Buồn nôn khi mang thai như thế nào? Làm sao để ăn uống?
Buồn nôn khi mang thai là vấn đề mà mẹ bầu nào cũng có thể gặp trong suốt thai kỳ. Đây là dấu hiệu bình thường, không đáng lo ngại và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về cách ăn uống và biện pháp làm giảm thiểu cảm giác buồn nôn, giúp mẹ bầu thoải mái hơn.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị buồn nôn khi mang thai
Buồn nôn khi mang thai là tình trạng có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, thống kê cho thấy rằng, ở khoảng thời gian đầu thai kỳ, mẹ bầu sẽ dễ cảm thấy buồn nôn hơn, do một số nguyên nhân dưới đây:
1. Thay đổi hormone
Việc thay đổi sự cân bằng của một số hormone trong thai kỳ chính là nguyên nhân gây phát sinh nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có buồn nôn.
Cụ thể sự tăng trưởng của hormone HCG chính là yếu tố liên quan trực tiếp. Bên cạnh đó, nồng độ hormone estrogen và progesterone cũng sẽ tăng lên khiến khứu giác của mẹ bầu trở nên nhạy bén hơn. Chính vì thế mà cơn buồn nôn sẽ dễ kích hoạt khi mẹ bầu dung nạp các món ăn có mùi nặng.
2. Căng thẳng, stress
Căng thẳng và mệt mỏi không chỉ gây buồn nôn cho phụ nữ mang thai mà còn xuất hiện ở người bình thường. Trong thai kỳ, mẹ bầu có thể trải qua lo lắng và căng thẳng kéo dài, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh và gây rối loạn, làm dẫn đến cảm giác buồn nôn. Đôi khi stress nặng còn làm giảm hiệu suất của hệ tiêu hóa, khiến dạ dày bị quặn thắt và gây ra cảm giác muốn nôn liên tục.
Xem thêm: Nguyên nhân hay buồn nôn vào buổi sáng phổ biến nhất
3. Tử cung phát triển
Chứng buồn nôn khi mang thai có thể gián tiếp do tình trạng tử cung phát triển gây ra. Bởi để đảm bảo khoảng trống cho sự lớn dần lên của thai nhi thì tử cung sẽ phải mở rộng.
Chính điều này đã gây ra không ít áp lực đè nén lên dạ dày cùng hệ thống tiêu hóa. Khiến quá trình tiêu hóa thực ăn chậm lại và trong nhiều trường hợp còn phát sinh triệu chứng. Mà buồn nôn lại chính là một trong những triệu chứng dễ kích hoạt nhất.
4. Các nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân đặc trưng của thai kỳ thì tình trạng buồn nôn ở mẹ bầu còn có thể do các nguyên nhân khác. Điển hình như việc ăn uống hay các vấn đề về hệ tiêu hóa hoặc hô hấp. Phải kể đến như:
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Viêm loét dạ dày tá tràng
- Rối loạn tiêu hóa
- Viêm họng
- Viêm thanh quản
Buồn nôn khi mang thai có sao không?
Tình trạng buồn nôn khi mang thai thường sẽ không ảnh hưởng nhiều đến mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và kéo dài thì mẹ bầu cần chú ý.
Bởi triệu chứng buồn nôn sẽ khiến cho các mẹ trở nên chán ăn. Từ đó sẽ khó lòng đáp ứng được nhu cầu dưỡng chất cho sự phát triển của bé. Ngoài ra, buồn nôn nhiều còn khiến cho mẹ bầu mệt mỏi, sa sút tinh thần. Điều này cũng gián tiếp tác động tiêu cực đến sức khỏe thai kỳ.
Đọc thêm: Viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu chữa bằng cách nào an toàn?
Cách khắc phục chứng buồn nôn khi mang thai
Chứng buồn nôn khi mang thai thường khiến cho mẹ bầu có cảm giác khó chịu. Trở nên không thoải mái trong ăn uống cũng như sinh hoạt hằng ngày. Dưới đây là một số giải pháp hữu ích:
1. Chia nhỏ bữa ăn
Khi mang thai là hệ tiêu hóa thường hoạt động kém hiệu quả, vì vậy việc chia nhỏ bữa ăn sẽ là cách tốt để khắc phục tình trạng này.
Chia nhỏ bữa ăn với hàm lượng thức ăn trong mỗi bữa ít đi sẽ giúp giảm áp lực cho bóp cho dạ dày. Từ đó khiến thức ăn tiêu hóa được dễ dàng hơn. Tránh tình trạng thức ăn thừa tích tụ trong dạ dày gây trào ngược, ợ hơi hay buồn nôn.
2. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống của mẹ bầu trong thai kỳ liên quan trực tiếp đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Mẹ bầu cần cân bằng dưỡng chất bằng việc sử dụng các thực phẩm lành mạnh để tránh gây buồn nôn.
Một số loại thực phẩm có thể giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và tránh gây buồn nôn. Điển hình như rau xanh, trái cây, bánh quy, bánh mì… Các thức ăn lạnh như kem hay yogurt cũng có thể là lựa chọn tốt cho mẹ bầu.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cần tránh những thực phẩm có thể khiến chứng buồn nôn dễ kích hoạt. Điển hình như thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, trứng ngỗng, ngải cứu…
3. Duy trì lối sống lành mạnh
Ngoài những liệu pháp từ ăn uống thì việc điều chỉnh và duy trì một lối sống lành mạnh cũng sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa chứng buồn nôn khi mang thai. Không những thế, điều này còn đặc biệt tốt với sức khỏe thai kỳ.
- Tránh xa mệt mỏi, lo âu
- Đi ngủ sớm, ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày khi đang mang thai
- Không nên nằm hay vận động nhiều lúc mới vừa ăn xong
- Thường xuyên rèn luyện thể dục mỗi ngày để kích thích quá trình trao đổi chất
- Tránh xa khói thuốc lá
4. Uống trà gừng
Từ lâu gừng đã được biết đến với công dụng kích thích tiết enzyme và dịch tiêu hóa để cân bằng acid trong dạ dày. Việc uống trà gừng được cho là có thể giúp cơn buồn nôn nhanh chóng dịu đi.
Ngoài ra, chất phenols trong gừng cũng có thể giúp các cơ trong dạ dày được thư giãn. Từ đó hạn chế áp lực cho dạ dày, đồng thời còn giúp ruột hộ tống các chất cặn bã ra bên ngoài cơ thể nhanh hơn.
Thực hiện:
- Cần chuẩn bị 1 củ gừng cỡ 3cm, đem rửa rồi gọt bỏ vỏ và thái lát.
- Đem đun sôi gừng với 200ml nước trong vòng 5 phút.
- Có thể cho thêm 1 chút mật ong và sử dụng khi trà gừng còn ấm nóng.
Tham khảo: Bà bầu ăn không tiêu – khó thở – đầy bụng phải làm sao?
5. Uống đủ nước
Uống đủ nước trong thời gian mang thai là rất quan trọng đối với sức khỏe thai kỳ. Mỗi ngày, mẹ bầu nên đáp ứng cho cơ thể khoảng từ 2 – 2,5 lít nước.
Tuy nhiên nếu hay buồn nôn thì mẹ bầu nên chú ý uống nước từng ngụm nhỏ, đồng thời nên chia thành nhiều lần uống. Không nên một lúc uống hết cả ly nước đầy. Bởi điều này sẽ làm cho bụng căng lên, dạ dày không thể chứa được các thực phẩm khác và sẽ đẩy thức ăn ra ngoài.
6. Đeo vòng tay tránh nôn
Hiện nay, tại các tiệm thuốc có bán một số loại vòng tay tránh nôn được làm bằng chất liệu cotton mềm mại. Ngoài việc ngăn ngừa chứng buồn nôn khi mang thai nó còn rất hữu ích với những ai bị say tàu xe.
Vòng tránh nôn được làm dựa trên một số nguyên tắc bấm huyệt trong y học Trung Hoa. Cụ thể là nó tác động trực tiếp lên huyệt nội quan ở hai bên cổ tay, từ đó giúp làm giảm cảm giác buồn nôn rất tốt.
7. Sử dụng thuốc
Việc sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng sẽ không được khuyến khích với phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị nôn quá nhiều, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai kỳ thì bác sĩ sẽ phải cân nhắc việc dùng các thuốc sau:
- Vitamin B6 và Doxylamine: là 2 loại thuốc được cùng phổ biến nhất để khắc phục chứng buồn nôn ở phụ nữ mang thai. Vitamin B6 là thuốc điều trị không cần kê đơn, thường sẽ được ưu tiên sử dụng trước. Doxylamine là một hoạt chất thường có trong một số loại thuốc ngủ không kê đơn, có thể được bổ sung vào để điều trị nếu dùng vitamin B6 không làm thuyên giảm triệu chứng.
- Thuốc chống nôn: Nếu cả vitamin B6 và Doxylamine đều không thể giúp ích thì bác sĩ có thể sẽ cân nhắc đến một số loại thuốc chống nôn. Có nhiều loại thuốc chống nôn tương đối an toàn trong thai kỳ. Tuy nhiên, vẫn còn một số loại thuốc còn chưa đủ bằng chứng về sự an toàn. Tùy theo tình trạng mà bác sĩ sẽ lựa chọn một loại thuốc điều trị thích hợp cho mẹ bầu.
Tất cả các thuốc được sử dụng trong điều trị buồn nôn khi mang thai cần phải dùng đúng theo chỉ định từ bác sĩ. Dù là thuốc không kê đơn thì mẹ bầu cũng không nên tự ý mua về sử dụng. Mọi sự bất cẩn khi dùng thuốc đều có thể sẽ khiến mẹ bầu phải gánh chịu nhiều rủi ro nghiêm trọng.
Buồn nôn khi mang thai là tình trạng phổ biến, mẹ bầu cần chú ý theo dõi và khắc phục đúng cách. Điều này sẽ tránh được những vấn đề rủi ro phát sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.
Có thể bạn quan tâm
- Đau bụng buồn nôn là triệu chứng của bệnh gì, phải làm sao?
- Đau bụng trên buồn nôn – Nguyên nhân và cách trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!