Đau dạ dày là đau bên nào? Vị trí đau giúp chẩn đoán đúng bệnh

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Đau dạ dày là vấn đề rất phổ biến mà nhiều người đang gặp phải. Tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng xác định được đau dạ dày là đau bên nào. Việc dựa vào vị trí đau để xác định bệnh là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán cũng như hỗ trợ điều trị.

đau dạ dày bên nào
Đau dạ dày là đau ở bên nào? Bụng trái hay bụng phải

Đau dạ dày là đau ở bên nào?

Đau dạ dày thường xuất hiện ở bên trái khoang bụng trên, dưới cơ hoành và bên cạnh lá lách. Cơn đau âm ỉ này có thể xảy ra khi bụng đói hoặc quá no và cũng có thể do căng thẳng hay làm việc quá sức. Địa điểm đau chính xác có thể khác biệt tùy vào từng người và mức độ tổn thương của dạ dày.

Nếu bạn cảm thấy đau ở vùng thượng vị hoặc giữa bụng, đặc biệt là phía bên trái, đó có thể là dấu hiệu của đau dạ dày. Tuy nhiên, do cơn đau có thể lan rộng, việc đánh giá chính xác vị trí và nguyên nhân cần thông qua chẩn đoán y khoa.

Một số vị trí đau ở vùng bụng và các bệnh lý liên quan

Ổ bụng là khu vực chứa rất nhiều cơ quan nội tạng. Chính vì thế mà khi bất cứ cơ quan nào gặp tổn thương thì những cơn đau cũng có thể sẽ xuất hiện.

Điều quan trọng là bạn cần nắm bắt được vị trí đau nhức liên quan đến những bệnh lý nào để có thể xác định bệnh. Từ đó có cách xử lý đúng đắn và kịp thời, tránh phát sinh những vấn đề nghiêm trọng

1. Đau vùng thượng vị

Thượng vị là khu vực nằm ngay dưới xương ức chiếu xuống rốn. Đây cũng là một vị trí rất dễ bị đau do nhiều nguyên nhân. Tình trạng đau thượng vị thường liên quan đến vấn đề tiết acid dịch vị của dạ dày.

Những cơn đau đôi khi chỉ xuất hiện âm ỉ và thoáng qua nhưng nhiều trường hợp cũng có thể đến đột ngột với cường độ mạnh. Khi bị đau ở vị trí này thì bạn đang có nguy cơ cao sống chung với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

vị trí đau dạ dày
Đau ở vùng thượng vị có thể do dạ dày đang gặp tổn thương

Tuy nhiên trường hợp tình trạng đau nhức lan tỏa ra cả vùng ngực hay lưng với các triệu chứng đặc trưng khác thì bạn nên nghĩ tới các bệnh lý khác. Điển hình như bệnh sỏi mật, viêm tụy…

2. Đau vị trí giữa bụng

Phần giữa bụng là khu vực tập trung rất nhiều cơ quan tiêu hóa. Chính vì thế nếu cơn đau xuất hiện ở vị trí này thì việc chẩn đoán bệnh sẽ phức tạp hơn. Bệnh viêm dạ dày cũng có thể sẽ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Ví dụ như bệnh viêm ruột thừa, viêm đường ruột, viêm hang vị…

Thông thường, cơn đau kích hoạt ở giữa bụng có thể liên quan đến các vấn đề sau:

  • Viêm ruột thừa: Đặc trưng bởi cơn đau xuất hiện giữa bụng sau đó từ từ lan xuống ở vùng giữa rốn bên phải. Có thể đi kèm với các triệu chứng như sốt nhẹ, buồn nôn. Khi dùng tay ấn vào thì mức độ đau sẽ nặng nề và quặn thắt thêm.
  • Ngộ độc thực phẩm: Cơn đau quặn bụng thường sẽ đi kèm với cảm giác buồn nôn và sau đó là nôn rất nhiều. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ kéo dài trong 1 – 2 ngày.
  • Viêm dạ dày tá tràng cấp hay viêm hang vị: Cơn đau thường đến đột ngột và nhiều lần. Kèm theo đó là các triệu chứng khác như đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, buồn nôn.

3. Đau xung quanh rốn

Đau ở vị trí xung quanh rốn cũng có thể đặc trưng cho những cơn đau dạ dày lan tỏa. Người bệnh có thể gặp phải những cơn đau quặn thắt hoặc âm ỉ kèm theo cảm giác nóng rát ở vị trí quanh rốn.

đau xung quanh rốn
Cơn đau xuất hiện ở vị trí quanh rốn thường liên quan đến vấn đề về ruột nhiều hơn là dạ dày

Đau xung quanh rốn có thể liên quan đến:

  • Cơn đau dạ dày lan tỏa: Cảm giác nóng rát quanh rốn, cẩn thận với các biến chứng như sa dạ dày, hẹp môn vị.
  • Hội chứng ruột kích thích: Đau nhẹ quanh rốn, thường xuất hiện sau ăn, kèm muốn đi ngoài.
  • Nhiễm giun: Đau quanh rốn, kèm chán ăn, ngứa hậu môn, sút cân.
  • Tắc ruột: Đau quặn từng cơn do ruột non không tiêu hóa kịp thức ăn từ dạ dày.

Tham khảo: Viêm Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không? Có Dẫn Tới Ung Thư?

4. Đau ở vùng bụng trái

Vùng bụng bên trái được xác định là ở vị trí từ trên rốn bên trái xuống đến xương chậu. Cơn đau dạ dày thường ảnh hưởng trực tiếp đến vùng bụng bên trái phía trên. Lúc này có thể bạn đang mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Ngoài ra, đau vùng bụng trái còn liên quan đến các bệnh sau:

  • Đau tụy tạng: cơn đau sẽ xuất hiện ở vùng bụng trái và thấu ra tận phía sau lưng. Tình trạng đau nhức thường quặn thắt trong thời gian dài, có khi âm ỉ cả ngày. Buồn nôn, chán ăn cũng là những biểu hiện sẽ dễ bắt gặp.
  • Đau thận trái: Khi thận trái bị tổn thương thì người bệnh sẽ bị đau nhức ở phía sau lưng, lan dần ra vùng hông rồi ảnh hưởng đến cả vùng bụng bên trái. Cơn đau sẽ trở nên dữ dội và ê ẩm hơn khi bạn vận động nhiều hay khuân vác đồ đạc.
  • Đau ruột: Ruột bị tắc ở một đoạn phía bên trái có thể kích hoạt những cơn đau ở vùng bụng trái. Người bệnh có thể thấy buồn nôn, bí hay khó đại tiện khi gặp tình trạng này.

5. Đau ở vùng bụng phải

Tùy thuộc vào vị trí đau cụ thể mà bạn có thể gặp phải những bệnh lý sau đây:

  • Viêm ruột thừa: Nếu cơn đau xuất hiện ở bụng phải rồi lan dần xuống hố chậu thì có thể bạn đang mắc chứng viêm ruột thừa. Tình trạng đau nhức thường sẽ kéo dài từ 10 – 12 giờ, từ âm ỉ đến dữ dội. Đau bụng phải sẽ đi kèm với các triệu chứng khác như buồn nôn hay tiêu chảy hoặc có đôi khi là táo bón.
  • Viêm tụy hoặc viêm túi mật: Đặc trưng bởi tình trạng đau bụng phải lan rộng ra phía giữa bụng và ảnh hưởng đến cả vùng lưng.
  • Đau thận phải: Cũng giống như thận trái, khi thận phải gặp tổn thương thì những cơn đau ở vùng bụng phải sẽ được kích hoạt. Tuy nhiên, cơn đau sẽ khởi phát ở vùng lưng và lan dần ra phía hông rồi mới đến bụng.
  • Vấn đề về gan: Cơn đau sẽ xuất hiện ở vùng bụng phải, ngay cạnh mạn sườn. Thường đi kèm với các triệu chứng như đầy bụng, ăn không ngon…
đau dạ dày là đau ở bên nào
Tình trạng đau bụng phải có thể là dấu hiệu cảnh báo thận phải đang bị tổn thương

6. Đau dưới rốn

Đau dưới rốn có thể liên quan đến các bệnh lý sau:

  • Rối loạn tiêu hóa: Đau dưới rốn kèm đầy hơi, chướng bụng, rối loạn đại tiện.
  • Bệnh đại tràng: Đau tăng khi ăn no hoặc ăn thực phẩm tái, cay.
  • Đau bụng kinh: Đau kỳ kinh kèm căng tức ngực, buồn nôn, hoa mắt chóng mặt.
  • Bệnh vùng chậu: Đau do viêm vùng chậu, kèm đau khi quan hệ và dịch âm đạo bất thường.
  • Sỏi tiết niệu: Đau bụng dưới lan ra thắt lưng, hạ vị, bẹn, kèm tiểu buốt, tiểu rắt.

Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ đau dạ dày là đau ở bên nào. Đồng thời những thông tin về vị trí đau bụng và các bệnh liên quan cũng đã được đề cập chi tiết. Tốt nhất, dù bị đau bụng ở bất cứ vị trí nào bạn cũng nên thăm khám để bác sĩ chẩn đoán bệnh và có cách can thiệp kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Bé 3 tuổi bị trào ngược dạ dày nguy hiểm không? Mẹ nên làm gì?

Bé 3 tuổi bị trào ngược dạ dày kéo dài có nguy cơ suy dinh dưỡng, ốm yếu, khàn giọng…

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp và thông tin cần biết

Hầu hết bệnh nhân thường không có triệu chứng triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp cụ thể, tuy nhiên nhận…

Phương pháp nội soi dạ dày gây mê và thông tin cần biết

Nội soi dạ dày gây mê phù hợp với những trường hợp chịu đau kém, dễ buồn nôn và nôn…

Đau thượng vị dạ dày khi đói là bị gì? Làm sao hết?

Đau thượng vị dạ dày khi đói là triệu chứng thường gặp khi bạn để bụng quá đói khiến niêm…

Giải pháp đẩy lùi trào ngược dạ dày do thói quen xấu ngày Tết

Tết là một dịp đặc biệt trong năm khi tất cả mọi người có thời gian nghỉ ngơi sau 1…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua