Tẩy giun khi mang thai và tất cả các thông tin cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Rất nhiều thông tin cho rằng tẩy giun khi mang thai sẽ khiến bé bị dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì tẩy giun lại là điều cần thiết cho mẹ bầu.

Tẩy giun đúng cách khi mang thai không gây dị tật ở trẻ
Tẩy giun đúng cách khi mang thai không gây dị tật ở trẻ

Tẩy giun khi mang thai không phải điều cấm kỵ

Uống thuốc tẩy giun khi mang thai là điều không được khuyến khích. Tuy nhiên, nếu trong quá trình mang thai, mẹ bầu bị nhiễm giun nặng thì việc dùng thuốc là không tránh khỏi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu do thiếu thông tin về vấn đề này dẫn đến lo sợ. Bệnh tình vì thế mà trầm trọng hơn.

Giun sống trong ruột, tiết ra chất độc và hút lấy chất dinh dưỡng của cơ thể. Do đó, mẹ bầu sẽ thường xuyên bị choáng váng, mệt mỏi, kém ăn và sụt cân; trẻ sinh ra dễ bị suy dinh dưỡng.

Không những thế, một số loại giun còn gây nguy hiểm cho tính mạng của mẹ và bé trong lúc mang thai nếu không tẩy giun kịp thời. Trong đó có giun đũa, giun móc và giun tóc. Giun đũa có thể gây ra tắc ruột và thủng ruột. Giun móc gây thiếu máu, suy tim và mề đay. Còn giun tóc thì gây tổn thương niêm mạc ruột, rối loạn tiêu hóa và thiếu hụt vitamin.

Thực tế, nếu điều trị đúng cách và dùng đúng thuốc tẩy giun, chẳng những không ảnh hưởng đến thai nhi mà còn giúp mẹ bầu khỏe mạnh hơn. Thai nhi vì thế cũng phát triển tốt hơn.

Đa số các loại thuốc tẩy giun đều chống chỉ định cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, với thuốc tẩy giun thế hệ mới, vẫn có loại dùng cho mẹ bầu. Vì thế, tẩy giun khi mang thai không còn là điều cấm kỵ.

Vẫn có những loại thuốc tẩy giun an toàn dành cho mẹ bầu
Vẫn có những loại thuốc tẩy giun an toàn dành cho mẹ bầu

Các loại thuốc tẩy giun an toàn cho mẹ bầu

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các loại thuốc tẩy giun được dùng cho mẹ bầu là: Mebendazol, Albendazol, Praziquantel hoặc Diethylcarbamazine.

  • Mebendazol: loại thuốc này được sử dụng nhiều nhất. Thuốc đã được thử nghiệm an toàn cho mẹ bầu, kể cả trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên. Khi thử nghiệm, các nhà khoa học đã thử với liều 100mg/ngày và liên tiếp trong 3 ngày. Kết quả thai nhi vẫn an toàn. Do đó, với liều dùng bình thường, mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm.
  • Albendazol: loại này gây quái thai ở động vật nếu sử dụng ở liều lượng cao. Tuy nhiên, thuốc vẫn an toàn khi dùng với liều lượng bình thường ở người.
  • Praziquantel: thuốc tẩy giun này xếp vào nhóm thận trọng đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, thuốc đã được thực nghiệm là an toàn với người và động vật.
  • Diethylcarbamazine: loại thuốc được sử dụng từ trước giờ và chưa có ghi nhận về trường hợp quái thai nào ở người. Do đó, đây cũng là loại thuốc có thể sử dụng cho mẹ bầu.

Ngoài ra, còn một số loại thuốc tẩy giun khác khác được bán trên thị trường dành cho mẹ bầu như: levamisol, pyrantel. Tuy nhiên, vẫn chưa có đầy đủ các bằng chứng chứng minh tính an toàn của nó với mẹ bầu.

Mẹ bầu không được tự ý uống thuốc tẩy giun khi mang thai
Mẹ bầu không được tự ý uống thuốc tẩy giun khi mang thai

Khi nào mẹ bầu cần tẩy giun?

Nếu bị nhiễm giun nặng, mẹ bầu nhất định phải đi tẩy giun. Vẫn có những loại thuốc an toàn để tẩy giun khi mang thai trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, nếu tình trạng nhiễm nhẹ, mẹ nên cố gắng qua giai đoạn này để loại trừ tất cả các rủi ro có thể xảy ra cho bé.

Một số trường hợp nhiễm giun nhẹ khác, bác sĩ sẽ khuyên mẹ chờ sau khi sinh con xong. Sau 2 tháng đầu tiên, mẹ có thể cho bé uống sữa công thức để điều trị. Mẹ bầu đừng tùy tiện uống thuốc tẩy giun khi chưa có sử chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và thời điểm sử dụng.

Lưu ý dành cho mẹ bầu khi uống thuốc tẩy giun

Bên cạnh việc tẩy giun khi mang thai đúng cách mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ và liên tiếp. Điều này giúp mẹ theo dõi sát tình trạng của thai nhi và sức khỏe của mình trước và sau khi điều trị giun.

Thêm vào đó, mẹ bầu cần chú ý giữ gìn vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Hạn chế ăn đồ sống và tái để tránh nguy cơ nhiễm giun. Ngoài ra, rau củ quả cần được ngâm nước muối loãng để chắc chắn không có giun bám vào.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Đau dạ dày quặn từng cơn làm sao để xoa dịu?

Đau dạ dày quặn từng cơn, đường tiêu hóa bất ổn, bụng khó chịu, người uể oải mệt mỏi là…

Tại sao có cảm giác buồn nôn nhưng không nôn được?

Buồn nôn có thể nói là một cảm giác khá khó chịu mà ai cũng từng gặp phải, tệ hơn…

Cô Đoàn Thị Trâm chia sẻ triệu chứng tình trạng bệnh của mình Nhờ Sơ can Bình vị tán tôi đã chữa khỏi căn bệnh trào ngược dạ dày lâu năm

Cô Đoàn Thị Trâm 74 tuổi bị trào ngược dạ dày nhiều năm, điều trị bằng nhiều phương pháp không…

Đau cuống bao tử là bệnh gì, chữa trị ra sao? Đau Cuống Bao Tử: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Điều Trị

Đau cuống bao tử xuất phát từ khu vực nối giữa thực quản và dạ dày, gây khó chịu và…

Các Loại Thuốc Làm Giảm Axit Dạ Dày Tốt Nhất Hiện Nay

Thuốc giảm axit dạ dày bao gồm thuốc kháng axit, thuốc chẹn H2 và thuốc ức chế bơm proton (PPI)...…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua