Cách bấm huyệt chữa đau dạ dày giúp giảm đau tức thời
Biện pháp bấm huyệt có tác dụng chữa đau dạ dày tức thời, đồng thời làm giảm các triệu chứng đi kèm như buồn nôn, ói mửa, đầy bụng, khó tiêu,… Tuy nhiên cần xoa bóp và bấm huyệt đúng cách để phương pháp này đem lại hiệu quả tối ưu, tránh xảy ra những rủi ro không mong muốn trong quá trình thực hiện.
Có nên bấm huyệt chữa đau dạ dày?
Theo y học cổ truyền, đau dạ dày là chứng “vị quản thống”. Chứng bệnh này khởi phát do ăn uống không điều độ, lo lắng quá mức, làm việc nặng nhọc và nóng giận kéo dài khiến khí trệ ở Tỳ và Vị. Từ đó, làm giảm chức năng của hai cơ quan và gây ra triệu chứng như khó tiêu, đầy bụng, đau dạ dày, nôn mửa, buồn nôn,…
Dân gian thường dùng các bài thuốc tiêu khí trệ, hoạt huyết, kiện Tỳ và bổ Vị để thuyên giảm tình trạng đau dạ dày. Tuy nhiên, hiệu quả thường đến sau một thời gian dài. Do đó, y học cổ truyền thường kết hợp với phương pháp bấm huyệt để giúp chữa đau dạ dày ngay tức thời.
Bấm huyệt sử dụng lực bàn tay/ ngón tay để giải phóng khí trệ và tăng cường lưu thông máu. Ngoài ra tác động vào những huyệt vị có mối liên hệ với dạ dày còn thúc đẩy chức năng co bóp, tiêu hóa và bài tiết dịch vị của cơ quan này.
Để giảm cơn đau dạ dày, bạn nên thực hiện xoa bóp và bấm huyệt thường xuyên. Tuy nhiên, hiệu quả của bấm huyệt chỉ là tạm thời, vì vậy cần kết hợp với thuốc đặc trị để điều trị toàn diện. Trong trường hợp đau dạ dày cấp tính, nên sử dụng thuốc giảm đau và thuốc kháng acid,… để giảm cơn đau nhanh chóng. Nếu là đau dạ dày mãn tính, bạn nên kết hợp dùng Đông y để phục hồi toàn diện.
Tham khảo thêm: Đau dạ dày quặn từng cơn – Cách xử lý hiệu quả
Thực hiện xoa bóp – bấm huyệt chữa đau dạ dày
Để việc xoa bóp – bấm huyệt được hiệu quả và thuận lợi khi thực hiện, người bệnh cần tìm hiểu cẩn thận về các thao tác của phương pháp này. Mỗi bước đều sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị, vì vậy người bệnh nên lưu ý thực hiện đúng.
1. Thao tác xoa bóp
Trước khi tác động trực tiếp lên huyệt vị, bạn có thể xoa bóp vùng bụng để kích thích tuần hoàn máu, làm nóng cơ quan này và tăng cường nhu động ruột.
Ngoài ra, xoa bóp còn giúp cơ thể quen với tác động từ bàn tay và hạn chế tình trạng đau nhức khi day ấn huyệt vị. Trước khi bấm huyệt chữa đau dạ dày, bạn cần xoa bóp theo trình tự sau:
- Xoa vuốt vùng bụng: Nằm thẳng trên giường, giữ vùng bụng thư giãn và tránh căng cơ. Người thực hiện đặt hai bàn tay ở vùng rốn, sau đó dùng hai tay trượt lên nhau theo chiều kim đồng hồ để làm nóng vùng bụng.
- Nắn bóp cơ bụng: Dùng tay bóp nhẹ cơ bụng và kéo lên cao, sau đó thả xuống. Thực hiện vài lần để tăng cường tuần hoàn máu. Có thể kết hợp nắn bóp cơ với nhào cơ để kích thích sâu vào bên trong cơ quan tiêu hóa.
- Day ấn theo khung đại tràng: Sử dụng các đầu ngón tay day ấn nhẹ dọc theo khung đại tràng.
- Ấn cơ: Đặt bàn tay ở vùng bụng ngoài, ấn nhẹ ngón giữa và áp út sau đó trượt dần về phía bên này bụng.
- Rung cơ: Dùng bàn tay nắm vùng cơ bụng (ở chính giữa) sau đó nhấc nhẹ lên và rung với tần số nhanh.
- Lắc cơ bụng: Áp 2 lòng bàn tay vào bụng, sau đó lắc cơ bụng trực tiếp.
- Lắc cơ bụng gián tiếp: Nắm chặt hai cổ chân, sau đó rung lắc chân để cơ bụng rung lắc một cách gián tiếp.
Khi xoa bóp vùng bụng, có thể sử dụng dầu để làm nóng cơ quan này.
Gợi ý: 10+ thuốc trị đau dạ dày hiệu quả và được tin dùng hiện nay
2. Day ấn huyệt vị
Day ấn huyệt vị giúp tác động trực tiếp đến cơn đau dạ dày. Ngoài ra, day ấn vào các huyệt đạo có mối tương quan với hệ tiêu hóa còn thúc đẩy nhu động ruột, cải thiện chức năng và làm giảm một số bệnh lý ở cơ quan này.
Bấm huyệt chữa đau dạ dày được thực hiện như sau:
- Day ấn huyệt Trung Quản
Huyệt Trung Quản nằm ở vùng bụng, đo từ rốn lên khoảng 4 thốn. Huyệt nằm ở vị trí giữa 2 bờ sườn. Sử dụng ngón tay cái bấm vào huyệt vị này với lực mạnh cho đến khi có cảm giác tê tức lan tỏa vào bên trong dạ dày. Day ấn huyệt vị này trong khoảng 1 – 3 phút có tác dụng giảm cơn đau dạ dày, cải thiện chức năng co bóp và bài tiết dịch vị.
- Bấm huyệt Túc Tam Lý
Túc Tam Lý là huyệt thuộc kinh Túc dương minh vị. Huyệt có tác dụng bổ Tỳ, kiện Vị, giúp lưu thông khí huyết, cải thiện miễn dịch, chống co thắt dạ dày,…
Huyệt nằm ở mặt ngoài đầu gối, đo từ đầu gối xuống khoảng 3 thốn (5.4cm). Tương tự như huyệt Trung Quản, với huyệt Túc Tam Lý bạn cũng sử dụng ngón tay cái bấm với lực mạnh sao cho có cảm giác căng tức lan xuống bàn chân. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ ngày để làm giảm cơn đau và cải thiện chức năng của dạ dày.
- Bấm huyệt Nội Quan
Huyệt Nội Quan có tác dụng điều trị các chứng bệnh ở Tâm (tim) và Vị (dạ dày). Huyệt nằm trên lằn chỉ tay khoảng 2 thốn, ở giữa gân cơ gan tay bé và gan tay lớn.
Sử dụng ngón tay cái ấn mạnh vào huyệt trong 2 phút sao cho có cảm giác căng tức tại chỗ. Tác động vào huyệt vị này có khả năng điều khí cho cơ thể, giảm triệu chứng đau dạ dày do viêm loét dạ dày tá tràng, giảm đau vùng ngực, động kinh và mất ngủ.
- Day ấn huyệt Thái Xung
Huyệt Thái Xung nằm ở mu bàn chân, cách kẽ giữa ngón chân cái và ngón chân trỏ 1.5 thốn đo lên. Để giảm đau dạ dày, bạn day ấn huyệt bằng ngón tay cái để gây cảm giác căng tức tại chỗ trong khoảng 2 phút.
Nên day ấn huyệt Thái Xung đều đặn 2 lần/ ngày ( sáng sớm và trước khi đi ngủ) để giảm tần suất và mức độ của cơn đau thượng vị.
- Bấm huyệt Thiên Xu
Huyệt Thiên Xu nằm ngang rốn, cách khoảng 2 thốn đo ngang. Dùng tay day ấn mạnh vào huyệt trong khoảng 1 – 3 phút nhằm giảm đau dạ dày, trị táo bón, tắc ruột, tiêu chảy,… Tuy nhiên không được bấm huyệt vị này cho phụ nữ mang thai vì có thể kích thích chuyển dạ sớm.
- Day ấn huyệt Cự Khuyết
Huyệt Cự Khuyết nằm ở chỗ lõm của chấn thủy hoặc đo từ rốn lên khoảng 6 thốn. Day ấn huyệt vị này có tác dụng trị đau thượng vị, ợ chua, nôn mửa, mệt mỏi, tiêu hóa kém,… Khi ấn huyệt vị này, cần sử dụng lực vừa phải để tránh gây tổn thương gan.
Xem thêm: 5 cách chữa đau dạ dày khẩn cấp – Hiệu quả tức thì
Giảm đau dạ dày bằng bấm huyệt cần lưu ý điều gì?
Bấm huyệt chữa đau dạ dày là phương pháp khá an toàn và có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên ở những trường hợp thiếu thận trọng khi áp dụng hoặc áp dụng không đúng cách có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn.
Vì vậy khi thực hiện bấm huyệt để giảm đau dạ dày, bạn nên lưu ý những điều sau đây:
- Không nên bấm huyệt cho người đang mang thai hoặc người vừa phẫu thuật bụng.
- Người thực hiện nên cắt ngắn móng và vệ sinh tay sạch sẽ trước khi xoa bóp – bấm huyệt.
- Không tác động lên những vùng da có vết thương hở hoặc đang bị nhiễm trùng.
- Phải thực hiện bấm huyệt thường xuyên để ngăn chặn cơn đau tái phát. Thời điểm bấm huyệt thích hợp nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ và sáng sớm sau khi thức dậy.
- Bấm huyệt chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời nên không thể thay thế cho các biện pháp tác động chuyên sâu.
- Sử dụng lực tương ứng với từng huyệt vị. Tránh tác động lực mạnh lên những huyệt vị nhạy cảm.
- Nếu không thể xác định được vị trí huyệt, bạn có thể tìm gặp bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền để được hướng dẫn cụ thể.
- Tránh bấm huyệt khi vừa mới ăn no hoặc khi bụng quá đói.
ĐẶC BIỆT LƯU Ý: Phương pháp bấm huyệt chữa đau dạ dày có khả năng giảm đau không cao và chỉ có tác dụng tạm thời.
Theo lời khuyên của các chuyên gia Y học cổ truyền, để có hiệu quả chữa bệnh toàn diện nhất, người bệnh nên kết hợp bấm huyệt với bài thuốc Đông y. Vì bấm huyệt chỉ có mục đích lưu thông khí huyết để kích thích tiêu hóa, giảm đau trong khi thành phần dược liệu của thuốc Đông y sẽ đi sâu tác dụng tiêu viêm, làm lành tổn thương bên trong, bổ tỳ, phục hồi sức khỏe toàn diện.
Bấm huyệt chữa đau dạ dày là phương pháp đã mang lại hiệu quả cho nhiều người bệnh. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt hơn và duy trì sức khỏe lâu dài, cần kết hợp bấm huyệt với các phương pháp điều trị khác như dùng thuốc, thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống,… Ngoài ra, khi bấm huyệt bệnh nhân cần chọn người thực hiện có kinh nghiệm và chuyên môn để đảm bảo an toàn.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách Chữa Đau Dạ Dày Bằng Nghệ An Toàn Hiệu Quả Tại Nhà
- Cách phòng ngừa chứng đau dạ dày tái phát – Thông tin cần biết
Bình luận (9)
Mấy tháng trước mình có xem thời sự đưa tin mấy nhà thuốc đông y bán thuốc dạ dày có trộn thuốc tây y đã bị cấm sử dụng trên toàn thế giới do tác dụng phụ. Lúc đầu uống vào thì hết đau bụng đau dạ dày liền, sau này bị suy đa tạng. Không biết bên thuốc dân tộc này có đáng tin không nhỉ?
Bấm huyệt chữa đau dạ dày cũng rất tốt những nó chỉ giảm trong một lúc thôi, sau đó một thời gian lại bị lại, nhưng được cái không hại sức khỏe
TT có địa chỉ nào ở gần Đống Đa, HN không nhỉ? Tôi muốn đến khám trực tiếp xem thế nào
Bài thuốc sơ can bình vị chữa dạ dày này có an toàn không đó mn? Giờ thấy trên mạng bán nhiều thuốc đông y quá, chả biết đâu mà lần
Hôm qua tôi đọc được bài báo này nên mới biết đến nhà thuốc. Hiện tôi đang bị đau dạ dày mãn tính bệnh đã kéo dài nhiều năm nay, trước giờ tôi chủ yếu điều trị bằng thuốc tây, uống men tiêu hóa và thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày rất nhiều nhưng cứ ngưng k sử dụng mấy loại này là bụng dạ rất khó chịu tôi gần đây tôi có uống thuốc bình vị nam tuy nhiên có vẻ k hợp thuốc thì phải k thấy giảm bệnh. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi qua sđt này 0356749***
Đã ai đi bấm huyệt ở bên Thuốc dân tộc này để hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày chưa? Tui bị đau dạ dày dạo gần đây, chắc do trước kia nhịn ăn sáng nhiều quá, rồi bỏ bữa ăn uống thất thường, giờ mới thấm thì đã mắc bệnh rồi, huhu
Ôi dồi, em chả biết huyệt nào với huyệt nào! Cứ ấn cứ day bừa đi, thấy nó đỡ đau được thì cứ tiếp tục day ấn như thế. Ấy thế mà đỡ phết đấy các bác ạ, ai bị đau dạ dày thường xuyên như em nên thử cách này nhé
Công nhận dùng cách xoa bóp này thì tốt thật, đỡ thật đấy cả nhà ạ! Nhưng mà nó chỉ có tác dụng tức thời lúc mình bị đau quá thôi, chứ còn không điều trị dứt điểm được. Chung quy là vẫn phải dùng thuốc khám chữa
TT có dịch vụ bấm huyệt hỗ trợ chữa đau dạ dày không ạ? Em bị đau dạ dày có đang dùng thuốc rồi mà muốn kết hợp thêm bấm huyệt nhưng ở nhà người thân không biết làm ấy ạ