Một số dấu hiệu và cách chữa trị bệnh hiếm muộn

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Ngày nay, căn bệnh hiếm muộn đang có xu hướng trẻ hóa và phổ biến ở các cặp vợ chồng đang có kế hoạch sinh con. Hiếm muộn thường gặp phải ở cả vợ lẫn chồng và có nguy cơ gây khó khăn cho các cặp vợ chồng đang có kế hoạch mang thai, sinh con. Tìm hiểu thêm về những dấu hiệu và cách chữa trị bệnh hiếm muộn để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh hiếm muộn
Hiếm muộn là bệnh lý được hình thành do nhiều yếu tố

Có rất nhiều nguyên nhân gây hiếm muộn ở nam và nữ giới, trong đó có thể là do tác động của môi trường bên ngoài, bẩm sinh hoặc do chất lượng dinh dưỡng không đảm bảo. Vậy làm thế nào để nhận biết dấu hiệu của bệnh hiếm muộn?

I. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh hiếm muộn

Có nhiều quan điểm cho rằng, hiếm muộn là bệnh lý phổ biến ở nam giới. Nhưng thực tế cho thấy, nữ giới cũng có nguy cơ mắc bệnh hiếm muộn rất cao. Dưới đây là một số triệu chứng bệnh hiếm muộn ở cả nam và nữ giới mà chúng ta cần phải nắm rõ.

1. Triệu chứng bệnh hiếm muộn ở nữ giới

Hiếm muộn ở nữ giới thường được biểu hiện cụ thể như sau:

– Kinh nguyệt không đều, bất thường:

Chu kỳ kinh nguyệt thông thường ở nữ giới kéo dài tầm khoảng 3 – 7 ngày/chu kỳ. Nhưng đối với phụ nữ hiếm muộn, chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài, gây mất máu nhiều.

Bên cạnh đó, còn có nhiều chị em còn xuất hiện triệu chứng kinh nguyệt không đều, khoảng 2 – 3 tháng/chu kỳ hoặc cũng có trường có chu kỳ hành kinh 2 lần/tháng. Đây là một trong số những dấu hiệu đặc trưng cho thấy sức khỏe sinh sản của chúng ta không tốt. Kinh nguyệt không đều còn biểu hiện cho một số bệnh lý hiếm muộn, dấu hiệu bệnh tử cung,…

Những trường hợp hiếm muộn sau 1 năm sinh hoạt đều đặn và không sử dụng bất kỳ biện pháp phòng tránh nào nhưng vẫn không thể mang thai thì nên thăm khám chuyên khoa. Đối với phụ nữ trên 35 tuổi, thời gian chờ đợi khoảng 6 tháng.

Đau bụng:

Khi phụ nữ có dấu hiệu đau rát vùng kín khi quan hệ, bụng dưới đau hoặc đau bụng trong giai đoạn hành kinh, cơn đau kéo dài thì nên thăm khám chuyên khoa ngay. Bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa có khả năng ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của chị em.

– Khí hư bất thường:

Khí hư có màu hồng, đỏ, vón cục bất thường có thể biểu hiện cho một số bệnh lý phụ khoa có ảnh hưởng đến chức năng sinh sản mà chị em cần chú ý. Hãy trao đổi với bác sĩ khi những triệu chứng này xuất hiện trong thời gian dài kèm theo các triệu chứng đau bụng, đau rát vùng kín, khí hư có mùi hôi,…

Đừng bỏ qua: Vô sinh nữ – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

2. Các triệu chứng hiếm muộn ở nam giới – Không thể bỏ qua

Tỷ lệ nam giới bị hiếm muộn đang có xu hướng ngày càng gia tăng mà nguyên nhân chủ yếu có thể là do môi trường sống, di truyền, chất lượng tinh dịch, khuyết tật bộ phận sinh dục,… Tùy vào nguyên nhân gây hiếm muộn mà những dấu hiệu này cũng được phát hiện theo nhiều cấp độ khác nhau. Cụ thể đó là:

– Triệu chứng hiếm muộn ở nam giới tại bộ phận sinh dục:

  • Tinh trùng yếu, số lượng ít hoặc không có, tinh trùng dị dạng.
  • Xuất hiện máu trong tinh dịch hoặc nam giới có biểu hiện đau khi xuất tinh. Nguy cơ nam giới bị nhiễm khuẩn túi tinh hoặc viêm tuyến tiền liệt.
  • Dương vật bị tổn thương nhưng không đau do các bệnh lý như ung thư, u sùi hoặc giang mai.
  • Bìu sưng đau, viêm mào tinh hoàn hoặc xoắn tinh hoàn.
  • Đầu dương vật tiết dịch xanh hoặc vàng.
  • Đi tiểu có cảm giác nóng, rát do các bệnh lý viêm bàng quang, viêm niệu đạo,…
  • Thường xuyên bị nhiễm khuẩn quy đầu.

– Hiếm muộn ở nam giới do nhiều nguyên nhân khác:

Ngoài những biểu hiện được kể trên, dấu hiệu hiếm muộn ở nam giới còn được thể hiện do nhiều nguyên nhân khác, cụ thể như là:

  • Béo phì
  • Rụng tóc
  • Da khô, nhăn nheo
  • Suy giảm sinh lực
  • Stress nghiêm trọng
  • Ra nhiều mồ hôi và có triệu chứng phát ban đỏ, người nóng ran
  • Nam giới mắc các bệnh lý về gan, thận
  • Mắc các bệnh về đường tình dục
  • Mắc bệnh thiếu tế bào máu hình lưỡi liềm
  • Mắc các bệnh truyền nhiễm
  • Bị quai bị
  • Do ảnh hưởng của môi trường, chất lượng dinh dưỡng

II. Chữa trị bệnh hiếm muộn như thế nào?

Hiếm muộn là vấn đề của các cặp vợ chồng và nguyên nhân có thể do vợ hoặc chồng, nhưng cũng có thể là do cả hai. Nên khi quyết định thăm khám hiếm muộn, nên khám cả 2 để bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác. Bệnh cạnh phương pháp tổng quan, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện một số xét nghiệm chuyên khoa như chụp X-quang, xét nghiệm nội tiết để đánh giá nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục.

Cách chữa trị bệnh hiếm muộn
Điều trị hiếm muộn đúng cách để sớm mang lại kết quả như mong đợi

Việc điều trị hiếm muộn thường mất rất nhiều thời gian và cần có sự đồng tình, phối hợp tốt của các cặp vợ chồng. Bởi vậy, các cặp đôi nên nhận biết sớm tình trạng của mình để có thể khắc phục chúng ngay từ sớm. Việc khám và điều trị hiếm muộn được phân chia thành 3 nhóm phương pháp cụ thể như sau:

1. Phương pháp điều trị nội khoa

Phương pháp này được chỉ định cho những trường hợp có biểu hiện bệnh không rõ ràng. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn thực hiện chế độ ăn uống, luyện tập và cân bằng chất lượng cuộc sống. Sử dụng đồ lót rộng rãi, sạch sẽ, thoáng, dễ thấm hút để vùng kín không bị viêm nhiễm. Một vài loại kháng sinh đặc trị được chỉ định để điều trị các bệnh lý viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm nhiễm đường sinh dục,… Bệnh nhân không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa được chỉ định từ chuyên gia.

2. Phẫu thuật điều trị hiếm muộn ở nam giới

Phương pháp này được chỉ định để khắc phục một số khuyết tật tại bộ phận sinh dục nam giới như do hẹp bao quy đầu, giãn tĩnh mạch thừng tinh, tắc tinh , lỗ niệu đạo lạc chỗ, bất lực do tổn thương thực thể,… Điều trị hiếm muộn ở nam giới bằng phương pháp phẫu thuật khá phổ biến.

3. Điều trị hiếm muộn bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Mục đích của kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là kích thích và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ tinh và mang thai trong môi trường số lượng, chất lượng tinh trùng bị suy giảm. Y học hiện đại áp dụng 3 kỹ thuật chính để hỗ trợ sinh sản  đó là:

  • Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI)
  • Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)
  • Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI)

Trên đây là một số thông tin về một số dấu hiệu và cách chữa trị bệnh hiếm muộn phổ biến. Hy vọng rằng qua những thông tin này, các cặp đôi sẽ có biện pháp phòng tránh và khắc phục hiệu quả hơn. 

Thông tin tham khảo thêm:

Chia sẻ:
Uống sữa đậu nành có bị vô sinh không? Uống sữa đậu nành nhiều có bị vô sinh không?

Uống sữa đậu nành có bị vô sinh không? Để biết chính xác vấn đề này, bạn nên trao đổi…

Chụp tử cung vòi trứng bao nhiêu tiền và nên chụp ở đâu?

Chụp tử cung vòi trứng bao nhiêu tiền sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như cơ sở…

Khám – chữa vô sinh hiếm muộn ở đâu tốt nhất hiện nay?

Chữa vô sinh hiếm muộn ở đâu tốt? Đây là một vấn đề quan trọng và cần xác định rõ…

Uống nhiều rượu bia gây vô sinh, yếu sinh lý Uống rượu bia gây vô sinh: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa

Uống rượu bia gây vô sinh là một thực tế đáng lo ngại trong xã hội hiện đại. Tình trạng…

Vô sinh nam – Nguyên nhân & phương pháp chẩn đoán, điều trị

Vô sinh nam không chỉ là một vấn đề y tế, mà còn gây tổn thương tinh thần và cảm…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua