Đau vùng thượng vị về đêm là bệnh gì, nguy hiểm không?
Đau vùng thượng vị về đêm là triệu chứng thường gặp khi mắc các bệnh lý ở đường tiêu hóa như viêm dạ dày thực quản, hội chứng GERD, bệnh về túi mật hoặc nhiễm giun sán. Đôi khi, đây còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng hơn cần được điều trị y tế khẩn cấp, nguy hiểm nhất là ung thư dạ dày.
Đau vùng thượng vị về đêm là bệnh gì?
Đau thượng vị là tình trạng rất thường gặp sau khi ăn quá no hay vận động mạnh ngay sau khi ăn. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể thường xuyên kích hoạt lúc về đêm.
Đau vùng thượng vị về đêm có thể là dấu hiệu cảnh bảo rằng bạn đang sống chung với các vấn đề sức khỏe cần sớm phát hiện. Một số bệnh lý dưới đây được cho là có liên quan trực tiếp đến sự kích hoạt của triệu chứng này.
1. Viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý phổ biến nhất về đường tiêu hóa. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do chế độ ăn uống, sinh hoạt kém khoa học, hay do hội chứng Zollinger-Ellison.
Bệnh lý này có thể khiến vùng thượng vị bị đau tức ngay cả khi đói hoặc khi no. Trong nhiều trường hợp triệu chứng này sẽ được kích hoạt mạnh mẽ hơn vào ban đêm.
Ngoài ra, bạn hãy chú ý thêm về các triệu chứng khác đi kèm. Điển hình như cảm giác buồn nôn, thường xuyên ợ hơi, khó chịu, nóng rát khắp vùng bụng…
2. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản còn được biết đến với tên gọi khác là hội chứng GERD. Đây cũng là một trong những nguyên nhân rất thường gặp khiến cho bạn bị đau vùng thượng vị vào ban đêm.
Nguyên nhân trực tiếp khiến bệnh khởi phát là bởi van thực quản suy yếu tạo điều kiện cho dịch vị dạ dày dễ dàng đi qua và trào ngược lên phía trên. Tình trạng này xảy ra phổ biến nhất là khi dạ dày tăng tiết acid dịch vị.
Ngoài việc gây ra tình trạng đau vùng thượng vị về đêm thì hội chứng GERD còn đi kèm với những dấu hiệu khác. Có thể kể đến như ợ nóng, ợ hơi, khó tiêu, đầy bụng…
3. Viêm thực quản
Đây là bệnh lý tương đối phổ biến, thường phát sinh khi lớp lót tại niêm mạc thực quản bị tấn công bởi các phản ứng viêm. Bệnh viêm thực quản rất hay bị nhầm lẫn với hội chứng GERD bởi triệu chứng của chúng có nhiều đặc điểm tương đồng.
Khi mắc bệnh lý này thì bạn cũng có thể dễ gàng gặp phải hiện tượng đau tức vùng thượng vị về đêm. Cùng với đó có thể là một số triệu chứng khác như gặp khó khăn khi ăn uống, đau tức lan tỏa cả vùng ngực.
Bệnh viêm thực quản nếu không sớm phát hiện sẽ diễn tiến rất phức tạp và có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm. Ví dụ như tăng nguy cơ loét thực quản, hình thành khối u ác tính ngay tại cơ quan này.
Tìm hiểu chi tiết: Bệnh viêm thực quản – Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
4. Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích là thuật ngữ mô tả tình trạng rối loạn chức năng của ruột. Yếu tố tâm lý và chế độ dinh dưỡng kém khoa học được các chuyên gia cho rằng là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này.
Thông thường, người bệnh sẽ bị đau ở vùng hạ vị cùng hố chậu trái. Tuy nhiên cơn đau đôi khi có thể lan tỏa lên vùng thượng vị, nhất là về đêm. Ngoài ra, các triệu chứng khác như nóng thượng vị, buồn nôn… cũng có thể đi kèm.
Bên cạnh đó, một số biểu hiện toàn thân như đau đầu, mệt mỏi, tiểu nhiều, tức ngực, chóng mặt… cũng được cho là có thể liên quan đến hội chứng ruột kích thích. Hiện trạng này thường không gây nguy hiểm nhưng rất khó điều trị triệt để.
5. Vấn đề về túi mật
Túi mật gặp phải tổn thương cũng có thể khiến bạn bị đau vùng thượng vị về đêm. Trong đó, bệnh viêm đường dẫn mật được cho là bệnh lý phổ biến nhất.
Viêm đường dẫn mật là hiện tượng ống dẫn mật bị nhiễm trùng. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh là đau ở vùng hạ sườn lan dần xuống thượng vị, tăng thân nhiệt, khó tiêu, buồn nôn, nước tiểu vàng…
Đây là một bệnh lý nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề nếu không can thiệp đúng cách và kịp thời. Nếu có triệu chứng tương tự, bạn nên thăm khám sớm để tránh bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường ở đường tiêu hóa.
6. Viêm tụy cấp
Tuyến tụy chính là cơ quan nằm cạnh ruột non và dạ dày, ngay tại vùng thượng vị. Bệnh viêm tụy cấp là tình trạng tuyến tụy bị các phản ứng viêm tấn công một cách đột ngột. Nguyên nhân có thể là do sỏi mật, rối loạn miễn dịch, nhiễm trùng hay dùng quá nhiều rượu trong thời gian kéo dài.
Cơn đau do bệnh viêm tụy cấp thường khởi phát ngay tại vùng thượng vị, mức độc có thể nặng hơn về đêm. Sau đó tình trạng đau tức sẽ lan tỏa ra cả vùng lưng. Đồng thời các triệu chứng khác như tim đập nhanh, sốt, buồn nôn, đầy bụng có thể sẽ đi kèm…
7. Nhiễm giun sán
Nhiễm giun sán hay ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân rất phổ biến khiến bạn bị đau vùng thượng vị vào ban đêm. Bởi lúc chúng ta đang chìm vào giấc ngủ lại chính là thời điểm mà giun sán và ký sinh trùng hoạt động mạnh mẽ nhất.
Các cơn đau vùng thượng vị về đêm do nhiễm giun sán thường biểu hiện một cách quặn thắt, rất khó chịu. Giun càng hoạt động mạnh thì bạn sẽ càng cảm thấy đau nhức dữ dội.
8. Ung thư dạ dày
Đây cũng là một trong những bệnh lý được cho là liên quan trực tiếp đến triệu chứng đau vùng thượng vị về đêm. Sự xuất hiện của các khối u ác tính sẽ khiến cho dạ dày tăng tiết acid, đồng thời đẩy chúng lên thực quản…
Ngoài triệu chứng đau thượng vị thì ung thư dạ dày còn gây ra rất nhiều vấn đề khác. Trong đó có buồn nôn, ợ hơi, đi ngoài phân đen, nuốt nghẹn… Đây là bệnh lý nguy hiểm có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng nếu không được can thiệp kịp thời.
Xem thêm: Cảnh giác với các triệu chứng bệnh Ung thư dạ dày
9. Bệnh về gan
Một số bệnh về gan như u gan, viêm gan hay áp xe gan cũng là nguyên nhân gây ra những cơn đau ở vùng thượng vị về đêm. Trong đó, tình trạng áp xe gan được cho là vấn đề phổ biến nhất.
Áp xe gan là tình trạng nhiễm trùng tại mô gan sâu do nhiễm ký sinh trùng, nhiếm khuẩn hoặc vi nấm. Đây là bệnh lý có mức độ nguy hiểm cao, đồng thời gây ra các triệu chứng nặng nề.
Bạn có thể nhận biết bệnh áp xe gan thông qua các dấu hiệu như: Đau tức vùng gan lan rộng xuống phía vùng bụng, ấn vào sườn sẽ thấy đau đớn đột ngột, người ớn lạnh, sốt cao, da vàng…
10. Hội chứng Zollinger-Ellison
Đây là một trong những hội chứng thường gặp đặc trưng bởi sự xuất hiện của các khối u tiết gastrin ngay tại tuyến tụy và tá tràng. Trường hợp nồng độ gastrin được sản sinhq úa mức sẽ khiến cho dạ dày tăng tiết acid. Chính điều này đã làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng hay trào ngược dạ dày.
Các triệu chứng của hội chứng Zollinger-Ellison thường biểu hiện không rõ ràng và đặc trưng. Một trong số đó là hiện tượng đau tức thượng vị về đêm. Ngoài ra, các dấu hiệu khác như chán ăn, cảm giác buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy… cũng có thể liên quan.
Đau vùng thượng vị về đêm có nguy hiểm không?
Đau vùng thượng vị vào ban đêm chính là triệu chứng cảnh bảo rất nhiều bệnh lý khác nhau. Mỗi bệnh lý đều mang lại những rủi ro tiềm ẩn khi không được điều trị sớm.
Đặc biệt, nếu triệu chứng đau thượng vị về đêm xuất phát từ các bệnh lý như ung thư dạ dày, viêm tụy cấp, áp – xe gan… thì sẽ rất nguy hiểm. Bởi những bệnh lý này đều rất dễ gây ra các biến chứng nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng bất cứ lúc nào.
Trong khi đó, các bệnh lý như viêm thực quản, viêm dạ dày tá tràng, hội chứng ruột kích thích… thường sẽ diễn tiến chậm và có thể được kiểm soát tốt khi điều trị đúng theo phác đồ, giúp giảm thiểu sự xuất hiện của các cơn đau thượng vị về đêm. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan bởi những hệ quả khó lường cũng có thể phát sinh nếu bệnh không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời.
Cách xử lý khi bị đau vùng thượng vị về đêm
Đau thượng vị về đêm là tình trạng rất dễ gặp nhưng bạn tuyệt đối không được phép chủ quan. Biết cách xử lý sẽ giúp bảo vệ an toàn cho sức khỏe, tránh những vấn đề không mong muốn phát sinh.
1. Mẹo giảm đau thượng vị vào ban đêm tạm thời
Nếu cơn đau ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tạm thời để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ:
- Uống nước gừng ấm: Lấy vài lát gừng tươi đem đi rửa sạch rồi pha với nước nóng và chờ đến khi nước vừa ấm thì uống. Có thể nhai cả bã gừng để nhận được kết quả tốt hơn.
- Nước mật ong: Thức uống này có thể đáp ứng trong trường hợp niêm mạc dạ dày hay đường tiêu hóa bị tổn thương. Uống 1 ly mật ong pha nước ấm sẽ ức chế nhanh triệu chứng đau vùng thượng vị về đêm.
- Dùng trà hoa cúc hoặc trà bạc hà: Chúng giúp thư giãn cơ trơn thực quản và dạ dày nhằm hạn chế tình trạng đau vùng thượng vị về đêm và trào ngược acid dạ dày.
- Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây vào chế độ ăn mỗi ngày: Chất xơ có trong nhóm thực phẩm này sẽ giúp trung hòa dịch vị dạ dày, đồng thời hạn chế tình trạng tăng tiết acid quá mức.
Ngoài ra, để ngăn ngừa tình trạng đau thượng vị tái phát vào ban đêm, bạn nên chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng như tập luyện khoa học. Điều này không chỉ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn mà còn tránh nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe khác.
Bỏ túi ngay: 10 mẹo chữa đau thượng vị dạ dày hiệu quả tức thì
2. Thăm khám bác sĩ
Bạn nên chủ động tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ khi nhận thấy các dấu hiệu sau đây:
- Đau vùng thượng vị kéo dài với mức độ tăng dần theo thời gian
- Nôi ói kèm theo máu tươi hay dịch màu nâu
- Tức ngực, khó thở, rối loạn nhịp tim
- Vã mồ hôi, choáng váng, ngất xỉu
- Huyết áp tăng/giảm bất thường
- Thân nhiệt tăng cao vượt mức 39°C.
Nhìn chung, tình trạng đau vùng thượng vị về đêm dù do bệnh lý nào gây nên thì cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Bạn cần chú ý theo dõi sát sao và chủ động thăm khám sớm nhằm phát hiện, điều trị kịp thời các vấn đề liên quan.
Bạn nên tìm hiểu thêm
- Đau thượng vị buồn nôn là dấu hiệu của bệnh gì? Cách điều trị
- Đau Thượng Vị Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Giảm Đau Mau Khỏi?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!