần áo từ chất liệu mềm mại như cotton, tránh các loại vải thô ráp như len vì chúng có thể gây kích ứng da.
Bên cạnh đó, giặt quần áo bằng các chất tẩy rửa nhẹ nhàng, không chứa hương liệu mạnh hoặc hóa chất kích thích cũng giúp bảo vệ da khỏi các tác nhân gây ngứa.
Uống thuốc chống dị ứng
Uống thuốc chống dị ứng là một phương pháp hiệu quả để giảm ngứa, đặc biệt khi nguyên nhân là do dị ứng. Thuốc kháng histamine thường được sử dụng trong trường hợp này vì chúng có khả năng giảm nhanh các triệu chứng ngứa.
Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe và không gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Xem chi tiết: Bệnh ngứa ngoài da và cách chữa trị dứt điểm bằng thảo dược
Điều trị y tế
Các bệnh lý da liễu (chàm, vẩy nến, nấm da…), các bệnh lý nội khoa (bệnh gan, thận, tiểu đường, thần kinh…), thiếu máu, thiếu vitamin… cũng có thể dẫn đến tình trạng ngứa chân tay về đêm.
Nếu ngứa kéo dài, ngày càng nặng hơn hoặc kèm theo các triệu chứng như phát ban, sưng tấy, khó thở… bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Thay đổi lối sống
Thay đổi lối sống là một cách hiệu quả để giảm ngứa và cải thiện sức khỏe tổng thể. Trong đó, giảm stress là một yếu tố quan trọng, vì stress có thể làm tăng cảm giác ngứa.
Bạn có thể thử các phương pháp thư giãn như yoga, thiền, hít thở sâu… để giảm căng thẳng. Bên cạnh đó, duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin E và omega-3, sẽ giúp da khỏe mạnh hơn và giảm nguy cơ ngứa.
Áp dụng các biện pháp tự nhiên
Ngâm chân hoặc tay với nước lạnh có thể giúp làm dịu da và giảm cảm giác ngứa ngay lập tức. Bên cạnh đó, việc sử dụng tinh dầu bạc hà hoặc trà xanh, với tính chất làm mát và chống viêm, cũng có thể thoa nhẹ lên vùng da bị ngứa để mang lại sự thoải mái và giảm thiểu triệu chứng.
Xem chi tiết: Các bệnh về da gây ngứa thường gặp và cách điều trị
Ngứa chân tay về đêm nên ăn gì, kiêng gì theo lời khuyên chuyên gia
Khi bị ngứa da về đêm, việc điều chỉnh chế độ ăn uống có thể giúp giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Dưới đây là những lời khuyên từ chuyên gia:
Nên ăn:
- Thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá thu, hạt lanh, hạt chia…
- Rau xanh như cải bó xôi, cải xoăn, trái cây… để tăng cường vitamin C, vitamin E, khoáng chất cần thiết…
- Thực phẩm giàu probiotic như sữa chua, kimchi, các thực phẩm lên men… khác để cung cấp lợi khuẩn tốt cho đường ruột, hỗ trợ hệ miễn dịch.
Nước: Uống đủ nước giúp giữ ẩm cho da từ bên trong, ngăn ngừa khô da, và giảm nguy cơ ngứa.
Nên kiêng:
- Thực phẩm giàu histamine như rượu bia, pho mát lên men, thực phẩm chế biến sẵn…
- Thực phẩm cay nóng bởi chúng có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, làm tình trạng ngứa trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm.
- Thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo không lành mạnh
- Thực phẩm gây dị ứng như thịt bò, hải sản, nhộng tằm…
Những lưu ý khi điều trị ngứa chân tay về đêm
Nhiều người bệnh chủ quan khi mắc bệnh ngứa da tay chân về đêm đã thường xuyên dùng tay gãi ngứa. Tuy nhiên, hành động này vô tình khiến bệnh càng tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, tình trạng da bị ngứa không xác định rõ được là do yếu tố bên trong hay bên ngoài.
Nếu tình trạng ngứa kéo dài, người bệnh sẽ rất dễ bị suy nhược cơ thể do cơn ngứa về đêm kéo dài gây mất ngủ. Tốt nhất, nếu làn da bị ngứa, bệnh nhân nên tuân thủ một số yêu cầu sau:
- Vệ sinh làn da sạch sẽ, tránh tiếp xúc trực tiếp với các loại chất bẩn khiến làn da viêm nhiễm nặng.
- Tuyệt đối không được chà xát mạnh lên da hoặc nặn, cào, gãi vị trí da bị ngứa.
- Luôn giữ môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ để bảo vệ làn da của mình.
- Không được sử dụng khăn tắm, quần áo bẩn.
- Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, không nên căng thẳng, lo lắng quá mức.
Xem chi tiết: Trẻ bị ngứa khó ngủ nên làm gì? Mẹo dành cho mẹ
Ngứa chân tay về đêm khi nào cần gặp bác sĩ?
Ngứa tay, chân về đêm có thể là dấu hiệu của các vấn đề da liễu hoặc bệnh lý sức khỏe tiềm ẩn. Nếu triệu chứng này kéo dài, trở nên nghiêm trọng, không đáp ứng với các biện pháp chăm sóc tại nhà, đặc biệt khi ngứa kèm theo các dấu hiệu khác như phát ban, sưng tấy, nổi mụn nước, sốt, mệt mỏi… việc thăm khám bác sĩ là điều cần thiết.
Ngoài ra, nếu ngứa kéo dài làm gián đoạn giấc ngủ, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bệnh lý nền như tiểu đường, gan, thận… thì người bệnh nên thăm khám kịp thời để tránh biến chứng.
Ngứa chân tay vào ban đêm là vấn đề không nên coi nhẹ vì nó không chỉ gây khó chịu tạm thời, mà còn có thể đến sức khỏe tổng thể cũng như chất lượng cuộc sống. Nếu bạn gặp tình trạng này kéo dài, nên tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
- Mẩn ngứa, ngứa da và cách điều trị hiệu quả nhất đến từ chuyên gia
- Ngứa da nổi mẩn đỏ và cách xoa dịu tức thì với liệu trình đầu tiên
Bình luận (1)
Bs ơi cho em hỏi ,lúc em đi nằm xuống ngủ là bắt đầu chân tay e nó ngứa liên tục khó chịu lắm bs ạ em ko ngủ đc mong bs cưuz e