Viêm Nang Lông Có Tự Hết Không? Bao Lâu Thì Khỏi?
Viêm nang lông không phải bệnh lý quá nguy hiểm. Đa số trường hợp nhẹ bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Vậy mất bao lâu thì khỏi và chữa bằng cách nào hiệu quả?
Viêm nang lông có tự hết không? Mất bao lâu?
Viêm nang lông hay còn được gọi là viêm lỗ chân lông. Tình trạng này xảy ra khi các nang lông xuất hiện phản ứng viêm do sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus, nấm… hoặc do rối loạn nội tiết tố.
Tổn thương viêm nang lông là các triệu chứng như nổi các nốt sần đỏ, mưng mủ đầu trắng, mụn nhọt, kèm theo đó là da khô ráp, ngứa ngáy khó chịu. Các vị trí dễ bị viêm nang lông nhất là tay, chân, mặt, đầu, nách, mông, vùng kín…
Vậy viêm nang lông có tự hết được không? Bệnh viêm nang lông CÓ THỂ tự khỏi trong trường hợp bệnh nhẹ và không có dấu hiệu nhiễm trùng. Tuy nhiên, khả năng tự khỏi của bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nguyên nhân gây ra bệnh, tình trạng sức khỏe cá nhân và cách tự chăm sóc tại nhà.
Nên với những những trường hợp viêm nhiễm nặng, tiến triển mãn tính tái đi tái lại thường xuyên sẽ không thể tự khỏi. Bắt buộc phải can thiệp điều trị bằng các biện pháp chuyên sâu theo chỉ định của bác sĩ.
Đối với thể nhẹ có thể khỏi sau 3 – 5 ngày, riêng còn những trường hợp nặng thời gian điều trị thường lâu hơn, kéo dài từ 2 – 3 tuần, thậm chí là 1 – 2 tháng.
=> XEM NGAY: Vì sao mùa đông hay bị viêm lỗ chân lông? Cách trị
Bị viêm nang lông khi nào cần gặp bác sĩ?
- Da khô ráp, sần sùi, ngứa ngáy, bên dưới các nang lông là dịch mủ tích tụ, kích thước lớn nhỏ khác nhau.
- Kèm theo đó là các ổ mụn nhọt, ổ gà, đinh râu…
- Các nhọt sưng đỏ, căng cứng, có đầu trắng bên trong và gây đau nhức.
- Khi nhọt vỡ khiến dịch mủ chảy ra xung quanh các nang lông.
3 Cách điều trị bệnh viêm nang lông hiệu quả
Dưới đây là 3 phương pháp trị viêm nang lông hiệu quả được áp dụng phổ biến:
1. Dùng thuốc trị viêm nang lông
Các loại thuốc thường dùng gồm:
- Các loại dung dịch sát khuẩn: như Povidon lod 10%, dung dịch Chlorhexidine 4% và Heximidine 0.1%.
- Thuốc bôi tại chỗ: Gồm một số loại thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, trị nấm, trị ký sinh trùng, kháng virus, thuốc bôi chứa Benzoyl peroxide, kem bôi Permethrin…
- Thuốc uống toàn thân: Những trường hợp viêm nang lông nặng, tái phát thường xuyên sẽ được chỉ định dùng thuốc đường uống.
2. Trị viêm nang lông theo Đông y
Ngoài Tây y, Đông y cũng là một trong những phương pháp điều trị viêm nang lông hiệu quả được nhiều người áp dụng. Các bài thuốc trị viêm nang lông theo Đông y thường được điều chế dưới dạng thuốc bôi, thuốc uống hoặc thuốc ngâm rửa tại chỗ.
Điều trị viêm nang lông theo Đông y cần được chỉ định bởi chuyên gia, bác sĩ có kinh nghiệm. Không nên tự ý kết hợp thuốc Tây và Đông y khi chưa có sự cho phép của bác sĩ để tránh gây tương tác thuốc có hại cho sức khỏe.
3. Chăm sóc tại nhà
Dưới đây là một số cách trị viêm nang lông tại nhà đơn giản bạn có thể áp dụng:
- Vệ sinh da: Rửa vùng bị viêm nang lông hàng ngày bằng xà phòng nhẹ và nước ấm. Sau đó, lau khô nhẹ bằng khăn sạch để tránh làm tổn thương nang lông.
- Rửa bằng nước muối ấm: Pha dung dịch nước muối để rửa lên vùng bị viêm nang lông. Cách này có thể giúp làm sạch và kháng khuẩn.
- Không tác động lên tổn thương: Các tác động như cào gãi, nặn mụn mủ, nhổ lông tóc tại vùng da bị viêm có thể làm tổn thương nang lông ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Chườm ấm: Chườm một khăn ấm lên vùng viêm nang lông trong khoảng 10-15 phút mỗi ngày. Điều này có thể giúp giảm sưng và đau.
- Tránh mặc áo quần chật: Để giảm áp lực và ma sát lên vùng bị viêm nang lông, hãy mặc áo quần thoải mái, chất liệu thấm hút mồ hôi.
- Sinh hoạt khoa học: Uống đủ nước và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm nguy cơ viêm nang lông.
- Tránh sử dụng các sản phẩm chứa chất kích ứng: Nếu bạn nhận thấy sản phẩm dưỡng tóc hoặc da gây kích ứng da, hãy ngừng sử dụng chúng và thử sản phẩm khác.
Tóm lại, viêm nang lông có tự hết không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như mức độ bệnh, cơ địa, khả năng đáp ứng thuốc… của người bệnh. Khuyến khích người bệnh nên đến bệnh viện, cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời ngay từ giai đoạn đầu.
Tham khảo thêm
- 11 mẹo làm thông thoáng lỗ chân lông ngừa viêm, mụn
- Phác Đồ Điều Trị Viêm Nang Lông (Folliculitis) Mới Nhất
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!