Viêm nang lông ở mặt – Triệu chứng và cách trị dứt điểm bằng thảo dược
Viêm nang lông ở mặt là một dạng viêm da gây các triệu chứng ngứa rát, khó chịu. Đặc biệt viêm lỗ chân lông ở mặt rất dễ nhiễm trùng, bội nhiễm, nổi mụn mủ và để lại sẹo nếu không điều trị hiệu quả. Bệnh không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn khiến người bệnh tự ti về ngoại hình.
Viêm nang lông ở mặt là gì?
Viêm nang lông ở mặt là tình trạng nang lông ngay tại vùng da mặt bị các phản ứng viêm tấn công do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn hay vi nấm.
Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, kể cả người lớn và trẻ em. Tổn thương viêm nang lông dạng này rất dễ bị nhầm lần với tình trạng mụn trứng cá. Chính vì vậy, bạn cần tìm hiểu rõ chứng viêm nang lông ở mặt để có thể sớm phát hiện và điều trị đúng biện pháp.
Triệu chứng viêm lỗ chân lông ở mặt
- Xuất hiện các cụm mụn màu đỏ hoặc có đầu trắng ở xung quanh vùng nang lông.
- Có thể xuất hiện mụn nước khi bệnh dần tiến triển.
- Vùng da bị tổn thương ngứa rát, khó chịu.
- Da mặt của bạn có thể bị đau và sưng lên.
Những triệu chứng trên đây có thể sẽ giống với một số vấn đề ngoài da khác. Bạn cần sớm thăm khám để bác sĩ chẩn đoán hiện trạng đang gặp phải và đưa ra liệu pháp khắc phục phù hợp.
Nguyên nhân gây viêm nang lông ở mặt
Sự tấn công của các loại virus, nấm hay vi khuẩn, thường gặp nhất là nhóm tụ cầu khuẩn là nguyên nhân chính gây ra viêm nang lông ở mặt.
Ngoài ra, còn một số yếu tố nguy cơ có khả năng khởi phát tổn thương viêm nang lông:
- Cạo lông mặt hay cạo râu quá sát, gây tổn thương viêm nhiễm, tác động xấu đến hoạt động của nang lông;
- Khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh đều có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của bệnh;
- Những người có hệ miễn dịch yếu thường có nguy cơ cao hơn để bị viêm nang lông. Điều này bao gồm những người mắc các bệnh mãn tính như bệnh bạch cầu, tiểu đường hoặc bệnh nhân nhiễm HIV;
- Vệ sinh và chăm sóc da mặt không đúng cách khiến bụi bẩn và các chất kích ứng có thể tích tụ trên da, tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn và tác nhân gây bệnh phát triển.
- Các yếu tố khác như:
- Tiền sử bị viêm da, mụn trứng cá
- Dùng thuốc kháng sinh, kem chữa steroid
- Rửa mặt quá lâu với nước nóng
- Lông mọc ngược
- Lạm dụng mỹ phẩm
=> ĐỪNG BỎ QUA: Viêm Nang Lông Có Tự Hết Không? Bao Lâu Thì Khỏi?
Viêm nang lông ở mặt có nguy hiểm không?
Bị viêm lỗ chân lông ở mặt nếu như được điều trị hiệu quả ngay từ đầu sẽ phục hồi da được hoàn toàn. Trường hợp chủ quan không điều trị hoặc điều trị sai cách khiến tình trạng viêm nhiễm ngày càng nặng và dẫn đến các biến chứng như:
- Nhiễm trùng tái phát hay lây lan trên diện rộng.
- Xuất hiện nhọt dưới da.
- Lớp nang lông bị phá hủy.
- Da mặt tổn thương vĩnh viễn.
Hướng dẫn cách chữa viêm nang lông ở mặt hiệu quả
Tùy thuộc vào mức độ bệnh và tình trạng tổn thương trên da mặt mà sẽ có biện pháp khắc phục tương thích. Đối với bệnh viêm nang lông ở mặt việc điều trị cần cân nhắc đến yếu tố an toàn.
Có 3 phương pháp điều trị chính hiện nay gồm:
1. Cách trị viêm nang lông ở mặt tại nhà
Các biện pháp tại nhà dưới đây có thể giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng viêm nang lông ở mặt:
- Giữ vùng bị viêm sạch sẽ: Vệ sinh da kỹ lưỡng bằng sữa rửa mặt nhẹ và không gây kích ứng. Hạn chế việc chà mạnh hoặc cọ quá mạnh lên vùng bị viêm để tránh làm tổn thương da.
- Chườm ấm: Sử dụng khăn sạch hoặc túi chườm ấm áp lên vùng bị da mặt viêm. Cách đơn giản này giúp làm nở lỗ chân lông và xoa dịu kích ứng.
- Không cào gãi: Tuyệt đối không cào gãi mạnh hay chà xát lên vùng da bị viêm nang lông để tránh gây bội nhiễm.
- Tận dụng dược liệu tự nhiên: Các loại phổ biến như dầu dừa, mật ong, nước chanh, nha đam, bột yến mạch…
2. Sử dụng thuốc tân dược
Toa thuốc có thể bao gồm cả thuốc điều trị tại chỗ kết hợp với thuốc uống. Bao gồm:
- Thuốc bôi tại chỗ: Chủ yếu là kem bôi có tác dụng diệt vi khuẩn, vi nấm, kháng viêm và giảm ngứa như Metronidazole, Clindamycin, Kem chứa Steroid…
- Kháng sinh dạng uống: Sử dụng trong trường hợp viêm nang lông có biểu hiện nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Các loại kháng sinh sẽ được chỉ định theo phác đồ phù hợp với tác nhân và tình trạng bệnh cụ thể. Một số loại được dùng phổ biến gồm: Dicloxacillin, Cephalexin, Minocycline, Ciprofloxacin, Levofloxacin, Doxycyclin…
- Thuốc kháng viêm: Chẳng hạn như Ibuprofen hay Acetaminophen để giảm viêm, cải thiện triệu chứng…
Tuân thủ các chỉ định dùng thuốc của bác sĩ để tránh gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn.
=> XEM NGAY: Kinh Nghiệm Trị Viêm Nang Lông Lâu Năm Thành Công
Chăm sóc và dự phòng tái phát viêm nang lông ở mặt
- Vệ sinh da mặt kỹ lưỡng, tránh để mồ hôi bám quá lâu trên da, thường xuyên tẩy tế bào chết mỗi tuần 2 lần để da được thông thoáng.
- Hạn chế tránh cạo râu hay cạo lông mặt, vệ sinh da sạch sẽ, dưỡng ẩm da sau khi cạo.
- Không nên gãi hay chà xát, thậm chí là sờ tay lên mặt khi da mặt đang bị viêm nang lông.
- Tránh lạm dụng mỹ phẩm nhất là các loại kem nền, phấn nền.
- Bôi kem chống nắng bảo vệ da khi ra ngoài.
- Không nên dùng chung khăn mặt hay đồ vệ sinh cá nhân với người khác.
- Nên bổ sung đủ nước, ăn nhiều rau củ quả mỗi ngày để đảm bảo độ ẩm tự nhiên cho da.
- Chọn sản phẩm vệ sinh da, dưỡng da an toàn.
Viêm nang lông ở mặt không phải là vấn đề phức tạp nếu bạn sớm phát hiện và điều trị. Tốt nhất khi da mặt có những biểu hiện khác thường, bạn nên sớm thăm khám để bác sĩ có biện pháp can thiệp kịp thời. Hãy liên hệ với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc để được bác sĩ YHCT đầu ngành tư vấn điều trị bệnh hiệu quả.
Tham khảo thêm
- Bị Viêm Nang Lông Nên Tắm Bằng Gì Nhanh Khỏi Nhất?
- Viêm Nang Lông Ở Ngực: Nguyên Nhân và Cách Trị Nhanh
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!