Miệng Bị Khô và Hôi: Nguyên Nhân và Giải Pháp Khắc Phục

Miệng bị khô và hôi xảy ra bởi nhiều nguyên nhân như thói quen hút thuốc lá, uống bia rượu, cà phê, ít uống nước,… Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý và cần được điều trị kịp thời để tránh phát sinh biến chứng nặng nề.

Miệng bị khô và hôi là gì? Dấu hiệu nhận biết

Miệng bị khô và hôi xuất hiện khi tuyến nước bọt giảm nhiều. Tình trạng này thường xuất hiện ở nữ giới, người trung niên và người cao tuổi. Các nghiên cứu nhận thấy, nước bọt giữ nhiều chức năng quan trọng đối với sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. 

miệng bị khô và hôi
Miệng bị khô và hôi xuất hiện khi hoạt động của tuyến nước bọt giảm nhiều

Theo đó, nước bọt giúp cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng, giảm sự sinh sôi của vi khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn nhờ vào enzym amilaza, đồng thời tác động tích cực vào quá trình tái khoáng men răng, bảo vệ men răng và ngà răng trước sự tấn công của vi khuẩn.

Vì một hoặc nhiều nguyên nhân gây giảm hoạt động tuyến nước bọt sẽ xuất hiện tình trạng khô miệng. Còn biểu hiện hôi miệng được lý giải do giảm lượng nước bọt trong khoang miệng làm mất cân bằng môi trường sinh lý tại cơ quan này, lúc này vi khuẩn sẽ phát triển mạnh, tấn công và phân hủy mảng bám, thức ăn thừa, từ đó gây ra biểu hiện hôi miệng.

Các chuyên gia cũng nhận thấy, biểu hiện khô và hôi miệng sẽ không đơn lẻ mà đi kèm với các triệu chứng, dấu hiệu khác tùy thuộc vào nguyên nhân khởi phát. Tuy nhiên, đa số trường hợp sẽ gặp phải các biểu hiện sau:

  • Cảm giác khát nước liên tục, mặc uống nhiều nước nhưng tình trạng khô miệng không thuyên giảm
  • Lưỡi, môi bị nứt nẻ, đau rát và đôi khi chảy máu
  • Hơi thở nặng mùi khiến bạn không cảm nhận trọn vẹn hương vị của món ăn, thức uống
  • Vòm miệng và lưỡi có thể bám chặt, việc nói chuyện liên tục sẽ gây ra cảm giác khó chịu 
  • Trường hợp nặng sẽ gây khô họng, thực quản và sưng tuyến nước bọt 
  • Khô miệng kéo dài có thể gây khô mắt, mũi, âm đạo và da
  • Chức năng tiêu hóa giảm, tăng áp lực lên dạ dày gây đau dạ dày

Ngoài các biểu hiện thường gặp trên, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng khác tùy vào từng trường hợp cụ thể. Nhưng nhìn chung, miệng bị khô và hôi tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng thậm chí là ảnh hưởng đến thể trạng. Do đó, bạn cần chủ động trong việc xác định nguyên nhân và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Miệng bị khô và hôi do đâu?

Như đã đề cập, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hôi và khô miệng. Việc xác định được tác nhân gây bệnh sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra dễ dàng hơn, các triệu chứng lâm sàng được kiểm soát nhanh chóng. Từ đó phòng ngừa các biến chứng nặng nề.

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến miệng bị khô và hôi:

Uống ít nước

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng khô và hôi miệng là do ít uống nước. Nước lọc đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể, giúp điều hòa thân nhiệt, tăng cường trao đổi chất, thanh lọc cơ thể. Bên cạnh đó, uống nhiều nước lọc còn giúp làm ẩm khoang miệng, hạn chế mảng bám hình thành, giảm sự sinh sôi quá mức của vi khuẩn.

khô miệng do ít uống nước
Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng khô và hôi miệng là do ít uống nước

Việc không bổ sung đủ từ 2 – 3 lít nước lọc mỗi ngày hoặc uống nhiều nước ngọt, cà phê, trà đặc sẽ làm giảm hoạt động tuyến nước bọt, từ đó gây khô miệng, kích thích sự phát triển quá mức của vi khuẩn và gây hôi miệng. Nếu bệnh lý xảy ra do nguyên nhân này, bạn chỉ cần bổ sung đủ nước trong vài ngày sẽ được cải thiện.

Tác dụng phụ của thuốc Tây

Việc sử dụng thuốc Tây trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng khô và hôi miệng. Một số loại thuốc nguy cơ cao có thể kể đến như thuốc kháng sinh, kháng histamin, chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu,… Nguyên do là thành phần trong những loại thuốc này gây ức chế hoạt động tuyến nước bọt. Nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ khiến miệng bị khô và hôi.

Trường hợp bị khô và hôi miệng do dùng thuốc, người bệnh cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và cân nhắc điều chỉnh liều lượng hoặc thay thế loại thuốc phù hợp.

Thói quen hút thuốc lá

Hút thuốc lá gây ra hàng loại tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng. Người hút thuốc lá lâu năm khiến màu răng thay đổi, bị ố vàng, xỉn màu, hình thành các mảng bám, từ đó gây ra các bệnh nha khoa như viêm nha chu, viêm nướu răng, sâu răng,…

Ngoài ra, thành phần có trong thuốc lá còn làm giảm hoạt động tuyến nước bọt khiến người hút thuốc bị khô và hôi miệng. Vị đắng của thuốc lá còn làm thay đổi vị giác, khiến việc cảm nhận trọn vẹn hương vị của món ăn, thức uống thay đổi.

Miệng bị khô và hôi do mang thai

Các chuyên gia nhận thấy, phụ nữ mang thai dễ bị khô và hôi miệng hơn so với người không mang thai. Nguyên nhân gây ra tình trạng được cho là sự thay đổi hormone trong cơ thể. Trong giai đoạn từ 1 – 3 tháng đầu, mẹ bầu có thể bị ốm nghén, thường xuyên nôn ói, lượng thức ăn cùng với axit dịch vị trào ngược lên thực quản và khoang miệng. 

hôi miệng khi mang thai
Phụ nữ mang thai dễ bị khô và hôi miệng hơn so với người không mang thai

Từ đó gây bào mòn men răng, hôi miệng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh. Những yếu tố này có thể tác động đến hoạt động tiết nước bọt và làm tăng nguy cơ khô miệng cũng như các vấn đề về răng miệng khác trong thời kỳ mang thai.

Nguyên nhân bệnh lý

Miệng bị khô và hôi có thể là hệ quả của nhiều bệnh lý gây ảnh hưởng đến các tuyến nước bọt hoặc làm thay đổi tính chất của nước bọt. Một số bệnh lý có thể kể đến như:

  • Hội chứng Sjogren
  • Nhiễm HIV/AIDS
  • Đái tháo đường
  • Parkinson
  • Alzheimer
  • Viêm khớp dạng thấp

Một số yếu tố khác 

Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng miệng bị khô và hôi có thể xuất hiện bởi một số yếu tố khác như: Lạm dụng bia rượu, sử dụng các chất kích thích, hóa xạ trị, quá trình lão hóa, thói quen ngủ há miệng, vệ sinh răng miệng kém, chế độ ăn uống,…

Miệng bị khô và hôi gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày của người bệnh. Để kiểm soát dứt điểm tình trạng này, bạn cần chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán xác định nguyên nhân và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Ảnh hưởng của chứng khô và hôi miệng

Chứng hôi miệng và khô miệng không chỉ gây khô rát lưỡi, vòm miệng, giảm vị giác, hơi thở có mùi hôi, gặp khó khăn trong giao tiếp mà còn gây ra nhiều biến chứng nặng nề (trường hợp xảy ra do bệnh lý). 

hôi miệng lâu năm
Miệng bị khô và hôi gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân

Dưới đây là một số ảnh hưởng của tình trạng khô và hôi miệng đối với người bệnh:

  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng: Tuyến nước bọt giảm, tính chất nước bọt thay đổi sẽ làm thay đổi độ pH trong khoang miệng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ra nhiều bệnh nha khoa như viêm nha chu, viêm nướu răng, sâu răng, viêm tủy răng, áp xe răng,… Nghiêm trọng hơn có thể gây mất răng và nhiều biến chứng nặng nề.
  • Chất lượng cuộc sống suy giảm: Không chỉ khô miệng, tình trạng hơi thở có mùi hôi đi kèm cùng hàng loạt các triệu chứng khác tác động không nhỏ đến chất lượng cuộc sống cũng như tâm lý của người bệnh. Tình trạng này kéo dài, người bệnh có thể bị tự kỷ, thể trạng kém và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác.
  • Tác động tiêu cực đến chức năng tiêu hóa: Khi enzym amilaza giảm sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày. Lúc này, bạn có thể gặp phải tình trạng khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi, đau dạ dày, đau vùng thượng vị.
  • Gặp khó khăn trong ăn uống, hấp thu dinh dưỡng: Khô miệng, hơi thở có mùi khiến bạn ăn không ngon, khó chịu trong quá trình ăn uống. Từ đó có xu hướng chán ăn, ăn ít, lâu dài sẽ gây suy ngược, sụt cân, cơ thể mệt mỏi.

Điều trị dứt điểm hôi miệng và khô miệng

Miệng bị khô và hôi là tình trạng khẩn cấp, cần được kiểm soát sớm để cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh, đồng thời ngăn ngừa các bệnh nguyên nhân diễn tiến nặng nề cũng như tăng nguy cơ bùng phát các bệnh lý liên quan.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị miệng bị hôi và khô:

Thăm khám và điều trị bệnh lý nguyên nhân

Tình trạng miệng bị khô và hơi thở có mùi chỉ được khắc phục hoàn toàn thì nguyên nhân khởi phát được kiểm soát. Trước tiên, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán như xét nghiệm máu, chụp X-quang, sinh thiết tuyến nước bọt,… Bên cạnh đó, kết hợp thăm khám lâm sàng để xác định nguyên nhân cụ thể.

Tùy thuộc vào bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc giúp tăng sản xuất nước bọt, giảm cảm giác khô miệng, sử dụng nước bọt nhân tạo nhằm kiểm soát triệu chứng lâm sàng trước khi tiến hành điều trị bệnh lý nguyên nhân.

điều trị hôi miệng
Phương pháp điều trị thiểu năng nước bọt và hôi miệng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh

Nếu được điều trị sớm và tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian dùng thuốc, các biểu hiện hôi miệng, thiểu năng nước bọt sẽ được kiểm soát sau vài ngày. Do đó, bạn nên chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và xử lý đúng cách.

Áp dụng các mẹo dân gian chữa hôi và khô miệng

Bên cạnh tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian từ các thảo dược tự nhiên để cải thiện tình trạng hơi thở có mùi hôi cũng như kích thích tuyến nước bọt, giảm cảm giác khô miệng, lưỡi.

Biện pháp này được đánh giá có độ an toàn cao, lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng. Việc áp dụng đều đặn còn mang lại hiệu quả làm sạch răng miệng, giảm hình thành mảng bám, hạn chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn. Từ đó phòng ngừa các bệnh lý nha khoa hiệu quả.

Gừng – Thảo dược giúp giảm khô và hôi miệng

  • Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, cạo vỏ, rửa sạch
  • Thái vài lát mỏng và nhai trực tiếp
  • Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần 
  • Áp dụng đều đặn để kích thích tiết nước bọt và cải thiện tình trạng hơi thở có mùi 

Mẹo chữa từ nha đam

Với hàm lượng nước dồi dào cùng các khoáng chất, vitamin thiết yếu, nha đam có tác dụng tốt trong nhiều trị nhiều vấn đề sức khỏe như bệnh ngoài da, bệnh đường tiêu hóa, chăm sóc da mặt, tóc và hỗ trợ cải thiện tình trạng khô miệng, hơi thở có mùi. Áp dụng mẹo chữa này thường xuyên còn giúp phục hồi mô nướu bị tổn thương hiệu quả.

  • Chuẩn bị 1 nhánh nha đam tươi
  • Gọt sạch vỏ xanh, rửa lại nhiều lần với nước 
  • Cho nguyên liệu vào máy xay nhuyễn
  • Dùng nước này súc miệng từ 3 – 4 lần/ ngày để cải thiện 
  • Hoặc bạn có thể dùng nha đam làm nước ép, uống mỗi ngày để tăng hiệu quả 

Hạt thì là giảm khô và hôi miệng

hạt thì là
Flavonoid có trong hạt thì là giúp tăng sản xuất nước bọt, từ đó cải thiện tình trạng khô miệng

Các nghiên cứu nhận thấy, flavonoid có trong hạt thì là giúp tăng sản xuất nước bọt, từ đó cải thiện tình trạng khô miệng hiệu quả. Bên cạnh đó, dùng hạt thì là thường xuyên còn khử mùi hôi trong khoang miệng đáng kể. Dùng hạt thì là nhai nát từ 2 – 3 lần/ ngày để cải thiện các biểu hiện khó chịu ở khoang miệng.

Cải thiện khô và miệng với thảo quả

  • Thảo quả mang đi đập dập
  • Cho vào miệng ngậm đến khi tinh chất của dược liệu tiết ra và phát huy công dụng
  • Mỗi ngày thực hiện vài lần  

Các biện pháp chăm sóc khác

Việc kết hợp các biện pháp chăm sóc khoa học sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị mà vẫn đạt được kết quả tốt nhất. Vì vậy, trong thời gian điều trị khô và hôi miệng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:  

  • Uống nhiều nước là một trong những cách giúp cải thiện tình trạng khô miệng hiệu quả. Bổ sung đủ nước sẽ giúp làm ẩm khoang miệng, giảm đau rát, đồng thời hỗ trợ sản xuất nước bọt hiệu quả. Bác sĩ khuyến khích, người bị khô miệng nên uống từ 2 – 3 lít nước/ ngày. Ngoài nước lọc, bạn có thể bổ sung thêm nước ép hoa quả, rau củ để tăng cường dưỡng chất cho cơ thể.
  • Nhai kẹo cao su có thể cải thiện tình trạng khô miệng đáng kể. Bên cạnh đó, nhai kẹo thường xuyên còn giúp làm sạch răng miệng, hạn chế hình thành các mảng bám. Để đạt được kết quả tốt, bạn nên lựa chọn các loại kẹo cao su không đường.
  • Súc miệng với nước muối sinh lý không chỉ làm sạch răng miệng, giảm sự sinh sôi của vi khuẩn mà còn cải thiện tình trạng hơi thở có mùi hôi cũng như giảm khô miệng.
  • Thay đổi thói quen ăn uống tác động không nhỏ đến kết quả điều trị miệng bị khô và hôi. Do đó, bạn cần loại bỏ các thực phẩm, thức uống cay nóng, thức uống chứa cồn gây mất nước ra khỏi thực đơn. Thay vào đó, tăng cường bổ sung các loại trái cây, rau xanh kích thích tuyến nước bọt. 

Phòng ngừa miệng bị khô và hôi tái phát

Miệng bị khô và hôi là tình trạng sức khỏe phổ biến, có thể xảy ra ở nhiều đối tượng với độ tuổi khác nhau. Mặc dù có thể kiểm soát hoàn toàn nhưng tình trạng này có thể tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. 

bổ sung thực phẩm ngừa miệng khô và hôi
Để phòng ngừa khô và hôi miệng, bạn nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C

Do đó, bạn nên chủ động trong việc phòng ngừa chứng khô và hôi miệng tái phát. Cụ thể:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách là biện pháp giúp phòng ngừa chứng khô miệng và hơi thở có mùi hiệu quả. Theo đó, bạn cần chải răng đều đặn từ 2 – 3 lần mỗi ngày, kết hợp sử dụng chỉ tơ nha khoa/ máy tăm nước cùng với nước súc miệng sát khuẩn. Giữ vệ sinh răng miệng tốt còn ngăn ngừa các bệnh nha khoa hiệu quả.
  • Để phòng ngừa tình trạng khô miệng cũng như tăng cường sức khỏe răng miệng, bạn nên bổ sung các thực phẩm như cam, quýt, bưởi, các loại rau xanh, sữa chua, ngũ cốc,…
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá không chỉ phòng ngừa thiểu năng nước bọt, hôi miệng mà còn giúp bảo vệ sức khỏe tổng thể. Bởi thuốc lá là tác nhân gây ra hàng loạt bệnh lý nguy hiểm
  • Hạn chế sử dụng các thức uống, thực phẩm gây khô và hôi miệng như tỏi, hành, ớt, nghệ, đồ ăn đóng hộp, món ăn, thức uống chứa nhiều đường, chất kích thích, cồn,…
  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý nguyên nhân là cách giúp phòng ngừa khô và hôi miệng hiệu quả. Bởi đa số trường hợp khô miệng kéo dài là do mắc các bệnh nội khoa cần được kiểm soát kịp thời
  • Khám và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/ lần để làm sạch các mảng bám trên răng, phòng ngừa khô và hôi miệng cũng như các vấn đề răng miệng khác.

Miệng bị khô và hôi xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc vào nguyên nhân khởi phát sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Để đảm bảo sức khỏe răng miệng cũng như chất lượng cuộc sống, bạn nên chủ động trong việc khắc phục tình trạng này trong thời gian sớm nhất. 

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Cách Trị Vàng Răng Hôi Miệng Hiệu Quả Mà Tiết Kiệm Cách Trị Vàng Răng Hôi Miệng Hiệu Quả Mà Tiết Kiệm
Cách trị vàng răng hôi miệng được nhiều người quan tâm. Bởi những tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ, giao tiếp hàng ngày mà…
Nước vo gạo có thể sử dụng kết hợp với chanh để chữa hôi miệng Cách Chữa Hôi Miệng Bằng Nước Vo Gạo – Bật Mí Mẹo Hay

Chữa hôi miệng bằng nước vo gạo là một trong những phương pháp dân gian được truyền miệng, nhận được…

lá bạc hà chữa hôi miệng Chữa Hôi Miệng Bằng Lá Bạc Hà Cực Dễ Dàng Mà An Toàn

Chữa hôi miệng bằng lá bạc hà phù hợp với những trường hợp hơi thở có mùi hôi do ăn…

Các loại kem đánh răng trị hôi miệng tốt nhất kèm giá bán

Việc tìm một loại kem đánh răng trị hôi miệng phù hợp sẽ giúp ngăn ngừa và cải thiện vấn…

hôi miệng vì sâu răng Bị hôi miệng vì sâu răng – Cách nhận biết và khắc phục

Hôi miệng có thể bị kích hoạt do nhiều nguyên nhân nhưng vì sâu răng là một vấn đề được…

Sâu răng hôi miệng: Nguyên nhân, cách điều trị dứt điểm Sâu răng hôi miệng: Nguyên nhân, cách điều trị dứt điểm

Sâu răng hôi miệng là vấn đề thường gặp, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua