Trẻ bị ngứa lòng bàn tay bàn chân do đâu? Có nguy hiểm không?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Trẻ bị ngứa lòng bàn tay bàn chân thường do bệnh tổ đỉa, viêm da cơ địa, dị ứng thực phẩm, vảy nến… gây ra. Tuy nhiên trong trường hợp triệu chứng ngứa không đi kèm với tổn thương thực thể, trẻ có thể đã mắc phải các bệnh lý về gan.

Trẻ bị ngứa lòng bàn tay bàn chân do đâu?

Triệu chứng ngứa lòng bàn tay bàn chân thường khởi phát do các vùng da này bị kích thích và tổn thương. Tuy nhiên triệu chứng này cũng có thể xảy ra do một số bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Một số nguyên nhân có thể gây nên tình trạng này là:

Trẻ bị ngứa lòng bàn tay bàn chân
Trẻ thường bị ngứa ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, điều này xuất phát bởi nhiều nguyên nhân

Dị ứng thực phẩm và thời tiết

Dị ứng thực phẩm và thời tiết là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này. Khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng, hệ miễn dịch thường phản ứng bằng cách giải phóng các chất trung gian như histamine, serotonin,…

Khi các chất trung gian này được giải phóng, trẻ có thể gặp phải các triệu chứng như ngứa da, phát ban, khó chịu, ho, sốt nhẹ,… Trong trường hợp bị dị ứng thực phẩm, trẻ có thể bị tiêu chảy, buồn nôn, ngứa miệng, đầy hơi, chán ăn,…

Tham khảo thêm: Da mặt bị ngứa và nổi mụn – Nguyên nhân và Cách xử lý

Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một dạng viêm da mãn tính có liên quan đến yếu tố di truyền và rối loạn miễn dịch. Viêm da cơ địa đặc trưng bởi tổn thương da có màu đỏ, hồng, gây ngứa ngáy và thường đi kèm với tình trạng bong vảy, dày sừng,…

Các triệu chứng của bệnh thường nặng hơn khi tiếp xúc với phấn hoa, hóa chất, thay đổi thời tiết, môi trường ô nhiễm, sử dụng sản phẩm tẩy rửa mạnh… Tổn thương do viêm da cơ địa thường xảy ra ở lòng bàn tay, bàn chân, khuỷu tay, đầu gối, gây ngứa ngáy ở những vùng da này.

Viêm da cơ địa thường xảy ra ở trẻ nhỏ và có xu hướng thuyên giảm khi trưởng thành. Tuy nhiên nếu không tiến hành kiểm soát, trẻ có thể đối mặt với một số biến chứng như hen suyễn, ngứa mãn tính, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, chậm phát triển,…

trẻ bị viêm da cơ địa
Trẻ bị ngứa lòng bàn tay bàn chân có thể xảy ra do viêm da cơ địa

Viêm da tiếp xúc

Vùng da ở lòng bàn tay và bàn chân của trẻ nhỏ có thể bị ngứa do tiếp xúc với các chất gây dị ứng như xà phòng rửa tay, ma sát với vớ/ bao tay, bị côn trùng cắn, tiếp xúc với chất độc, mủ thực vật…

Viêm da tiếp xúc thường gây ngứa dữ dội đi kèm với hiện tượng đỏ da, nổi mẩn ngứa, tụ mủ và dịch.

Bệnh vảy nến

Vảy nến (vẩy nến) là tình trạng da liễu mãn tính đặc trưng bởi sự xuất hiện các mảng da tổn thương có hình tròn hoặc mảng, màu hồng/ đỏ và có các vảy da trắng trên bề mặt.

Bệnh vảy nến có thể xuất hiện ở thể nhẹ và tự biến mất sau một thời gian nhất định. Tuy nhiên ở một số trẻ, bệnh có thể xảy ra trên phạm vi rộng, có diễn tiến nghiêm trọng và gây ra các biến chứng ở khớp, tim,…

Vảy nến có biểu hiện lâm sàng đa hình thái và xuất hiện ở nhiều vị trí khác như như da đầu, khuỷu tay, đầu gối, bàn chân hoặc lòng bàn tay. Thông thường tổn thương da do vảy nến có thể gây ngứa ngáy kèm theo triệu chứng sưng đau nhẹ.

bệnh vẩy nến
Bệnh vẩy nến cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa lòng bàn tay bàn chân

Tham khảo thêm: Dị ứng sau sinh – Hiện tượng thường gặp và cách xử lý

Bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa (chàm tổ đỉa) là một dạng viêm da mãn tính, đặc trưng bởi sự xuất hiện của các mụn nước, gây ngứa ở lòng bàn tay và bàn chân. Bệnh có đặc tính ngứa dai dẳng và kéo dài, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và làm giảm chất lượng cuộc sống.

Với triệu chứng ngứa và mụn nước trên lòng bàn tay và bàn chân, trẻ có thể bị chàm tổ đỉa. Tuy nguyên nhân chính xác của bệnh này vẫn chưa được xác định, nhưng điều trị thường tập trung vào chăm sóc da, giảm triệu chứng và tránh tiếp xúc với các tác nhân kích thích.

Vệ sinh kém

Ngoài ra ngứa lòng bàn tay bàn chân ở trẻ có thể khởi phát do vệ sinh kém. Thói quen này có thể khiến bụi bẩn, dầu thừa tích tụ và tạo điều kiện để vi nấm sinh sôi, gây ngứa ngáy và khó chịu.

Đây được xem là nguyên nhân có mức độ nhẹ và dễ dàng khắc phục. Tuy nhiên nếu để kéo dài, tổn thương ở vùng da tay có thể tiến triển và gây ra các bệnh lý da liễu như nấm da, ghẻ, lang ben, hắc lào,…

8. Da thiếu nước

Trẻ có làn da khô bẩm sinh có thể bị ngứa lòng bàn tay, bàn chân nếu da không được cung cấp đủ nước. Hiện tượng mất nước khiến da trở nên khô căng, thô ráp và gây ngứa ngáy.

Nếu do nguyên nhân này gây ra, bạn sẽ nhận lòng bàn tay bàn chân của trẻ không hề có tổn thương thực thể (đỏ, viêm, mủ,…). Tuy nhiên trong trường hợp không khắc phục kịp thời, vùng da này có thể bị trầy xước do trẻ gãi liên tục để làm giảm cơn ngứa.

Trẻ bị ngứa lòng bàn tay bàn chân
Không cung cấp đủ nước cho trẻ có thể khiến da khô, bong tróc và gây ngứa ngáy

Tham khảo thêm: Mẹ bị dị ứng có nên cho con bú – Lời khuyên từ bác sĩ

Các bệnh về gan

Ngứa ngáy không chỉ là dấu hiệu của các vấn đề da liễu, mà còn có thể xuất phát từ các bệnh lý liên quan đến gan như xơ gan, tắc mật,… Nếu trẻ mắc các bệnh về gan, ngứa thường xuất hiện khắp cơ thể, nhưng nổi bật nhất ở lòng bàn tay và bàn chân.

Hơn nữa triệu chứng ngứa do gan thường nặng hơn vào buổi tối, có xu hướng thuyên giảm vào sáng sớm và buổi trưa. Ngoài ra trẻ bị ngứa do gan thường không có biểu hiện thực thể trên da.

Trẻ bị ngứa lòng bàn tay bàn chân nguy hiểm không?

Ngứa lòng bàn tay, bàn chân có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong trường hợp do dị ứng thời tiết, da thiếu nước, vệ sinh kém,… triệu chứng trên da sẽ nhanh chóng được cải thiện sau một thời gian nhất định.

Tuy nhiên, nếu nguyên nhân là do các vấn đề da liễu như viêm da cơ địa, vảy nến, viêm da tiếp xúc,… bạn cần điều trị cho trẻ để giảm triệu chứng và ngăn chặn tình trạng bùng phát ở vùng da bị tổn thương.

Trong một số trường hợp không được điều trị kịp thời, tổn thương da có thể lan rộng và trở nên nghiêm trọng hơn.

điều trị kịp thời nếu ngứa bàn tay bàn chân
Phụ huynh nên chủ động đưa trẻ đến bệnh viện nếu tình trạng ngứa lòng bàn tay bàn chân kéo dài

Trong trường hợp nghi ngờ trẻ bị ngứa do các bệnh về gan, bạn nên chủ động đưa trẻ đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất. Nếu để kéo dài, trẻ có thể phải đối mặt với các biến chứng như viêm đường mật, viêm túi mật, viêm mủ đường mật, áp xe gan, nhiễm trùng huyết, chảy máu đường mật,…

Trẻ bị ngứa lòng bàn tay bàn chân có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, nếu nhận thấy tình trạng không có cải thiện sau 5 – 7 ngày, bạn nên đưa con trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị.

Có thể bạn quan tâm: 

Chia sẻ:
4 bài thuốc nam trị ngứa toàn thân hiệu quả dễ kiếm

Các bài thuốc Nam trị ngứa toàn thân chủ yếu sử dụng những loại thảo dược có tác dụng kháng…

Môi tự dưng bị sưng lên là triệu chứng bất thường không thể bỏ qua Môi tự nhiên sưng lên là bệnh gì? Nguy hiểm chớ bỏ qua

Môi tự nhiên sưng lên có thể gây ra nhiều phiền toái không chỉ về mặt thẩm mỹ mà còn…

Ăn dứa bị dị ứng – Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh

Ăn dứa bị dị ứng là một hiện tượng phổ biến có thể gây ra các triệu chứng từ nhẹ…

Cách trị dị ứng da mặt bằng mật ong đơn giản 3 ngày khỏi bệnh

Trị dị ứng da mặt bằng mật ong là một phương pháp tự nhiên và hiệu quả. Phương này giúp…

Thuốc dị ứng Cetirizin – Cách dùng và chống chỉ định

Thuốc dị ứng Cetirizin thuộc nhóm đối kháng thụ thể H1. Loại thuốc này thường được chỉ định trong trường…

Bình luận (2)

  1. Thái
    Thái says: Trả lời

    Cho e hỏi trẻ ngứa khắp người ngứa nhiều về đêm nhưng không nổi mụn. Lòng bàn tay chân có biểu hiện đỏ. Xin hỏi bác sĩ như vậy là dấu hiệu của bệnh gì và nên đi khám chuyên khoa gì thưa bác sĩ. Rất mong nhận được tư vấn của bs ạ.

  2. Hà văn luận
    Hà văn luận says: Trả lời

    Trẻ bị ngứa ở bà chân , mỗi làn gãi có mụn đỏ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua