Người bị đau dạ dày có nên uống sữa? Lời khuyên từ bác sĩ

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Sữa với hàm lượng dinh dưỡng cao, thường được khuyên dùng để cung cấp năng lượng và các chất cần thiết cho cơ thể. Đối với người mắc bệnh đau dạ dày, câu hỏi về việc “có nên uống sữa không” rất được quan tâm. Qua nghiên cứu và hiểu biết, có thể khẳng định rằng người đau dạ dày có thể uống sữa được, nhưng nên chọn loại sữa phù hợp và lưu ý đến liều lượng để tránh gây kích ứng. 

đau dạ dày có nên uống sữa
Người bị đau dạ dày có nên uống sữa?

Người bị đau dạ dày có nên uống sữa?

Sữa hay còn được gọi với biệt danh mỹ miều là huyết dịch màu trắng. Đây là một trong những sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp bồi bổ và nuôi dưỡng cơ thể khỏe mạnh. Theo một số tài liệu ghi chép, sữa không những giúp cung cấp lượng lớn canxi, potein mà chúng còn giúp bổ sung lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Từ đó tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.

Ngoài ra, sữa còn tạo môi trường trung tính, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Vì vậy, người bị đau hoặc viêm loét dạ dày có thể dùng sữa để bồi bổ và giảm triệu chứng, nhưng cần lưu ý chọn loại phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

Tham khảo: Đau dạ dày là đau bên nào? Vị trí đau giúp chẩn đoán đúng bệnh

Người đau dạ dày nên dùng sữa nào?

Trong sữa chứa nhiều men vi sinh và chất dinh dưỡng rất tốt đối với sức khỏe hệ thống tiêu hóa. Tuy nhiên, không phải loại sữa nào cũng mang lại tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Vì vậy, để rút ngắn thời gian điều trị bệnh, đồng thời kiểm soát tình trạng kích ứng dạ dày gây đau bụng, bệnh nhân nên lựa chọn loại sữa uống phù hợp.

Dưới đây là một số loại sữa bệnh nhân đau dạ dày có thể sử dụng như:

Sữa tươi

Sữa tươi được xem là một trong những thức uống dinh dưỡng tốt cho người bị đau dạ dày. Bởi chúng chứa lượng lớn chất đạm cộng với hàm lượng khoáng chất và vitamin dồi dào, dễ hấp thu.

Bên cạnh công dụng bồi bổ cơ thể trong những lúc có bệnh, sữa tươi còn có tác dụng giúp trung hòa acid dịch vị trong dạ dày. Từ đó giúp làm giảm đau và cải thiện triệu chứng khó chịu ở bụng, thượng vị. Do đó, bệnh nhân có thể sử dụng chúng.

Sữa chua

Sữa chua là chế phẩm của sữa có chứa lượng lớn acid lactic có tác dụng làm tăng khả năng tiêu hóa thức ăn. Đồng thời, các hoạt chất chứa trong thực phẩm này còn giúp cải thiện tình trạng đầy hơi, khó tiêu do đau dạ dày gây nên. 

Đau dạ dày có nên uống sữa chua?
Người bị đau dạ dày có thể dùng sữa chua để bổi bổ cơ thể và cải thiện bệnh nhưng cần sử dụng đúng cách

Chưa kể đến, trong sữa chua còn chứa lượng lớn hệ vi sinh vật có lợi cho hệ đường ruột. Những lợi khuẩn này giúp làm sạch đường ruột và tấn công vi khuẩn gây hại. Điều đặc biệt, chúng còn giúp kìm hãm sự phát triển của chủng khuẩn Hp, ngăn ngừa viêm loét dạ dày.

Sữa bột

Ngoài sữa tươi và sữa chua, bệnh nhân cũng có thể sử dụng sữa bột. Nhưng trong quá trình sử dụng, người bệnh nên chú ý đến cách pha sữa và lượng nước cần pha. Bệnh nhân nên pha sữa với nước ấm ở nhiệt độ khoảng 30 – 35. Nước pha không được quá nóng hoặc quá lạnh. Lượng nước pha khoảng 100 – 125 ml.

Xem ngay: Thực đơn giảm cân cho người đau dạ dày không lo bệnh tái phát

Người đau dạ dày có nên uống sữa đậu nành?

Sữa đậu nành, thức uống dinh dưỡng phong phú với protein, canxi, và vitamin, được biết đến với lợi ích như phòng loãng xương, ngừa ung thư và hỗ trợ làn da mịn màng, cũng như điều hòa cholesterol.

Mặc dù có nhiều ưu điểm, người mắc bệnh đau dạ dày cần thận trọng khi sử dụng do sữa đậu nành có thể kích thích tiết acid dịch vị, gây khó tiêu và đầy hơi. Thêm vào đó, theo quan điểm âm dương ngũ hành, đậu nành có tính lạnh, không khuyến khích cho những ai có hệ tiêu hóa yếu.

Lưu ý khi người đau dạ dày dùng sữa tươi, sữa bột và sữa chua

Người bị đau dạ dày có thể tận dụng lợi ích của sữa tươi và sữa chua để hỗ trợ điều trị, nhưng cần lưu ý không nên vượt quá 500 ml mỗi ngày. Khi sử dụng sữa tươi và sữa bột, hãy uống sau bữa ăn kết hợp với thực phẩm giàu tinh bột để giảm acid và tăng khả năng hấp thụ. Sữa chua nên được tiêu thụ sau bữa ăn 1-2 tiếng, tránh ăn khi đói để giảm kích thích niêm mạc dạ dày.

Đau dạ dày có nên uống sữa
Người bị đau dạ dày không nên uống sữa khi bụng đói

Để hạn chế rối loạn tiêu hóa, sữa tươi nên được ủ ấm gián tiếp, tránh nấu trực tiếp, giữ gìn protein và canxi. Sữa chua, với lượng acid nhất định, không nên hâm nóng và cần để ra ngoài tủ lạnh cho hết lạnh trước khi ăn để bảo toàn chất dinh dưỡng và lợi khuẩn.

Cuối cùng, hãy chú ý đến sự tương thích giữa sữa và các thực phẩm khác, tránh kết hợp với đồ đóng hộp, đông lạnh hoặc chế biến sẵn để ngăn chặn các vấn đề tiêu hóa. Điều trị đau dạ dày đòi hỏi một chế độ ăn uống cẩn thận và kế hoạch điều trị toàn diện.

Tóm lại, người mắc bệnh đau dạ dày có thể tích hợp sữa tươi và sữa chua vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình, nhưng cần sự cân nhắc và điều chỉnh kỹ lưỡng. Lắng nghe cơ thể và tư vấn từ các chuyên gia y tế sẽ giúp bạn đưa ra những lựa chọn ăn uống lành mạnh, hỗ trợ quá trình điều trị và duy trì một cuộc sống khỏe mạnh.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Viêm loét hang vị dạ dày Bài thuốc đặc trị viêm hang vị dạ dày được chuyên gia khuyên dùng

Viêm loét hang vị dạ dày là một trong những bệnh phổ biến nhất bởi hang vị là nơi chứa…

Các loại thuốc trị hp dạ dày giúp tiêu diệt tận gốc

Các thuốc trị vi khuẩn Hp dạ dày hiện nay chủ yếu là thuốc kháng sinh và một số nhóm…

Thuốc Đau Dạ Dày Esomeprazole Và Những Lưu Lý Khi Dùng

Thuốc đau dạ dày Esomeprazole hoạt động bằng cách ức chế sản sinh acid dịch vị nhằm làm giảm triệu…

Các triệu chứng đau bao tử nặng cần nhận biết sớm để chữa trị

Đau dạ dày là một triệu chứng phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Hầu hết các cơn…

Nấm dạ dày Nấm Dạ Dày Là Gì? Có Nguy Hiểm? Chẩn Đoán, Điều Trị

Nấm dạ dày, một tình trạng y khoa do nhiễm nấm Candida gây ra. Bệnh không chỉ gây tổn thương…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua