Thượng vị là gì, nằm ở đâu? Các vấn đề thường gặp

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Thượng vị là gì? Đây là vùng trung tâm nằm phía trên ổ bụng, đóng vai trò là nơi tạo ra hơi thở nhanh và mạnh mẽ nhất. Có thể nói đây là bộ phận khó phân biệt nhất, nhiều trường hợp có người biết đến nhưng lại mô tả rằng nó là tên gọi khác của phần bụng, tuy nhiên đó vẫn chưa phải câu trả lời hoàn toàn chính xác. Vì thế bài viết này sẽ nói rõ hơn về thuật ngữ ” thượng vị” và vị trí của nó trên cơ thể.

thượng vị là gì
Một số bệnh lý cũng có thể gây ảnh hưởng đến vùng thượng vị

Thượng vị là gì? Thượng vị (Epigastric) là vùng trung tâm phía trên của bụng ( chính xác là nằm ở vị trí trên rốn và dưới mũi xương ức)  là một trong những 9 vùng bụng cùng với quyền và trái bịnh thần kinh, vùng trái phải và thắt lưng hai bên sườn, trái phải vùng bẹn và cuối cùng là vùng rốn và mu.

thượng vị là gì? Nằm ở đâu?
Vùng thượng vị nằm ở vùng trung tâm phía trên bụng dưới xương ức và trên rốn

Trong quá trình cơ thể hít thở sẽ tạo ra nhịp điệu co – giãn ở cơ hoành có khả năng làm phẳng, di dời nội tạng đồng thời tạo chuyển động ngoài lên vùng bụng trên (vùng thượng vị). Đó là sự hội tụ của cơ hoành và cơ bụng, khi cả hai bộ cơ này (cơ hoành và cơ bụng) căng thẳng thì cùng lúc đó vùng thượng vị cũng được đẩy lên. 

Do đó mà thượng vị không được xem là một cơ hay cơ quan mà nó là một khu vực hoạt động trong đó là trực tràng và cơ hoành tạo một phần phình ra của vùng bụng trên. Nó đóng vai trò là nơi mà Heimlich Maneuver có thể tạo ra hơi thở nhanh và mạnh mẽ.

Các vấn đề thường gặp ở vùng thượng vị

Tuy vùng thượng vị không đóng vai trò là một cơ quan hay làm bất cứ hoạt động nào cho cơ thể, nhưng khi các cơ quan tại vị trí khu vực vùng thượng vị gặp vấn đề thì vùng thượng vị vẫn bị ảnh hưởng. 

Khi gặp phải những vấn đề hay nhận thấy có những thay đổi bất thường ở vùng thượng vị đó là cơ thể đang phát tín hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp trục trặc, vì thế mọi người không nên chủ quan mà phải có kế hoạch thăm khám để được tư vấn của bác sĩ điều trị bệnh kịp thời. 

Để biết thêm thông tin về những vấn đề có thể xảy ra ở vùng thượng vị liên quan tới một số bệnh lý thường gặp khác, hãy cùng tìm hiểu các triệu chứng dưới đây:

Đau thượng vị ợ hơi

Đau thượng vị ợ hơi thường xuất hiện những cơn đau âm ỉ ở vùng thượng vị kèm theo đó là triệu chứng ợ hơi. Đây là biểu hiện ban đầu của các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa và hô hấp, tuy vậy chỉ là mức độ nhẹ ban đầu nhưng bệnh nhân cũng nên cảnh giác vì có một số trường hợp đau thượng vị ợ hơi cũng là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm khác.

Tùy theo mức độ nặng, nhẹ mà mỗi người sẽ chịu những ảnh hưởng khác nhau. Nhưng nếu bệnh nhân luôn phải đối mặt với cảm giác đau âm ỉ, quặn đau từng cơn với tần suất xảy ra thường xuyên và liên tục thì bệnh nhân cần lưu ý về mức độ nghiêm trọng hiện tại của bệnh trạng đang mình đang mắc phải để có kế hoạch thăm khám và điều trị kịp

Đau thượng vị dạ dày

Tương tự như chứng đau thượng vị ợ hơi, đau thượng vị dạ dày cũng là triệu chứng cảnh báo về chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở nhiều người. Người mắc chứng đau thượng vị dạ dày thường có cảm giác đau âm ỉ, quặn thắt ở khu vực vùng thượng vị, tùy theo bệnh trạng mà cơn đau có thể kéo dài vài tiếng hay thậm chí là cả ngày.

Khi gặp phải triệu chứng đau thượng vị dạ dày, bệnh nhân nên theo dõi bệnh trạng thường xuyên, vì rất có thể bản thân đang mắc các bệnh về: viêm loét dạ dày, viêm hang vị dạ dày, nhiễm khuẩn HP hay thậm chí là ung thư dạ dày.

Nóng rát vùng thượng vị 

Cảm giác nóng rát vùng thượng vị xuất phát từ việc dịch vị acid trong dạ dày tiết ra nhiều làm kích thích niêm mạc dạ dày, đồng thời gây ra cảm giác đau nóng rát thượng vị kèm theo triệu chứng buồn nôn và nôn, no nhanh và biếng ăn, điều này khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, mất ăn mất ngủ.

Nóng rát vùng thượng vị có thể xuất hiện khi đói hoặc sau khi ăn quá no, thức ăn không được co bóp và tiêu hóa sẽ dự trữ ở dạ dày, lâu ngày gây tác động sinh ra các triệu chứng khác như: đau bụng, chướng bụng, khó tiêu,…

Đau thượng vị buồn nôn

Khi mắc chứng đau thượng vị buồn nôn chứng tỏ cơ thể đang gặp tổn thương ở dạ dày hoặc đại tràng. Dấu hiệu nhận biết là tình trạng đau nhức, khó chịu giữa hai khung xương sườn, vùng bụng trên rốn và chỉ đau ở một vị trí trung tâm mà không lan sang hai bên, kèm theo đó là triệu chứng buồn nôn và nôn. Tình trạng này thường bắt gặp phổ biến ở những người trẻ và nhiều nhất là nam giới.

Những vấn đề thường gặp ở vùng thượng vị là xuất phát từ đâu?

Như đã nói chứng đau thượng vị là do ảnh hưởng của các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, thường xảy ra với các bệnh nhân có tiền sử về bệnh đại tràng, vấn đề về gan hay mắc chứng rối loạn tiêu hóa. 

Bên cạnh còn có các nguyên nhân khác gây ra đau vùng thượng vị:

Ảnh hưởng của bệnh viêm loét dạ dày

Phần lớn các bệnh nhân có cảm giác đau dữ dội ở vùng thượng vị đi khám đều được chẩn đoán là do ảnh hưởng của bệnh lý viêm loét dạ dày. Trường hợp này xảy ra khi thức ăn đi vào dạ dày nhưng không được tiêu hóa kích thích dịch vị tiết ra nhiều hơn gây viêm loét dạ dày đồng thời gây ra những cơn đau dữ dội, âm ỉ từng cơn kèm theo dấu hiệu co thắt vùng thượng vị.

Bệnh lý của gan- mật

Khi túi mật hay hệ thống dẫn mật gặp vấn đề thì thượng vị cũng không tránh khỏi cảm giác đau đớn dữ dội, bởi vì gan nằm ở vị trí từ trái sang dưới vùng xương ức. Vì thế khi cơ thể mất các bệnh lý về gan như u gan, xơ gan hay các bệnh về mật như sỏi mật, polyp túi mật,.. Sẽ gây triệu chứng đau vùng thượng vị từng cơn.

Thượng vị là gì? Các vấn đề thường gặp
Đau vùng thượng vị do ảnh hưởng của bệnh lý gan – mật

Bệnh về đại tràng

Bệnh lý viêm đại tràng thường là nguyên nhân gây đau thượng vị từng cơn, ngoài những cảm giác khó tiêu, đầy bụng còn kèm theo triệu chứng ợ hơi chướng bụng hay đi ngoài nhiều lần cũng khiến cho cơ thể dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, kiệt sức.

Thượng vị là gì? Các vấn đề thường gặp
Người mắc bệnh viêm đại tràng thường có triệu chứng đau vùng thượng vị

Thêm vào đó, bệnh còn do tác động của các loài vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày, nhiễm ký sinh trùng, giun sán,… Gây viêm nhiễm, tổn thương các cơ quan ở vùng thượng vị gây.

Do mang thai

Đối với nguyên nhân này triệu chứng đau vùng thượng vị chỉ thuộc mức độ nhẹ do thỉnh thoảng bị ảnh hưởng của hiện tượng trào ngược axit và áp lực lên vùng bụng nên gây ra cảm giác đau.

Người mang thai cũng có triệu chứng đau vùng thượng vị
Khi mang thai vùng thượng vị thường có dấu hiệu đau quặn từng cơn

Ngoài ra, đau vùng thượng vị cũng chịu ảnh hưởng của một số nguyên nhân khác như:

  • Dung nạp thức ăn quá nhiều: Trong một bữa ăn nếu dung nạp cùng lúc một lượng thức ăn quá lớn sẽ khiến dạ dày mở rộng ra hơn mức bình thường để chứa thức ăn, do ở tình trạng vượt mức nên hiệu quả hoạt động của dạ dày cũng không được đảm bảo. Từ đó sẽ gây áp lực lên các cơ quan xung quanh, đồng thời gây đau vùng thượng vị.
  • Sử dụng quá nhiều rượu, bia: Uống quá nhiều rượu, bia gây ảnh hưởng xấu đến niêm mạc dạ dày là nguyên nhân gây đau vùng thượng vị. Ngoài ra, dung nạp quá nhiều các chất độc hại này trong thời gian dài, sẽ hình các bệnh lý về gan cũng như các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa.
  • Do áp lực, căng thẳng: Do đặc tính công việc nhiều người phải luôn đối mặt với áp lực công việc khiến tinh thần bị giảm sút, ăn uống cũng không còn cảm giác ngon miệng dẫn đến chán ăn, bỏ bữa lâu dần sẽ tạo thành thói quen. Đây là lý do khiến cơn đau thượng vị có cơ hội xuất hiện thậm chí là với tần suất ngày càng nhiều.

Thượng vị là gì? Làm gì khi bị đau vùng thượng vị?

Sau khi tìm hiểu các nguyên nhân gây đau vùng thượng vị thì có thể rút ra kết luận đau vùng thượng vị không chỉ đơn thuần là triệu chứng của các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa mà còn là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng cơ thể đang mắc các bệnh nguy hiểm khác. Vì thế lời khuyên cho những ai mắc chứng đau vùng thượng vị với tần suất  liên tục, kéo dài thì nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Đối với tình trạng bệnh vừa xuất hiện ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể tham khảo điều trị bằng các phương pháp sau:

  • Giảm đau bằng tinh bột nghệ,mật ong: nghệ có chứa hoạt chất curcumin giúp làm lành vết thương, điều tiết axit trong dạ dày, trong khi đó mật ong có tác dụng nuôi dưỡng, hỗ trợ làm lành vết thương, gây ức chế acid dịch vị dạ dày. Vì thế việc kết hợp nghệ và mật ong sẽ có công dụng giảm đau hiệu quả
  • Dùng gừng tươi: dựa vào chức năng kháng viêm và tính chống oxy hóa mạnh, gừng có tác dụng xoa dịu cơn đau hiệu quả
  •   Sử dụng chuối hột: chuối hột có công dụng đào thải độc tố, sát trùng,… Vì thế rất tốt trong việc trị viêm loét dạ dày làm giảm các cơn đau thượng vị hiệu quả.

Một số phương pháp phòng ngừa chứng đau thương vị

Ngoài việc chữa bệnh, mọi người cần thực hiện các phương pháp phòng tránh bệnh đau thượng vị bằng các lưu ý sau:

  • Loại bỏ ngay thói quen nhịn ăn sáng, bỏ bữa 
  • Tránh xa các loại thức uống, các chất kích thích  có hại cho sức khỏe: rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…
  • Không ăn quá nhiều thực phẩm cay, nóng có hại cho hệ tiêu hóa
  • Ăn uống phải đúng giờ đúng giấc, không ăn quá trễ, loại bỏ thói quen thức khuya, dậy trễ
  • Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh rơi cảm xúc tiêu cực hay quá căng thẳng
  • Tránh việc lạm dụng quá nhiều thuốc giảm đau mà chưa có sự cho phép của bác sĩ

Bài viết cung cấp thông tin về vùng thượng vị là gì và các vấn đề thường gặp. Để chứng đau thượng vị không còn là nỗi ám ảnh của bản thân và gia đình. Mọi người phải thường xuyên theo dõi, cảnh giác tuyệt đối không lơ là chủ quan với bất kỳ dấu hiệu bệnh nào. Khi phát hiện cơ thể có những triệu chứng bất thường nên tìm hiểu và đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Viêm xung huyết hang vị dạ dày có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào cho hiệu quả?
Viêm xung huyết hang vị dạ dày cần được xác định, điều trị sớm và đúng cách. Bởi bệnh lý…
Bụng Nóng Cồn Cào Là Bị Gì? Làm Sao Hết?
Bụng nóng cồn cào có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, chẳng hạn như…
Củ nghệ độc chữa đau dạ dày Củ nghệ độc chữa đau dạ dày được không? (nghệ trắng)
Dùng củ nghệ độc (nghệ trắng) chữa đau dạ dày là một trong những cách nổi lên gần đây bên…
đau dạ dày ăn được quả su su không Người đau dạ dày có ăn được quả su su không?
Su su là loại rau củ có hàm lượng dưỡng chất cao, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên người bị…
Dạ Dày Nằm Ở Đâu? Vị Trí Của Bao Tử Trong Ổ Bụng

Tìm hiểu "dạ dày nằm ở đâu" không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể mình mà còn…

bệnh trĩ kiêng gì Bệnh trĩ kiêng gì trong sinh hoạt, ăn uống? Muốn khỏi phải biết

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ là do chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt thiếu…

NS Thu Hà chia sẻ về nỗi khổ khi bị bệnh Hành trình NS Thu Hà CHỮA KHỎI viêm hang vị, trào ngược dạ dày và Hội chứng ruột kích thích tại THUỐC DÂN TỘC

Mất ăn mất ngủ vì phải sống chung với bệnh viêm hang vị và trào ngược dạ dày mấy năm…

Mổ ruột thừa bao lâu thì lành hẳn & sinh hoạt bình thường?

Viêm ruột thừa thường gây nên những cơn đau nhức và khó chịu ở vùng bụng. Cách duy nhất để…

Cắt trĩ bằng phương pháp Milligan Morgan – Quy trình & Chi phí

Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp Milligan Morgan là biện pháp mổ mở kinh điển, giúp chữa trị bệnh…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua