Dị ứng nước – Chuyện thật như đùa, làm sao chữa trị?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Nước là một thành phần không thể thiếu trong cuộc sống, chiếm đến 60% trọng lượng cơ thể, đảm bảo nhiều vai trò quan trọng như giải độc, bảo vệ các cơ quan quan trọng cơ thể. Thế nhưng, nhiều người lại mắc phải căn bệnh dị ứng nước kỳ lạ mà không hề biết hoặc không thể xác định nguyên nhân.

Dị ứng nước là gì?

Dị ứng với nước là một hiện tượng hiếm gặp trên thế giới, theo số liệu thống kê năm 2011 chỉ có 100 trường hợp mắc phải căn bệnh này.

Phản ứng dị ứng xảy ra khi da tiếp xúc với nước, gây ra các triệu chứng như nổi mề đay mẩn ngứa, da xuất hiện các nốt đỏ, người ngứa ra khó chịu khi chạm vào nước.

dị ứng nước
Loại dị ứng này mặc dù nghe vô lý nhưng lại có một số người thực sự mắc phải căn bệnh này

Mặc dù chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây dị ứng, nhưng có hai giải thuyết về căn bệnh này là:

  • Do chất hòa tan trong nước: Giả thuyết này cho rằng các chất trong nước khi tiếp xúc da có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch, gây ra các triệu chứng dị ứng như nổi mề đay, mẩn đỏ.
  • Do nước tương tác với một chất trên bề mặt hoặc trong da: Giả thuyết này cho rằng một chất đặc biệt trong hoặc trên da có thể tương tác với nước, gây ra các phản ứng dị ứng như nổi mề đay.

Tham khảo thêm: Dị ứng cơ địa: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa hiệu quả

Các dạng dị ứng nước thường gặp

Hiện nay, có nhiều dạng dị ứng, có thể kể đến như:

  • Nước giếng: Thường xuất hiện ở các giếng tự khoan, do chứa chất độc từ môi trường hoặc nhiễm kim loại. Đặc biệt, nếu giếng gần các nhà máy, xí nghiệp sản xuất hoá chất và có thải nước, nguy cơ dị ứng cao hơn.
  • Nước máy: Người mắc chúng dị ứng này thường phản ứng với chất Clo được sử dụng để xử lý nước, dễ gây kích ứng đặc biệt đối với những người có cơ địa nhạy cảm.
  • Nước mưa: Nước mưa có thành phần giống như nước cất, tuy nhiên ngày nay, do tình trạng ô nhiễm ngày một tăng cao nên nước mưa cũng chứa nhiều chất độc. Khi tiếp xúc với da có thể gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ, mụn nước kèm theo cảm giác ngứa rát khó chịu.
  • Bệnh Aquagenic Urticaria: Là chứng bệnh hiếm gặp và chưa có thuốc cũng như phương pháp điều trị dứt điểm. Triệu chứng của bệnh là nổi mề đay, mẩn ngứa, suy nhược cơ thể khi da tiếp xúc với bất kỳ loại nước nào kể cả mồ hôi, nước mắt…
nước giếng. nước máy, nước mưa có thể gây dị ứng
Dị ứng với nước giếng, nước máy, nước mưa… là những tình trạng dị ứng mà người bệnh có thể mắc phải

Triệu chứng nhận biết

Trong một vài phút hoặc một vài giờ sau khi tiếp xúc với nước, người bệnh thường gặp phải những triệu chứng sau:

  • Đỏ da, phát ban ở cổ, cánh tay, ngực hoặc nhiều vị trí khác.
  • Nóng rát da, ngứa ngáy thậm chí là đau đớn.
  • Tổn thương bề mặt da.
  • Da xuất hiện tình trạng viêm nhiễm 
  • Nếu dị ứng nước khi uống sẽ gặp phải tình trạng phát ban quanh miệng, khó nuốt, thở khò khè, khó thở…
  • Khi cơ thể khô dần thì các triệu chứng sẽ bắt đầu thuyên giảm.

Tham khảo thêm: Tại sao dị ứng yến mạch? Cách xử lý, khắc phục

Chẩn đoán tình trạng dị ứng với nước

Các trường hợp dị ứng hiếm khi có tiền sử gia đình mắc bệnh, nhưng cũng có gia đình nào cả ba thế hệ đều mắc. Mặc dù chưa có đặc điểm di truyền cụ thể được xác định, nhưng bệnh có thể di truyền với xác suất rất thấp.

Bệnh được chẩn đoán dựa vào triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh. Để kiểm tra xem bạn có bị dị ứng không, bác sĩ sẽ cho phần trên của cơ thể tiếp xúc với nước 35 độ trong 30 phút ở một lượng rất nhỏ. Nếu cho kết quả âm tính thì tiếp tục nhúng một vùng nào đó của cơ thể vào bồn tắm. 

nổi mẩn ngứa do dị ứng
Dị ứng với nước khiến da bị nổi mẩn ngứa khó chịu

Phương pháp điều trị

Đây là căn bệnh hiếm gặp, nguyên nhân chưa rõ, vì vậy không có phương pháp điều trị cụ thể. Điều trị tập trung vào cải thiện triệu chứng bệnh:

  • Sử dụng thuốc kháng histamin: Được kê toa để ức chế các triệu chứng như nổi mề đay, mẩn đỏ…
  • Sử dụng Epipen: Trong trường hợp triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, người bệnh cần dùng Epipen chứa epinephrine để tăng huyết áp và mở phổi.
  • Kem hoặc thuốc bôi ngoài da: Sử dụng trước khi tiếp xúc với nước để ngăn ngừa dị ứng.
  • Liệu pháp quang học: Sử dụng bức xạ cực tím A và B để điều trị.

Tham khảo thêm: Bị dị ứng thời tiết bao lâu thì khỏi?

Biện pháp phòng ngừa

Với người bị dị ứng, việc phòng ngừa thật sự khó khăn, đặc biệt là trong việc vệ sinh cơ thể. Để giảm thiểu tình trạng này, người bệnh nên:

  • Xác định nguyên nhân dị ứng, hạn chế tiếp xúc với nước.
  • Tắm rửa nhanh chóng và mặc quần áo hút mồ hôi tốt.
  • Theo dõi thời tiết, tránh ra ngoài khi có thời tiết mưa.
  • Chú ý đến chế độ ăn uống, giảm thực phẩm chứa nhiều nước.

Có thể thấy, dị ứng nước mặc dù hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra. Do đó, nếu thấy bản thân có các dấu hiệu nghi mắc phải chứng bệnh này, nên nhanh chóng thăm khám để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị ứng phó phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
5 địa chỉ khám – xét nghiệm dị ứng tốt nhất hiện nay ở TP HCM

Khi bị dị ứng, cần đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân, từ đó có phương pháp chữa…

trẻ bị dị ứng thức ăn Trẻ bị dị ứng thức ăn và những điều mẹ cần phải biết

Trẻ bị dị ứng thức ăn là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất hiện nay. Dị…

Bé bị sưng môi trên và sốt là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Bé bị sưng môi trên và sốt thường là dấu hiệu nhiễm trùng và dị ứng. Tuy nhiên, tình trạng…

Bệnh dị ứng thời tiết và cách điều trị hiệu quả nhất hiện nay

Bệnh dị ứng thời tiết có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong năm, kể cả khi…

Dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ở mặt: Triệu chứng và cách điều trị

Dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ở mặt thường tái phát dai dẳng, khiến người bệnh mệt mỏi, khó…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua