Đau bụng trên rốn khi mang thai là bị gì, nguy hiểm không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Khi mang thai, đau bụng trên rốn không chỉ gây khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và mức độ nguy hiểm của tình trạng đau bụng trên rốn trong thai kỳ, cung cấp thông tin cần thiết để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Đau bụng trên rốn khi mang thai là hiện tượng mà các mẹ bầu không nên bỏ qua
Đau bụng trên rốn khi mang thai là hiện tượng mà các mẹ bầu không nên bỏ qua

Nguyên nhân đau bụng trên rốn khi mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng đau bụng trên rốn khi mang thai ở mẹ bầu. Có thể kể đến như:

  • Áp lực từ tử cung: Thai nhi phát triển khiến tử cung mở rộng, tạo áp lực lên rốn và vùng bụng, dẫn đến đau ở những tháng đầu và cuối thai kỳ.
  • Da và cơ bắp căng ra: Da và cơ bắp quanh bụng căng hết mức để tạo không gian cho thai nhi, gây cảm giác khó chịu và đau bụng trên rốn.
  • Thoát vị rốn: Tăng áp lực ổ bụng trong thai kỳ có thể gây thoát vị rốn, thường tự khỏi sau sinh hoặc cần tiểu phẫu.
  • Bệnh lý tiêu hóa: Đau bụng trên rốn có thể liên quan đến các vấn đề tiêu hóa như đau dạ dày, thủng dạ dày, dư thừa acid, viêm đại tràng, viêm tụy.

Đọc thêm: Đau bụng táo bón – Cách giảm đau, đi cầu nhanh

Đau bụng trên rốn khi mang thai có nguy hiểm không?

Tình trạng có thai bị đau bụng trên rốn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về tiêu hóa. Những bệnh này cần được kịp thời điều trị để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Cụ thể:

Dư thừa acid trong dạ dày

Là tình trạng dư thừa dịch acid do thường xuyên sử dụng các thực phẩm, hoa quả có vị chua và chế độ ăn không phù hợp. Nếu không kịp thời điều chỉnh, sẽ dẫn đến tình trạng kích ruột, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và dễ gây ra các bệnh lý dạ dày.

Biểu hiện:

  • Đau thượng vị ợ hơi, ợ chua, bụng thường xuyên khó chịu, ăn không tiêu.
  • Nóng rát vùng ngực, cổ họng, người khó chịu, có thể buồn nôn hoặc nôn do trào dịch acid.

Bệnh lý về dạ dày

Các bệnh lý dạ dày liên quan đến tình trạng đau bụng trên rốn thường gặp là viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, đau dạ dày… Trong đó, trào ngược dạ dày là căn bệnh thường gặp, do hoạt động co bóp, tiêu hóa thức ăn của dạ dày bị ảnh hưởng vì sự phát triển của bào thai. Điều này khiến thành dạ dày bị áp lực, dễ gây ra trào ngược acid.

Biểu hiện:

  • Nóng rát, khó chịu vùng ngực và thượng vị.
  • Buồn nôn và nôn, bụng khó chịu, đặc biệt là sau khi ăn kèm theo chứng ợ hơi, ợ nóng.
  • Ho hoặc thở khò khè, khàn giọng, viêm họng, có cảm giác khó nuốt thức ăn.

Bệnh về tuyến tụy

Hiện tượng đau quặn bụng trên rốn khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể mẹ đang mắc một số bệnh lý về tụy có thể kể đến như viêm tụy cấp tính, ung thư đầu tụy. 

Biểu hiện: 

  • Đau bụng trên rốn dưới ức khi mang thai, thường là đau nhói từng cơn hoặc đau âm ỉ.
  • Đau có thể kèm theo chảy máu âm đạo.

Viêm đại tràng

Mặc dù bệnh đại tràng không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi nhưng vẫn gây ra các tác động xấu như tăng nguy cơ sinh non, giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng của thai nhi… 

Biểu hiệu bệnh:

  • Đau bụng, chướng bụng đầy hơi, đi ngoài nhiều lần.
  • Rối loạn đại tiện, lúc táo bón, lúc tiêu chảy, người mệt mỏi, sút cân, dễ cáu gắt.
  • Khó tiêu, ợ hơi, đau bụng đột ngột dọc theo khung đại tràng, có thể diễn ra cục bộ hoặc đau toàn vùng bụng. 
  • Sốt cao hơn 38,5 độ C, có thể kèm theo buồn nôn và nôn mửa.

Tham khảo thêm: Đau bụng đi cầu ra máu – Lý do bạn cần đi khám ngay

Nhiễm trùng đường ruột

Là bệnh xuất hiện ở người cơ địa yếu, sức đề kháng kém do vi sinh vật xâm nhập gây bệnh. Nhiễm trùng đường ruột không chỉ khiến tử cung bị co thắt mà còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. 

Biểu hiện bệnh:

  • Đau bụng kèm theo tiêu chảy, sốt, buồn nôn và nôn.
  • Sau khi bệnh toàn phát, bệnh nhân thường bị tiêu chảy dữ dội, phân có mùi hôi tanh, không lẫn máu.
  • Người mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống, thân nhiệt hạ thấp.

Tiền sản giật

Tiền sản giật là hội chứng bệnh lý thai nghén toàn thân xảy ra trước khi lên cơn sản giật. Thường xuất hiện khi đa thai đa ối, mẹ dưới 18 hoặc trên 35 tuổi, mang thai vào mùa lạnh ấm, thai phụ béo phì, tăng huyết áp mạng tính…

Đau bụng, nôn buồn nôn, hạ huyết áp ở tháng thứ 5 là những dấu hiệu của bệnh tiền sản giật
Đau bụng, nôn buồn nôn, hạ huyết áp ở tháng thứ 5 là những dấu hiệu của bệnh tiền sản giật

Biểu hiện:

  • Đau bụng trên rốn khi mang thai tháng thứ 5 tức thai kỳ tuần thứ 20.
  • Các triệu chứng chính của bệnh là tăng huyết áp, thay đổi mức độ protein niệu, phù nề ở chân hoặc toàn thân. 
  • Ngoài ra còn có một số triệu chứng đi kèm như thiếu máu, đau thượng vị, buồn nôn và nôn, đau vùng chẩm, người lờ đờ, hoa mắt, chóng mặt, sợ ánh sáng…

Thủng dạ dày

Thủng dạ dày là bệnh lý xuất hiện ở bệnh nhân bị viêm loét dạ dày nặng hoặc đã từng bị đâm thủng dạ dày trước đó. Đây là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng cho cả mẹ và bé.

Biểu hiện:

  • Đau bụng, đau vùng thượng vị và có thể lan sang bụng bên trái, bên phải như có vật sắc nhọn đâm vào người. 
  • Đau nhiều hơn khi nằm và đứng, cảm giác dễ chịu hơn khi gặp người.
  • Người choáng váng, tay chân run rẩy, lạnh, da tái xanh đột ngột, mạch đập nhanh, toát mồ hôi hột.  

Xem thêm: Bị đau bụng đi ngoài nên ăn gì và tránh ăn gì nhanh khỏi?

Xử lý thế nào khi bị đau bụng trên rốn khi mang thai?

Khi gặp phải tình trạng đau rốn khi mang thai, mẹ có thể xử lý bằng cách:

Áp dụng các biện pháp giảm đau

Nếu xuất hiện tình trạng đau bụng âm ỉ trên rốn khi mang thai, đau nhẹ từng cơn, mẹ có thể cải thiện bằng cách:

  • Mặc quần áo rộng rãi, mềm mại từ vải bông để tránh cọ xát bụng.
  • Chia nhỏ bữa ăn, tránh đầy bụng.
  • Tắm nước ấm hoặc dùng túi nước ấm chườm nhẹ vùng bụng trên.
  • Nghỉ ngơi, thư giãn, tránh làm việc nặng và căng thẳng.
  • Uống nhiều nước và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp.

Thăm khám bác sĩ

Nếu bạn bị đau bụng trên rốn từng cơn khi mang thai, cơn đau thường xuyên xuất hiện kèm theo nhiều biểu hiện bất thường thì nên nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám. Bởi tình trạng này có thể liên quan đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. 

đau bụng trên rốn khi mang thai
Thăm khám bác sĩ là cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi

Do đó, nếu không được kịp thời điều trị sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, nếu thấy vùng bụng bị viêm đỏ, đau dữ dội hoặc có vết nứt da bụng phải nhanh chóng thăm khám bác sĩ.

Những lưu ý khi mẹ bầu bị đau bụng trên rốn

Dù đau bụng trên rốn hay bất kỳ vị trí nào khi mang thai, mẹ cũng cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý, chú trọng thức ăn lỏng dễ tiêu và hạn chế thực phẩm cay nóng nhiều gia vị.
  • Kiêng quan hệ vợ chồng ở thời kỳ đầu thai kỳ vì dễ gây đau rốn và ảnh hưởng đến thai nhi. 
  • Uống đủ nước, ăn nhiều chất xơ và không dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Cần bổ sung đủ dưỡng chất, chăm sóc thật tốt cho cơ thể tránh tình trạng thai nhi phát triển không khỏe mạnh, suy dinh dưỡng, còi xương do hệ tiêu hóa của mẹ rối loạn. 

Có thể thấy, đau bụng trên rốn khi mang thai là một triệu chứng thường gặp. Nếu xuất hiện đơn lẻ trong thời gian ngắn thì không sao. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kèm theo nhiều triệu chứng khác và kéo dài thì mẹ bầu nên tìm đến sự giúp đỡ của các bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Nội soi thực quản là gì, có đau không, ở đâu tốt?
Nội soi thực quản là quy trình sử dụng ống nội soi có gắn camera và đèn chiếu để tiến hành quan sát từ cổ họng xuống thực quản, dạ…
Sơ can Bình vị tán chữa trào ngược dạ dày được đánh giá cao (mọi góc nhìn)

Bệnh lý trào ngược dạ dày gây nên triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị vô cùng…

Sơ can Bình vị tán Cô Nguyễn Bích Liên – Bệnh nhân khỏi bệnh trào ngược dạ dày nhờ Sơ can Bình vị tán

Sơ can Bình vị tán được biết đến là “Khắc tinh” bệnh dạ dày, giúp nhiều người điều trị khỏi…

Bệnh trào ngược dạ dày cần phải được khám chữa dứt điểm càng sớm càng tốt, để tránh những biến chứng nguy hiểm. Địa chỉ khám – chữa trào ngược dạ dày ở đâu tốt nhất?

Trào ngược dạ dày là căn bệnh về tiêu hóa gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của…

Thuốc Hadugast có tác dụng gì? Cách sử dụng và giá bán

Thuốc Hadugast được bào chế ở dạng bột và chứa các thành phần có nguồn gốc từ thiên nhiên. Loại…

Siêu Âm Dạ Dày Giúp Phát Hiện Bệnh Gì, Có Chính Xác Không?

Siêu âm dạ dày là kỹ thuật chẩn đoán y học tiên tiến, giúp phát hiện các bệnh lý dạ…

Bình luận (3)

  1. Lại hillary
    Lại hillary says: Trả lời

    Bác sĩ cho e hỏi e bị đau vùng bụng trên rốn, giống như đau dạ dày mà e đang mang thai 15 tuần vậy e có sd thuốc đc ko ạ

  2. Ngoc hà
    Ngoc hà says: Trả lời

    Cho e hỏi e đang có thai 4 tuần 5 ngày mà e dau bụng râm râm vùng rốn có sao k

  3. Quyên
    Quyên says: Trả lời

    Bác sĩ cho em hỏi em bị căng tức và cảm giác bụng trên to hơn . Khoản 1 tuần ạ . Kh biết nguyên nhân do đâu và làm sao để khắc phục ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua