Bị dị ứng bột ngọt phải làm sao chữa trị, phòng ngừa?
Dị ứng bột ngọt là tình trạng hay gặp phải ở một số người, khiến tay chân bủn rủn, đau đầu, buồn nôn, đau tức ngực,… Vậy khi bị dị ứng bột ngọt bạn nên làm gì và cách phòng tránh như thế nào?
Nguyên nhân gây dị ứng bột ngọt
Theo Uỷ ban tiêu chuẩn thực phẩm Codex của Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức Y tế khác đã nghiên cứu và kết luận: “Không chứng minh được mì chín (bột ngọt) là tác nhân gây ra các triệu chứng dị ứng”.
Bột ngọt hoàn toàn không thuộc nhóm chất gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, đậu nành,…Vậy thực chất nguyên nhân gây ra dị ứng bột ngọt là do đâu?
Tác nhân không phải là bột ngọt
Một số người khi ăn các món ăn có nêm bột ngọt thì cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy và bủn rủn tay chân. Đây có thể là triệu chứng trùng hợp ngẫu nhiên với nhiều trường hợp khác như:
- Dị ứng thực phẩm với các món ăn khác như: Hải sản, tôm, cua, đậu phộng,…
- Cùng lúc đó, khi làm việc họ bị căng thẳng, tê vai, mệt mỏi
- Dị ứng thời tiết lạnh, thời tiết thay đổi đột ngột gây nổi mề đay, phát ban ngay cùng thời điểm
Cơ địa nhạy cảm, ăn nhiều bột ngọt
Rất nhiều người có cơ địa nhạy cảm và dị ứng với thức ăn, trong đó có bột ngọt, nhưng tỷ lệ này rất ít. Chất gây dị ứng trong bột ngọt chủ yếu là Monosodium Glutamat, đây là một loại muối acid glutamic có tác dụng kích thích vị giác.
Nếu sử dụng bột ngọt với hàm lượng đúng thì tốt. Tuy nhiên, nếu thường xuyên dùng bột với hàm lượng nhiều sẽ khiến cơ thể dư thừa Glutamate ngoại sinh. Chất này sẽ gây độc đến gan, thận và tổn thương đến não, các dây thần kinh cảm giác.
Các biểu hiện bị dị ứng bột ngọt không quá nguy hiểm. Chúng có thể tự khỏi sau 1 – 2h hoặc sau vài ngày.
Bột ngọt giả
Dị ứng có thể xảy ra nếu ăn phải bột ngọt kém chất lượng, có lẫn các hoá chất độc hại. Lúc này không phải là biểu hiện của dị ứng nữa mà là ngộ độc hoá chất. Điều này xảy ra khá phổ biến ở người có cơ địa nhạy cảm, đi ăn tại các hàng quán không đảm bảo chất lượng.
Dấu hiệu nhận biết dị ứng bột ngọt
Những người có cơ địa nhạy cảm, khi ăn bột ngọt với hàm lượng lớn thường sẽ có những dấu hiệu dưới đây:
- Đau đầu, đau ngực nhẹ
- Đổ mồ hôi, nổi mề đay
- Sổ mũi, nghẹt mũi
- Tê, nóng rát xung quanh miệng
- Nhức, sưng mắt
- Buồn nôn, rối loạn tiêu hoá
- Mệt mỏi, trầm cảm, thay đổi tâm trạng
Ở một số người, dị ứng bột ngọt sẽ có các triệu chứng nghiêm trọng hơn như:
- Đau tức ngực
- Tim đập nhanh
- Khó thở
- Sưng ở cổ họng
- Sốc phản vệ
XEM THÊM: Bị Nổi Mề Đay Phải Kiêng Gì Để Hết Ngứa, Ngăn Tái Phát?
Điều trị dị ứng bột ngọt
Khi có dấu hiệu bị dị ứng bột ngọt, bạn có thể cấp cứu cho cơ thể bằng cách:
- Uống 1 ly nước chanh ấm pha với muối, nghĩ ngơi ở nơi thoáng khí khoảng 15 – 20 phút, nếu nôn ra được thì càng tốt.
- Bổ sung nước ấm cho cơ thể, giúp thanh lọc cơ thể và giải độc.
- Không nên sử dụng thêm bất cứ loại thuốc nào, tránh gây biến chứng nguy hiểm đối với sức khoẻ.
- Nếu sử dụng thuốc và gây sốc thuốc, bạn cần mang theo vỏ thuốc đến cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.
- Khi bị dị ứng bột ngọt, bạn nên ngưng sử dụng trong một thời gian để tránh bị dị ứng lại. Cẩn thận khi đi ra ngoài ăn.
Điều trị dị ứng còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Thông thường các trường hợp dị ứng bột ngọt nhẹ có thể tự biến mất sau 30 phút đến 2 giờ đồng hồ.
Nếu dị ứng có dấu hiệu nặng hơn như sốc phản vệ thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được được điều trị nhanh chóng. Tình trạng này thường được điều trị bằng cách tiêm epinephrine vào cơ thể, dùng thuốc kháng histamine giúp làm giảm các triệu chứng khó thở, nhịp tim nhanh, sưng cổ họng.
Lưu ý khi sử dụng bột ngọt tránh nguy cơ gây dị ứng
Nếu bạn là người có cơ địa nhạy cảm hoặc có tiền sử bị dị ứng bột ngọt, hãy lưu ý một số điều dưới đây:
- Tránh nấu ăn ở nhiệt độ cao: Nêm nếm bột ngọt ở nhiệt độ cao sẽ làm thay đổi các thành phần ở bên trong bột ngọt, gây mất hương vị món ăn và ảnh hưởng đến sức khoẻ. Bạn nên nêm bột ngọt ở nhiệt độ 70 – 90 độ C, vừa giúp giữ được mùi vị món ăn mà không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
- Tránh nấu ở nhiệt độ thấp: Khi nấu ăn ở nhiệt độ thấp, bột ngọt khó có thể được hoà tan hết nên không thể ngấm vào trong thức ăn.
- Thời điểm nêm bột ngọt: Tốt nhất bạn nên nêm bột ngọt khi bạn đã chế biến xong món ăn và tắt bếp. Điều này giúp bảo đảm an toàn cho sức khoẻ, giữ được hương vị của món ăn.
- Kiêng các món ngọt: Đối với những loại củ quả đã có sẵn vị ngọt tự nhiên, bạn không nên nêm thêm bột ngọt, tránh làm phá huỷ hương vị tự nhiên của rau củ.
- Tránh các món chua: Các loại axit có trong món chua có thể làm thay đổi thành phần của bột ngọt, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dùng.
- Không sử dụng với món chiên: Các món chiên cháy vàng sẽ gây mất đi hương vị, bột ngọt nếu được nêm nếm trực tiếp trên bề mặt, khi sử dụng sẽ gây tổn thương với dạ dày.
- Hàm lượng vừa phải: Sử dụng bột ngọt với hàm lượng lớn rất dễ gây ra các triệu chứng đau đầu, buồn nôn, đường trong máu cao,… Bạn nên cẩn thận khi sử dụng bột ngọt để nấu ăn cho những người cao tuổi, bị huyết áp,… Không nên sử dụng bột ngọt quá 6g/ngày để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Khi bị dị ứng bột ngọt, bạn nên tránh những loại thức ăn được chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp, những loại thực phẩm chứa protein. Thay vào đó, hãy chọn những loại thực phẩm tươi sống như trái cây, rau, thịt hữu cơ.
Bột ngọt là một loại gia vị có tác dụng giúp món ăn ngon hơn chứ không có giá trị dinh dưỡng. Bạn nên hạn chế sử dụng để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Những người bị dị ứng bột ngọt nên cần thận trọng khi dùng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Nên Làm Gì Khi Bị Dị ứng thức ăn?
- Mụn Dị Ứng Có Nên Nặn Không? Lắng Nghe Lời Khuyên Từ Bác Sĩ
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!