Cách Nằm Giảm Đau Bao Tử Hiệu Quả – Tư Thế Đơn Giản
Khi bệnh bao tử tái phát vào ban đêm, việc tìm kiếm cách nằm giảm đau có thể là một giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả. Điều chỉnh tư thế nằm không chỉ giúp giảm bớt cảm giác khó chịu mà còn cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người bệnh.
Vì sao cơn đau dạ dày lại xuất hiện nhiều vào ban đêm?
Cơn đau dạ dày lúc nửa đêm thường xuất hiện vào thời điểm 1 – 2 giờ sáng, sau đó lặp đi lặp lại lúc âm ỉ lúc dữ dội. Lý do vì acid dạ dày tăng tiết và có thể trào ngược lên thực quản khi ngủ. Đôi khi, tư thế ngủ không đúng cũng có thể tạo áp lực lên dạ dày.
Vị trí đau thường gặp nhất là bên trên rốn, vùng xương ức kèm theo cảm giác nóng rát khó chịu.
Cơn đau dạ dày là dấu hiệu cho thấy cơ quan tiêu hóa đang gặp vấn đề bất ổn. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách, theo thời gian bệnh sẽ dần nghiêm trọng và kéo theo các biến chứng, ảnh hưởng nặng nề cho sức khỏe tổng thể. Vì vậy, người bệnh cần chủ động thăm khám và can thiệp điều trị bằng các biện pháp y tế phù hợp.
Đối với việc điều trị đau dạ dày, sử dụng thuốc phù hợp là vô cùng quan trọng, nhưng cũng nên kết hợp với các biện pháp tự chăm sóc tại nhà như: chườm ấm, uống nghệ pha mật ong, trà gừng, xoa bóp massage, điều chỉnh chế độ ăn uống, chú ý nghỉ ngơi và chọn tư thế nằm phù hợp… để cơn đau qua đi nhanh chóng.
Tham khảo: Các loại thuốc tây chữa đau dạ dày – Bác sĩ kê đơn
Các tư thế nằm ngủ giảm đau dạ dày hiệu quả
Dạ dày có cấu tạo hình dạng giống như chữ J, là vị trí phình to trên đường tiêu hóa, nằm ở phía sau vùng thượng vị trái, sát dưới vòm hoành và được nối với thực quản – tá tràng. Dựa vào cấu tạo và vị trí này, các chuyên gia khuyến khích người bệnh đau dạ dày nên nằm ngủ ở 2 tư thế là nằm nghiêng sang trái và nằm ngửa kê cao đầu.
Tư thế nằm nghiêng sang trái
Nằm nghiêng sang bên trái được xem là tư thế ngủ hiệu quả nhất đối với người bệnh đau dạ dày.
Tư thế này có tác dụng:
- Giảm đau nhức, các triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn, ợ chua, khó thở… Các chuyên gia lý giải điều này là do khi nằm nghiêng sang bên trái, cổ họng sẽ nằm ngang tầm cân đối với cơ thể. Lúc này, dịch vị dạ dày vẫn nằm cố định và không bị trào ra ngoài.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn và thúc đẩy quá trình vận chuyển chất thải từ ruột non đến ruột già.
- Không những vậy, người bị đau dạ dày ngủ nghiêng sang trái còn giúp giảm chứng ngủ ngáy, hội chứng ngưng thở khi ngủ, giảm tiết axit dạ dày…
Tư thế nằm ngửa kê cao đầu
Bên cạnh tư thế nằm nghiêng, nằm ngửa kê cao đầu cũng là cách nằm tốt được khuyến khích để giảm đau bao tử. Khi nằm ngửa và gối cao đầu, dạ dày sẽ nằm thấp hơn so với thực quản, nhờ đó ngăn chặn hiện tượng axit dạ dày cùng thức ăn trào ngược lên thực quản.
Ngoài ra, khi ở tư thế này, thực quản sẽ nằm chếch cao hơn đầu một khoảng nhất định nên dịch vị sẽ rất khó trào ngược lên cuống họng.
Để giảm đau dạ dày khi nằm ngửa, người bệnh hãy nằm gối cao khoảng 10 – 15cm hoặc chỉnh đầu nệm cao hơn khoảng 20 – 30cm so với bình thường. Tư thế này còn được khuyến khích cho những người đang gặp các vấn đề bệnh lý về cột sống.
Tuy nhiên, tư thế này chỉ được áp dụng khi bạn nằm nghiêng sang trái không quen hoặc bị mỏi khi nằm sang trái quá lâu.
Đọc thêm: Bị đau bao tử có uống hạt chia được không? Giải đáp
Tư thế nằm ngủ nên tránh khi bị đau dạ dày
Bên cạnh những tư thế tốt giúp giảm đau bao tử nhanh chóng, người bệnh cũng cần chú ý và tránh nằm các tư thế không tốt gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ như:
Tư thế nằm sấp
Nằm sấp là tư thế không được khuyến cáo áp dụng ở những người bị đau dạ dày vì sẽ càng làm tăng nặng cơn đau. Vì lúc này dạ dày sẽ nằm cao hơn thực quản, gây kích thích cơn trào ngược dạ dày thực quản, kèm theo đau bụng, tức bụng, khó tiêu…
Việc nằm sấp quá lâu còn gây áp lực lên các cơ quan nội tạng, gây khó thở và ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng giấc ngủ. Những triệu chứng này đặc biệt xảy ra ở những người bị thừa cân, béo phì.
Tư thế nằm nghiêng sang phải
Giống với tư thế nằm sấp, khi nằm nghiêng sang phải sẽ khiến dạ dày nằm cao hơn vị trí của thực quản, từ đó làm tăng nguy cơ trào ngược dịch vị lên thực quản.
Nếu kèm theo giãn cơ co thắt thực quản sẽ làm bùng phát cơn đau dạ dày dữ dội. Kèm theo đó là các hiện tượng như ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, khó chịu… và mất ngủ, khó ngủ.
Những lưu ý về chế độ sinh hoạt hợp lý giảm đau dạ dày
Bên cạnh việc điều chỉnh và áp dụng các cách nằm giảm đau bao tử phù hợp, người bệnh cũng cần chú ý về chế độ sinh hoạt hợp lý giúp giảm đau bao tử, cụ thể:
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ hòa tan, tránh các chất kích thích và thực phẩm cay nóng.
- Ăn trước khi đi ngủ từ 3 – 4 tiếng: Tránh ăn quá no vào buổi tối để giúp dạ dày trở về trạng thái thoải mái và giảm áp lực khi phải hoạt động nhiều vào ban đêm.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên lưu ý:
- Tránh stress, căng thẳng quá mức, nhất là gần đến giờ đi ngủ ban đêm. Vì lo âu quá độ sẽ gây cản trở quá trình tiêu hóa và giảm nguy cơ bùng phát cơn đau dạ dày. Tốt nhất, bạn nên áp dụng các mẹo thư giãn để dễ dàng chìm vào giấc ngủ.
- Rèn luyện thể dục hàng ngày bằng những bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ, thiền, yoga, bơi lội… để cải thiện sức khỏe tổng thể.
- Tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ bằng cách sử dụng thuốc đúng liều và áp dụng các biện pháp hỗ trợ như uống nước mật ong, trà gừng ấm, trà cam thảo…
- Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để sớm phát hiện và xử lý điều trị các vấn đề về sức khỏe của bản thân.
Tóm lại, tư thế nằm phù hợp nhất để giảm đau bao tử là nằm nghiêng sang trái và nằm ngửa. Bạn có thể nằm ở tư thế này vào giấc ngủ ban đêm hoặc nằm nghỉ ngơi tạm thời để đợi cơn đau qua đi. Hãy nhớ rằng, nếu tình trạng đau bao tử kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
- 10 cách giảm đau bao tử ngay lập tức người bệnh nên biết
- Cách bấm huyệt chữa đau dạ dày giúp giảm đau tức thời
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!