Trị hôi miệng bằng mật ong công hiệu không ngờ

Trị hôi miệng bằng mật ong là mẹo đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao. Biện pháp này thích hợp với những người bị hôi miệng do vệ sinh răng miệng kém, thường xuyên ăn thực phẩm có mùi hoặc do các vấn đề ở dạ dày và nha khoa gây ra.

trị hôi miệng bằng mật ong
Mẹo trị hôi miệng bằng mật ong có cách thực hiện đơn giản và phù hợp với nhiều đối tượng

Điều trị chứng hôi miệng bằng mật ong có thật sự hiệu quả?

Từ lâu mật ong đã được tận dụng để chăm sóc da, tóc và điều trị một số vấn đề sức khỏe thường gặp. Với đặc tính dược lý đa dạng, mật ong còn được sử dụng để điều trị chứng hôi miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Mật ong có tính sát trùng, giảm viêm và kháng khuẩn mạnh, vì vậy có thể làm giảm số lượng vi khuẩn có hại trong răng miệng. Nhóm vi khuẩn này là nguyên nhân gây sưng niêm mạc họng, đau rát và làm phát sinh hơi thở có mùi.

Ngoài ra, mật ong còn có khả năng trung hòa dịch vị dạ dày và phục hồi các tế bào bị tổn thương. Sử dụng mật ong hằng ngày có thể kích thích hoạt động của cơ quan tiêu hóa, giảm viêm loét niêm mạc và hạn chế dịch vị trào ngược. Vì vậy dùng mật ong đúng cách có thể làm giảm chứng hôi miệng do trào ngược thực quản và viêm loét dạ dày – tá tràng.

trị hôi miệng bằng mật ong
Mật ong có khả năng giảm hôi miệng do các bệnh dạ dày, nha khoa và nhiễm trùng đường hô hấp trên gây ra

Với những người bị hôi miệng do nhiễm trùng đường hô hấp trên, mật ong có khả năng ức chế vi khuẩn gây hại, giảm ho, sưng họng và hạn chế tình trạng hơi thở có mùi.

Như vậy có thể thấy, mật ong có thể giảm chứng hôi miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngoài ra với đặc tính dịu nhẹ và độ an toàn cao, mẹo trị hôi miệng bằng mật ong có thể áp dụng cho cả người lớn, phụ nữ mang thai và trẻ em.

5 mẹo trị hôi miệng bằng mật ong hiệu quả bất ngờ

Mật ong chứa nhiều thành phần và đặc tính dược liệu có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên để giảm nhanh chứng hôi miệng, bạn cần tận dụng tối đa thành phần trong nguyên liệu này với 5 cách thực hiện sau:

1 .Súc miệng với mật ong ấm

Súc miệng với nước mật ong pha ấm có thể giảm hôi miệng sau 2 – 3 lần thực hiện. Mẹo chữa này khá đơn giản và an toàn nên có thể áp dụng cho trẻ bị hôi miệng do mắc các bệnh về nha khoa.

Thực hiện:

  • Hòa tan 2 thìa mật ong với 200ml nước ấm
  • Súc miệng trong khoảng 2 phút
  • Thực hiện 2 lần/ ngày (sáng và tối) sau khi đánh răng

Nếu hôi miệng đi kèm với hiện tượng chảy máu chân răng hoặc sưng nướu, bạn nên thêm ½ thìa muối vào nước mật ong ấm. Muối có đặc tính sát trùng mạnh, giúp ức chế vi khuẩn gây hại và giảm sưng viêm.

2. Kết hợp mật ong và bột quế

Ngoài việc được sử dụng để làm gia vị, quế còn được tận dụng để chăm sóc da mặt và điều trị chứng hôi miệng. Tinh dầu thơm trong quế – cinnamaldehyde có thể lấn át mùi hôi do vi khuẩn có hại trong miệng gây ra. Bên cạnh đó, quế còn có tác dụng chống viêm mạnh, giúp giảm tình trạng viêm họng và viêm chân răng.

Kết hợp bột quế và mật ong có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về nha khoa và hạn chế tối đa triệu chứng hôi miệng.

trị hôi miệng bằng mật ong
Kết hợp mật ong và bột quế giúp khử mùi hôi, giảm viêm và chảy máu chân răng

Thực hiện:

  • Trộn đều 1 thìa mật ong với nước ấm (khoảng 200ml)
  • Sau đó cho thêm ½ thìa bột quế vào và khuấy đều
  • Súc miệng 2 lần/ ngày (sáng – tối) để làm sạch khoang miệng và đem lại mùi thơm cho hơi thở

Mật ong và bột quế đều có tính ấm, nóng. Vì vậy không nên thực hiện cách này với những người đang bị nhiệt trong miệng.

3. Uống trà mật ong và gừng

Ngoài các biện pháp điều trị tại chỗ, bạn có thể áp dụng mẹo giảm hôi miệng với trà mật ong và gừng. Tương tự mật ong, gừng cũng có đặc tính chống viêm, sát trùng và kháng khuẩn mạnh. Tuy nhiên tinh dầu và các hợp chất thực vật trong gừng có tác dụng khử mùi hôi mạnh và giảm chứng buồn nôn, ợ nóng,…

Mẹo trị hôi miệng bằng mật ong và gừng thích hợp với những người bị trào ngược thực quản và viêm loét dạ dày tá tràng.

trị hôi miệng bằng mật ong
Mẹo trị hôi miệng bằng mật ong và gừng phù hợp với người bị trào ngược và viêm loét dạ dày

Thực hiện:

  • Hãm 5 lát gừng với 200ml nước sôi
  • Để nước nguội bớt thêm 2 thìa mật ong vào và khuấy đều
  • Nhấp từng ngụm để trà thẩm thấu vào niêm mạc hầu họng và thực quản

Với mẹo này, bạn có thể thực hiện khi triệu chứng phát sinh hoặc có thể áp dụng đều đặn 2 lần/ ngày (sáng và tối).

4. Chà xát mật ong trực tiếp lên chân răng

Sâu răng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ nhỏ. Với tình trạng này, bạn nên dùng mật ong chà xát nhẹ lên chân răng để tiêu diệt vi khuẩn và khử mùi hôi khó chịu. Mật ong có vị ngọt và mùi thơm dễ chịu, vì vậy có thể hạn chế hiện tượng trẻ buồn nôn và nôn ói khi thực hiện.

Thực hiện:

  • Vệ sinh răng miệng và tay sạch sẽ
  • Sau đó thoa một ít mật ong lên chân răng
  • Dùng lưỡi chà xát nhẹ trong khoảng 3 phút và súc miệng lại với nước ấm

Nếu trẻ còn nhỏ, bạn có thể dùng tay để thoa mật ong vào chân răng cho trẻ. Tuy nhiên cần vệ sinh tay với xà phòng trước và sau khi thực hiện.

5. Trị hôi miệng bằng mật ong và chanh

Mẹo trị hôi miệng bằng mật ong và chanh được khá nhiều người áp dụng vì dễ thực hiện, hiệu quả cao và chi phí thấp.

Với hàm lượng vitamin C và acid citric, chanh có tác dụng loại trừ vi khuẩn và mảng bám trong răng. Từ đó giảm mùi hôi và hiện tượng sưng viêm nướu.

trị hôi miệng bằng mật ong
Súc miệng với nước chanh mật ong giúp giảm mùi hôi, chảy máu chân răng và loại bỏ mảng thức ăn thừa

Thực hiện:

  • Hòa tan 2 thìa mật ong với 200ml nước ấm
  • Vắt ½ quả chanh vào
  • Dùng nước súc miệng 2 lần/ ngày

Ở những người bị hôi miệng do các vấn đề ở dạ dày, bạn có thể uống nước chanh và mật ong ấm vào sáng sớm để thanh lọc cơ thể và giảm cảm giác buồn nôn sau khi ăn.

Cần lưu ý gì khi trị hôi miệng bằng mật ong?

Mẹo trị hôi miệng bằng mật ong có thể đem lại kết quả khả quan trong trường hợp áp dụng đúng cách và đều đặn. Ngược lại nếu mắc sai lầm khi thực hiện, các biện pháp này có thể không đem lại cải thiện như mong đợi.

trị hôi miệng bằng mật ong
Nên vệ sinh răng miệng đúng cách để giảm nguy cơ hôi miệng

Do đó khi áp dụng, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Mẹo trị hôi miệng bằng mật ong có tác dụng chậm nên cần áp dụng đều đặn và thường xuyên.
  • Khi thực hiện cần áp dụng các biện pháp nhằm giảm nguy cơ hôi miệng như ăn uống khoa học, hạn chế đồ ăn có mùi, không hút thuốc và uống rượu bia.
  • Nếu hôi miệng do các bệnh lý tiềm ẩn, nên kết hợp mẹo chữa với các biện pháp điều trị bệnh.
  • Uống nhiều nước có thể làm loãng dịch vị trong miệng, loại bỏ vi khuẩn và hạn chế mùi hôi khó chịu.
  • Cần vệ sinh răng miệng đúng cách từ 2 – 3 lần/ ngày.
  • Sau khi ăn nên súc miệng với nước muối để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa trong kẽ răng.
  • Chủ động thăm khám bác sĩ nếu hôi miệng đi kèm với các biểu hiện bất thường.

Mẹo trị hôi miệng bằng mật ong có thể áp dụng với nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên để biện pháp này phát huy tác dụng tốt, bạn nên phối hợp với các cách chăm sóc răng miệng hợp lý và xây dựng chế độ ăn uống khoa học.

Tham khảo thêm: Cách chữa hôi miệng bằng lá ổi – 5 phút hết sạch mùi

Chia sẻ:
Miệng Bị Khô và Hôi: Nguyên Nhân và Giải Pháp Khắc Phục Miệng Bị Khô và Hôi: Nguyên Nhân và Giải Pháp Khắc Phục

Miệng bị khô và hôi xảy ra bởi nhiều nguyên nhân như thói quen hút thuốc lá, uống bia rượu,…

Ký sinh trùng gây hôi miệng Ký Sinh Trùng Gây Hôi Miệng – Thực Hư Đúng Hay Sai?

Ký sinh trùng gây hôi miệng là một trong những thông tin nổi trội trên các diễn đàn về sức…

Hôi miệng khi mang thai Bị Hôi Miệng Khi Mang Thai và Cách Chữa An Toàn Cho Mẹ

Hôi miệng khi mang thai là chuyện khó tránh khỏi trong thai kỳ. Thường xảy ra do có liên quan…

Thực phẩm gây hôi miệng Những Thực Phẩm Gây Hôi Miệng Cần Biết Để Tránh Xa

Thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi, sữa, các chế phẩm từ sữa, cà…

Đánh Răng Xong Vẫn Hôi Miệng Đánh Răng Xong Vẫn Hôi Miệng Là Vì Sao? Nha Sĩ Tư Vấn

Đánh răng xong vẫn hôi miệng có thể xảy ra do vệ sinh răng miệng không đúng cách, thói quen…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua